5. Bố cục của luận văn
3.2.1. Thực trạng quản lý phát triển kết cấu hạ tầng ở tỉnh Thái Nguyên
Với các kết quả đạt được về chỉ tiêu kinh tế - xã hội đều đạt và vượt kế hoạch đề ra, song kết quả đạt được vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của tỉnh. Một trong những nguyên nhân chủ yếu được chỉ ra là do kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của tỉnh, đặc biệt là hạ tầng giao thông, hạ tầng các khu cụm công nghiệp còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu cho phát triển kinh tế và thu hút đầu tư. Nhận thấy vai trò của sự phát triển KCHT vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của tỉnh, lãnh đạo tỉnh đã đặc biệt quan tâm và chú trọng tới việc quản lý phát triển KCHT của tỉnh. Trong những năm qua, quản lý phát triển KCHT của tỉnh Thái Nguyên đã có nhiều kết quả, song cũng còn nhiều hạn chế, bất cập, thể hiện qua các loại hình KCHT.
3.2.1.1. Kết cấu hạ tầng giao thông
Thái Nguyên có hệ thống đường giao thông đa dạng, gồm cả đường bộ, đường thuỷ và đường sắt, phân bố tương đối hợp lý, đáp ứng về cơ bản yêu cầu giao thông vận tải phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và dân sinh.
- Đường bộ: Tính đến cuối năm 2012, hệ thống giao thông đường bộ của tỉnh có tổng chiều dài 4.727,3 km (không kể hệ thống đường thôn, xóm, nội đồng). Bao gồm: 3 tuyến quốc lộ với tổng chiều dài 178 km; 14 tuyến đường tỉnh có tổng chiều
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
dài 300 km; 142 km đường đô thị; 825,6 km đường huyện và 3.281 km đường xã. Tỷ lệ nhựa hóa, bê tông hóa toàn tỉnh đạt khoảng 47%. Đầu tư còn hạn chế, nhất là hệ thống đường giao thông nông thôn (đến nay, tỷ lệ đường nông thôn có mặt đường rộng trên 3,5 mét mới đạt khoảng 5,6%).
- Đường sắt: Hệ thống đường sắt trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có 03 tuyến với tổng chiều dài trên địa bàn tỉnh là 98,55 km. Các tuyến đường sắt trên địa bàn Thái Nguyên, chủ yếu dùng để vận chuyển hàng hóa, việc vận chuyển hành khách chỉ được sử dụng trên tuyến Thái Nguyên - Hà Nội.
- Đường thủy: Trên địa bàn Thái Nguyên có 2 sông chính chảy qua, gồm: sông Cầu và sông Công với chiều dài 70 km có thể khai thác cho vận tải thủy. Hiện trên tuyến có 46 km đang hoạt động, gồm: đoạn 35 km trên sông Cầu và đoạn 2 km cuối tuyến sông Công (giáp cầu Đa Phúc giao với sông Cầu) và đoạn sông Công chảy qua hồ Núi Cốc.
3.2.1.2. Hệ thống điện
Nguồn điện cung cấp cho Thái Nguyên chủ yếu là từ mạng lưới điện quốc gia. Sản xuất điện trên địa bàn năm 2012 là 667,6 triệu KWh, trong khi điện thương phẩm tiêu thụ là 1.496,4 triệu KWh.
