Những hạn chế, bất cập trong quản lý và sử dụng vốn ODA nhằm

Một phần của tài liệu Quản lý và sử dụng vốn ODA nhằm phát triển kết cấu hạ tầng tỉnh Thái Nguyên (Trang 74 - 75)

5. Bố cục của luận văn

3.4.2.Những hạn chế, bất cập trong quản lý và sử dụng vốn ODA nhằm

triển kết cấu hạ tầng ở tỉnh Thái Nguyên

Bên cạnh những kết quả đạt được, việc thu hút và quản lý dự án đầu tư cơ sở hạ tầng sử dụng nguồn vốn ODA còn tồn tại một số điểm hạn chế sau:

- Hạn chế bất cập trong lãnh đạo, điều hành dự án ODA:

Công tác chỉ đạo, quản lý còn chưa tập trung, sát sao. Công tác kiểm tra, giám sát chưa thường xuyên. Việc phối hợp với các đơn vị liên quan còn bị động, chưa đạt hiệu quả mong muốn.

Công tác theo dõi, đánh giá tình hình triển khai các dự án ODA ở cấp quản lý chưa đầy đủ, nhất là công tác đánh giá hiệu quả của công trình sau đầu tư, rút ra những bài học kinh nghiệm cho những dự án ODA tiếp theo.

Công tác phối hợp giữa các phòng chuyên môn của BQLDA còn yếu, lúng túng, chưa thực thể hiện là cơ quan hướng dẫn để hoàn thành công việc theo tiến độ chung.

Một số gói thầu được chia nhỏ cho các đơn vị trực thuộc dẫn đến việc tổ chức thực hiện gặp nhiều khó khăn về kỹ thuật và tài chính, dẫn đến đầu tư không hiệu quả...

- Hạn chế bất cập trong công tác quy hoạch phát triển KCHT để thu hút vốn ODA. - Hạn chế trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư: Công tác giải phóng mặt bằng chưa được quan tâm trong quá trình thiết kế dự án nên khi triển khai thực hiện gặp nhiều khó khăn, gây tình trạng chậm tiến độ ở một số dự án như dự án nhà máy nước vốn ODA từ Pháp.

- Hạn chế trong các quy định ràng buộc trách nhiệm quản lý dự án ODA giữa tỉnh Thái Nguyên và đối tác. Quy trình, thủ tục giữa tỉnh và các nhà tài trợ còn thiếu hài hòa, chẳng hạn như các thủ tục phê duyệt đấu thầu, mua sắm tài sản của dự án còn phải qua nhiều khâu, nhiều cấp phê duyệt, gây chậm trễ ảnh hưởng tới tiến độ chung của cả dự án

- Hạn chế bất cập trong triển khai thực hiện dự án ODA: Quy trình, thủ tục trong quá trình chuẩn bị, lập kế hoạch triển khai một dự án ODA còn chưa nhanh gọn, nhiều khâu, nhiều bước, đòi hỏi có sự thẩm định của các sở ngành.

-Hạn chế, bất cập trong thanh tra, kiểm tra các dự án ODA như một hệ quả của việc trình độ và năng lực cán bộ tham gia dự án còn nhiều yếu kém nên việc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

theo dõi và giám sát chưa được sát sao, ở một số lượng không nhỏ các dự án của tỉnh. Việc UBND huyện lập các báo cáo định kỳ cũng thường xuyên chậm trễ, báo cáo còn sơ sài, chưa phản ánh đầy đủ những khó khăn vướng mắc của dự án để UBND tỉnh giải quyết.

Công tác theo dõi, đánh giá tình hình đầu tư ODA mới chỉ thực hiện một cách hình thức cho đủ thủ tục mà chưa thật sự làm đúng quy định để phát huy đầy đủ vai trò của công tác theo dõi đánh giá.

- Hạn chế, bất cập trong rà soát, phân loại các dự án ODA

- Công tác theo dõi, đánh giá tình hình đầu tư ODA còn hạn chế: Công tác theo dõi, đánh giá tình quá trình thực hiện còn nhiều hạn chế. Đặc biệt là công tác theo dõi, thống kê, kiểm tra và đánh giá hiệu quả của công trình sau đầu tư còn bỏ ngỏ. Kết quả đánh giá thường được đánh giá bằng công trình mà chưa xem xét đến hiệu quả sau đầu tư khi công trình được đưa vào vận hành khai thác.

- Việc tái cơ cấu vốn đầu tư của các dự án có vốn đầu tư ODA còn chưa được quan tâm.

- Việc quản lý dự án còn chưa minh bạch, không đáp ứng được các yêu cầu mà nhà tài trợ đưa ra. Việc sử dụng vốn còn xảy ra hiện tượng lãng phí, lợi dụng quyền hạn và chức vụ để tham nhũng, sử dụng vốn sai mục đích.

Một phần của tài liệu Quản lý và sử dụng vốn ODA nhằm phát triển kết cấu hạ tầng tỉnh Thái Nguyên (Trang 74 - 75)