Cách tiếp cận nghiên cứu

Một phần của tài liệu Quản lý và sử dụng vốn ODA nhằm phát triển kết cấu hạ tầng tỉnh Thái Nguyên (Trang 38)

5. Bố cục của luận văn

2.2. Cách tiếp cận nghiên cứu

Một là, cách tiếp cận hệ thống: Theo đó, trên cơ sở các lý thuyết về quản lý là sử dụng vốn ODA phát triển kết cấu hạ tầng, các yếu tố tác động tới quản lý và sử dụng vốn ODA phát triển kết cấu hạ tầng; tác giả xây dựng khung phân tích và mô hình hệ thống phân tích để thấy được các Yếu tố tác động tới đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng ở tỉnh Thái Nguyên bằng vốn ODA, những nguyên nhân chủ yếu làm cho quản lý và sử dụng vốn ODA nhằm triển kết cấu hạ tầng ở tỉnh Thái Nguyên chưa đạt được mục tiêu. Trên cơ sở đó, làm tiền đề cho phân tích thực tiễn quản lý và sử dụng vốn ODA phát triển kết cấu hạ tầng ở tỉnh Thái Nguyên.

Hai là, cách tiếp cận thực tiễn: Theo đó, từ những vấn đề thực tiễn về quản lý

và sử dụng vốn ODA nhằm phát triển kết cấu hạ tầng ở tỉnh Thái Nguyên và các yếu tố tác động tới vấn đề này ở Thái Nguyên để khái quát thành những kết luận có tính hệ thống. Tiếp theo, từ những vấn đề khái quát tác động của các yếu tố tới quản lý và sử dụng vốn ODA nhằm phát triển kết cấu hạ tầng ở tỉnh Thái

Nguyên nhân chủ quan và khách quan của thực

trạng trong từng điều kiện cụ thể.

Như vậy thực tiễn đó là

từ những vấn đề cụ thể đến khái quát và từ những vấn đề khái quát đến cụ thể. Tiếp cận từ những số liệu thứ cấp và số điều tra sơ cấp từ các đối tượng có liên quan.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp thu thập thông tin, tài liệu

- Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp: Những số liệu thứ cấp được sử dụng

trong nghiên cứu bao gồm các văn kiện, nghị quyết, sách, báo, tạp chí, các công trình đã được xuất bản, các số liệu về tình hình cơ bản của tỉnh Thái Nguyên, số liệu thống kê Thái Nguyên từ năm 2011 đến năm 2014, thu hút; quản lý và sử dụng vốn ODA nhằm phát triển kết cấu hạ tầng ở tỉnh Thái Nguyên và điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của tỉnh Thái Nguyên. Ngoài ra, tác giả còn tham khảo các kết quả nghiên cứu đã công bố của các cơ quan nghiên cứu, các nhà khoa học. Sử dụng những số liệu được thu thập có trích dẫn tài liệu tham khảo theo quy định.

- Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp: Số liệu sơ cấp là những số liệu phục

vụ cho việc tính toán các chỉ tiêu phân tích để thực hiện nội dung nghiên cứu của đề tài. Số liệu sơ cấp được tổ chức điều tra trực tiếp trên cơ sở xác định các mẫu điều tra theo quy định của điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên và phi ngẫu nhiên.

+ Chọn điểm điều tra: Lựa chọn địa điểm điều tra là tỉnh Thái Nguyên, trong đó xác định mỗi địa bàn trong tỉnh với số lượng đối tượng được điều tra hợp lý.

+ Số mẫu điều tra: Lựa chọn khoảng 30 tổ chức, cơ quan Nhà nước và 100 cá nhân trong đó có đầy đủ các thành phần trong xã hội để điều tra.

+ Nội dung của mẫu phiếu điều tra gồm: các tiêu chí và các chỉ tiêu liên quan đến quản lý và sử dụng vốn ODA nhằm phát triển kết cấu hạ tầng ở tỉnh Thái Nguyên, ...

+ Đối tượng điều tra: Số mẫu điều tra được xác định dựa trên số lượng các đối tượng tham gia vào quá trình đầu tư phát triển kết hạ tầng bằng vốn ODA ở tỉnh Thái Nguyên, các cơ quan quản lý, các tổ chức có liên quan (bao gồm các tổ chức và cá nhân).

- Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến chuyên môn của 5 chuyên gia. Trong đó có cán bộ lãnh đạo ngành giao thông, các chuyên gia ngân sách, các cán bộ quản lý, các tổ chức và cá nhân có kinh nghiệm trong việc đánh giá đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng bằng vốn ODA ở tỉnh Thái Nguyên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

2.3.2. Phương pháp xử lý thông tin, số liệu

- Phương pháp xử lý dữ liệu sơ cấp: Tiến hành phân tích thống kê mô tả bằng

kỹ thuật lập bảng, sắp xếp theo thứ tự các dữ liệu đã thu được, sử dụng phần mềm Microsoft Excel để lập biểu đồ… Từ đó, đưa ra ý nghĩa và mục đích của nghiên cứu đã thực hiện, qua đó rút ra kết luận thực trạng cho vấn đề nghiên cứu.

- Phương pháp xử lý dữ liệu thứ cấp: Đối với nguồn dữ liệu bên trong thì tiến

hành tổng hợp các dữ liệu có được bằng phần mềm Microsoft Excel để có thể đưa ra những thông tin chính xác nhất về vấn đề cần nghiên cứu. Đối với nguồn dữ liệu bên ngoài, vì có từ nhiều nguồn khác nhau nên phải so sánh xem các nguồn cung cấp khác nhau đưa ra những lý luận có gì giống và khác nhau. Nếu khác nhau thì so sánh xem cách tiếp cận nào phù hợp với vấn đề nghiên cứu hơn, từ đó đi đến hệ thống lý luận hợp lý làm nền tảng cho hoạt động nghiên cứu.

2.3.3. Phương pháp phân tích thông tin

-

đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng bằng vốn ODA ở các địa phương, phân tích những nguyên nhân

Thái Nguyên.

- Phương pháp so sánh: Thông qua nguồn số liệu đã thu thập từ thực tế và các

số liệu thứ cấp đã điều tra, tiến hành so sánh thông qua các tiêu chí cụ thể để xem xét đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng bằng vốn ODA ở tỉnh Thái Nguyên, so sánh giữa các năm, so sánh với đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng bằng vốn ODA ở tỉnh Thái Nguyên với địa phương khác, giữa ODA với các hình thức đầu tư khác, ở các lĩnh vực đầu tư... Từ đó, xác định rõ thực trạng quản lý và sử dụng vốn ODA nhằm phát triển kết cấu hạ tầng ở tỉnh Thái Nguyên.

2.4. chỉ tiêu nghiên quản lý và sử dụng vốn ODA nhằm phát triển kết cấu hạ tầng ở tỉnh Thái Nguyên

2.4.1. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế trong đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng bằng vốn ODA tầng bằng vốn ODA

Đánh giá hiệu quả đầu tư KCHT hiện chủ yếu đang áp dụng bộ tiêu chí được xây dựng theo những nguyên tắc và phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội thông dụng đã có, nhưng tựu chung lại thì việc đánh giá hiệu quả đầu tư xây dựng KCHT đang sử dụng một số chỉ tiêu sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

(i) Chỉ tiêu thuộc nhóm đánh giá hiệu quả đầu tư về tài chính các ngành từ vốn ODA trong mối quan hệ với đầu tư phát triển KCHT: Hiệu quả đầu tư về tài chính của hoạt động đầu tư là mức độ đáp ứng nhu cầu phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ và nâng cao đời sống của người lao động trong các cơ sở sản xuất kinh doanh và dịch vụ trên cơ sở lượng vốn ODA mà cơ sở sử dụng với các kỳ khác, các cơ sở khác hoặc so với định mức chung. Đánh giá hiệu quả của đầu tư phát triển KCHT bằng vốn ODA trong mối quan hệ với sự phát triển của đầu tư phát triển KCHT từ các nguồn vốn khác, từ các hình thức đầu tư khác, cho phép hiểu rõ thực chất của hiệu quả đầu tư vì đó là đích cuối cùng của đầu tư phát triển KCHT bằng vốn ODA. Công thức đánh giá hiệu quả tài chính của đầu tư phát triển KCHT bằng vốn ODA: HTiODA NiODA K G Etc Trong đó:

Etc là hiệu quả tài chính của đầu tư phát triển KCHT bằng vốn ODA

- GNiODA là các kết quả ngành i thu được do đầu tư phát triển KCHT bằng vốn ODA mang lại

- KHTiODA là số vốn ODA mà ngành i đã thực hiện để tạo ra kết quả

- Etc > Etc,o: Được coi là hiệu quả. Trong đó, Etc,o là chỉ tiêu hiệu quả tài chính định mức, hoặc của các kỳ khác đã đạt được của ngành chọn làm căn cứ so sánh, hoặc của đơn vị khác đã đạt tiêu chuẩn hiệu quả.