Hệ thống cấp điện được xây dựng tương đối đồng bộ và kết nối chung với mạng lưới điện quốc gia, gồm:
- Hệ thống trạm biến áp trung gian: Có 6 trạm/9 máy biến áp 35/10 KV, với tổng công suất 25,8 MVA và 11 trạm/19 máy biến áp 35/6 kV, với tổng công suất 87,8 MVA;
- Trạm biến áp phân phối: Có 1.064 trạm/1.087 máy biến áp phân phối với tổng công suất 266 MVA và 01 máy tăng áp 22/35KV, công suất 5.600 KVA;
- Lưới truyền tải: Thái Nguyên được cấp điện từ lưới điện quốc gia, gồm các đường dây 220 KV và đường dây 110KV từ các trạm biến áp 220KV và 110KV từ các trạm biến áp Sóc Sơn và Đông Anh;
- Đường dây 220KV, gồm 2 mạch: Sóc Sơn - Thái Nguyên dài 38,8 km; Bắc Giang - Thái Nguyên dài 62,6 km;
- Đường dây 110KV, gồm 4 mạch: Đông Anh - Thái Nguyên dài 60,6 km; Thái Nguyên - Gò Đầm dài 21,5 km; Thái Nguyên - Thác Bà dài 56 km và Sóc Sơn - Gò Đầm dài 23 km;
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Lưới phân phối: Tổng chiều dài 1.570 km, trong đó: 837 km đường dây 35KV; 125 km đường dây 22KV; 381 km đường dây 10 KV và 210 km đường dây 6KV. Hiện đang triển khai thay thế toàn bộ các tuyến đường dây 10 KV và 6KV bằng đường dây 22 KV;
- Đường dây hạ thế: Tổng chiều dài là 2.744 km, trong đó đường dây hạ áp của khách hàng là 1.313 km;
3.2.1.3. Hệ thống nước sinh hoạt
Tính đến năm 2012, khoảng 82% dân đô thị và 78% dân nông thôn trong tỉnh được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh.
Đến nay, hệ thống cấp nước tập trung được xây dựng và đang vận hành tại thành phố Thái Nguyên, thị xã Sông Công, tất cả các thị trấn trung tâm huyện lỵ và thị trấn Trại Cau (huyện Đồng Hỷ).
Tổng công suất thiết kế của 04 nhà máy sản xuất nước máy hiện đang hoạt động trên địa bàn tỉnh là 47.000 m3/ ngày đêm (trong đó 03 nhà máy nước thuộc Công ty Cấp nước Thái Nguyên có tổng công suất thiết kế là 45.000 m3/ngày đêm (nhà máy nước Túc Duyên công suất 10.000 m3/ngày đêm, nhà máy nước Tích Lương công suất 20.000 m3/ngày đêm và nhà máy nước Sông Công công suất 15.000m3/ngày đêm) và nhà máy nước Chùa Hang có công suất 2.000 m3
.
3.2.1.4. Hệ thống thông tin liên lạc và truyền thông
Mạng lưới bưu chính, viễn thông trên địa bàn tỉnh phát triển nhanh, từng bước được hiện đại hóa. Các huyện đều đã được trang bị tổng đài kỹ thuật số, đảm bảo thông tin liên lạc thuận lợi.
Các bưu điện, bưu cục đã phủ kín toàn tỉnh. Toàn tỉnh có 41 cơ sở bưu điện, gồm 01 Bưu điện trung tâm, 8 Bưu điện huyện và tương đương và 32 Bưu điện khu vực. Có 100% xã trong tỉnh có điểm bưu điện - văn hoá xã. Nhìn chung các điểm bưu điện đều đáp ứng tốt nhu cầu thông tin liên lạc, phát hành báo chí ở địa phương. Mạng lưới viễn thông di động đã và đang được đầu tư đồng bộ hoàn chỉnh, trên địa bàn thành phố đã được phủ sóng và khai thác dịch vụ thông tin di động bởi 6 mạng di động: Vinaphone, Mobifone, Viettel, Gmobile, Vietnamobile và Sfone.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 3.2.1.5. Kết cấu hạ tầng giáo dục, đào tạo
Là một trong những trung tâm giáo dục hàng đầu của miền Bắc với hệ thống các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp, đào tạo nghề,... nhiều đứng thứ hai sau Hà Nội.