(ii) Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế và tài chính của dự án đầu tư phát triển KCHT bằng vốn ODA:

- Hiệu quả tài chính, nhất là hiệu quả tài chính của các dự án đầu tư phát triển KCHT bằng vốn ODA thường không phản ánh hết ý nghĩa của việc đầu tư. Vì vậy, cần phải đánh giá về mặt kinh tế - xã hội. trong nhiều trường hợp, hiệu quả kinh tế của các dự án đầu tư phát triển KCHT bằng vốn ODA lại có ý nghĩa hơn hiệu quả về mặt tài chính.

- Một dự án khả thi là một dự án được đánh giá là có hiệu quả kinh tế - xã hội và hiệu quả tài chính. Nên các chỉ tiêu về phân tích kinh tế và phân tích tài chính sẽ bổ trợ cho nhau.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Các chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội và hiệu quả tài chính như là: NPV, IRR, AV, B/C, T - thời gian thu hồi vốn, điểm hoà vốn, số việc làm được tạo ra, ...

(iii) Chỉ tiêu đánh giá tổng hợp hiệu quả đầu tư phát triển KCHT bằng vốn ODA - Việc đánh giá tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư phát triển KCHT bằng vốn ODA ở Việt Nam và tỉnh Thái Nguyên chỉ phản ánh được một phần kết quả đã đầu tư mà chưa đề cập nhiều đến mối liên quan ảnh hưởng tổng thể các Yếu tố trong hoạt động sản xuất và dịch vụ, cũng như giữa các hạng mục công trình đầu tư trong hệ thống hạ tầng phục vụ sản xuất các ngành phải được thể hiện bằng những con số, chỉ số có thể tính toán, lượng hóa được thành tiền hoặc có thể tính điểm. Thông qua đó có thể tính toán để chọn được dự án ưu tiên đầu tư có tính khả thi cao phù hợp với nhu cầu thực tế, các chỉ số này cần thể hiện mối liên quan đến năng suất, chất lượng, loại sản phẩm, mối quan hệ giữa vai trò, chức năng của từng lĩnh vực đầu tư phát triển KCHT của các ngành sản xuất và dịch vụ, ...

- Công trình KCHT cho sản xuất và dịch vụ và phát triển kinh tế của tỉnh thường là công trình sử dụng đa mục đích, đa mục tiêu do sự đầu tư tổng hợp của nhiều ngành, lĩnh vực kinh tế và xã hội khác nhau. Do đó, khi tính toán hiệu quả đầu tư phát triển KCHT từ vốn ODA cần phải đứng trên giác độ chung để xem xét đánh giá, tuỳ thuộc vào điều kiện hoàn cảnh kinh tế xã hội của tỉnh Thái Nguyên.

2.4.2. Nhóm chỉ tiêu về những yếu tố tác động tới quản lý và sử dụng vốn ODA nhằm đầu tư phát triển KCHT ở tỉnh Thái Nguyên nhằm đầu tư phát triển KCHT ở tỉnh Thái Nguyên

Chủ dự án và các cơ quan quản lý Nhà nƣớc

Các điều kiện và điều

khoản cung cấp ODA Quản lý, sử dụng

vốn ODA nhằm phát triển KCHT

Ban quản lý dự án ODA

Quy hoạch phát triển KCHT của địa phƣơng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Hình 2.1: Mô hình các chỉ tiêu tác động tới quản lý và sử dụng vốn ODA nhằm phát triển KCHT ở tỉnh Thái Nguyên

Nguồn: Tác giả tự xây dựng

Một là, chủ dự án và các cơ quan quản lý Nhà nước: Là những người đóng

vai trò quản lý, quản lý Nhà nước trực tiếp dự án. Là người ban hành những quy định, phương án thực hiện, định hướng, chỉ đạo và giám sát quá trình thực hiện.