- Đại học - Cao đẳng: Với vị trí là trung tâm đào tạo trình độ cao của vùng TD&MNPB, mạng lưới trường đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh phát triển khá rộng. Trên địa bàn tỉnh có 9 trường đại học và 12 trường cao đẳng, trong đó Đại học Thái Nguyên là một trong 17 trường đại học trọng điểm của cả nước. Năm 2012, tổng số giáo viên đại học, cao đẳng có 4.252 người, tổng số sinh viên là 116.459 người, chiếm 10,2% dân số của Tỉnh (tỷ lệ 1.013 sinh viên/10.000 dân, cao nhất cả nước, Hà Nội là 1.030, TP HCM là 733).). Số sinh viên tốt nghiệp trong thời kỳ 2006-2012 khoảng 111.654 người, riêng năm 2011 là 24.466 người và năm 2012 là 24.654 người. Trong giai đoạn 2000-2010, Đại học Thái Nguyên đã đào tạo hệ đại học chính quy cho vùng TD&MNPB 21.237 người, trong đó số con em là người Thái Nguyên có khoảng 7.568 người.
- Trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề: Năm 2012, trên địa bàn Tỉnh có 7 trường trung cấp chuyên nghiệp với 224 giáo viên và 15.422 học sinh thuộc các nhóm nghề công nghệ, kỹ thuật, kinh tế, y tế, nông - lâm nghiệp... Số học sinh tốt nghiệp trong thời kỳ 2006-2012 khoảng 46.261 người, riêng năm 2011 là 5.754 người và năm 2012 là 6.261 người.
Tính đến hết năm 2012, toàn Tỉnh có 7 trường trung cấp nghề và 33 trung tâm dạy nghề. Ngoài ra, hoạt động dạy nghề còn được tổ chức trong các trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp. Có 20 trường cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp có tổ chức dạy nghề theo các cấp trình độ khác nhau với quy mô khoảng 4.000- 4.500 học sinh/năm. Tổng số học viên được đào tạo hàng năm khoảng 16.000- 18.000 người theo các trình độ nghề khác nhau, trong đó khoảng 22-24% có thời gian đào tạo từ 12 tháng đến dưới 36 tháng, 76-78% đào tạo dưới 12 tháng.
3.2.1.6. Kết cấu hạ tầng y tế
Mạng lưới y tế rộng khắp từ tỉnh đến xã, phường, được đầu tư cơ bản về cơ sở hạ tầng và trang thiết bị y tế. Tổng số cơ sở y tế năm 2014 là 542 cơ sở, trong đó 22 bệnh viện (gồm 01 Bệnh viện Trung ương), 26 Phòng khám đa khoa khu vực, 181
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
trạm y tế xã/phường. Các bệnh viện của tỉnh Thái Nguyên có thế mạnh về chuyên khoa không chỉ phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân trong tỉnh mà còn thu hút một số lượng bệnh nhân không nhỏ từ các huyện thuộc các tỉnh lân cận về khám, chữa bệnh.
Bảng 3.4: Số lƣợng cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014
Tổng 539 529 541 542
Bệnh viện 21 21 22 22
+ Nhà nước 18 18 19 19
+ Ngoài nhà nước 3 3 3 3
Phòng khám đa khoa khu vực 26 26 26 26
+ Nhà nước 13 13 13 13 + Ngoài nhà nước 13 13 13 13 Trạm y tế, xã phƣờng 181 181 181 181 Cơ sở y tế khác 311 301 312 313 + Nhà nước 7 7 7 7 + Ngoài nhà nước 304 294 305 306
Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Thái Nguyên 2011-2014
Ngoài việc quy hoạch phát triển KCHT đồng bộ với quy hoạch phát triển KCHT của Chính phủ, lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên đã nghiên cứu và đưa ra những định hướng, mục tiêu và quan điểm việc phát triển KCHT tỉnh. Nhằm đồng bộ hóa với KCHT cả nước và phù hợp với sự phát triển của tỉnh cũng như đáp ứng được nhu cầu của tỉnh trong tương lai. Đồng thời việc quy hoạch phát triển KCHT tốt còn thu hút được nhiều các nhà đầu tư trong và ngoài nước.