Đối với các dự án ODA, chủ dự án là các bộ ngành TW và UBND tỉnh và huyện, vì vậy đòi hỏi năng lực điều hành quản lý của các cơ quan chuyên môn giúp việc phải được tăng cường;

Đối với Bộ ngành TW và các Vụ thẩm định và các Vụ quản lý dự án của các chức năng như Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính, Bộ Giao thông Vận tải…;

Đối với thành phố trực thuộc TW, tỉnh đòi hỏi phải tăng cường năng lực các cơ quan chuyên môn như: Sở Kế hoạch và đầu tư, Sở Xây dựng, Sở Giao thông Vận tải, Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Ban quản lý dự án;

Hai là, các điều kiện và điều khoản cung cấp ODA: bởi nguồn vốn ODA là

nguồn vốn được tài trợ từ các tổ chức quốc tế. Do đó, việc quản lý và sử dụng nó phải chịu tác động bởi các điều khoản, điều kiện của nhà tài trợ vốn. Hiện nay, các nhà tài trợ vốn ODA để tránh các rủi ro trong quá trình thực hiện dự án, họ đã đưa ra rất nhiều các điều khoản trong quá trình cung cấp vốn. Điều này đòi hỏi người quản lý và sử dụng vốn phải hoàn thiện được những điều khoản này. Để làm được điều đó, công tác quản lý và sử dụng vốn phải chặt chẽ, minh bạch và được giám sát cẩn thận.

Khi xem xét tính hợp lý trong việc thu hút và quản lý vốn ODA, chúng ta không thể tính tới các yếu tố nhà tài trợ đưa ra để áp dụng đối với từng nguồn tài trợ cụ thể, đó là các điều kiện và điều khoản cung cấp. Mức lãi xuất, thời hạn vay, thời hạn ân hạn cũng như các yếu tố ràng buộc (mua sắm hàng hoá thiết bị, dịch vụ tư vấn từ nước cung cấp vốn…) sẽ có tác động trực tiếp tới yếu tố ưu đãi của khoản vay và khả năng trả nợ. Nếu khoản vay ODA có quy định ràng buộc phải mua thiết bị từ phía nhà cung cấp ODA và trong thực tế phải chịu mức giá cao hơn so với giá

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

thị trường quốc tế 20% thì điều đó có nghĩa là yếu tố ưu đãi sẽ giảm đi 20%. Ngoài ra việc lựa chọn đồng tiền vay ODA cũng cần được xem xét một cách thận trọng bởi vì đồng tiền vay có liên quan trực tiếp tới tỷ giá hối đoái. Kinh nghiệm thực tế đã chỉ rõ “cái được coi là lợi ích của các khoản ODA cho vay với lãi suất thấp, thời hạn dài ngày hôm nay có thể không bù lại được cho những thiệt hại nặng nề do sự thay đổi bất lợi về tỷ giá hối đoái trong tương lai” nếu không có chính sách huy động và sử dụng thận trọng sẽ là nhân tố làm mất khả năng trả nợ.

Ba là, Ban quản lý dự án ODA: là người trực tiếp quản lý và sử dụng nguồn

vốn. Năng lực và sự linh hoạt của Ban quản lý dự án ảnh hưởng đến chất lượng của dự án. Ban quản lý dự án cũng là người chịu trách nhiệm cho quá trình thực hiện dự án.ơ cấu tổ chức và năng lực của các Ban quản lý dự án cũng có ảnh hưởng lớn đến tiến độ và hiệu quả các dự án sử dụng vốn ODA:

- Thứ nhất, hài hoà chính sách và thủ tục: Các Ban quản lý dự án vừa phải

tuân thủ theo các thủ tục của Chính phủ vừa phải tuân thu theo các thủ tục của nhà tài trợ trong khi thủ tục hai bên có nhiều khác biệt, thậm chí khác biệt về nguyên tắc, đặc biệt là thủ tục giải ngân, thủ tục xác định và chuẩn bị dự án… Việc đồng thời tuân thủ cả hai loại thủ tục là một khó khăn thực sự đối với nhiều ban quản lý dự án, nó làm tăng đáng kể khối lượng công việc phải xử lý, gây chậm trễ, ảnh hưởng đến việc thực hiện dự án.

- Thứ hai, về tổ chức bộ máy các ban quản lý dự án: Cần lựa chọn mô hình

quản lý phù hợp với tính chất và quy mô dự án và tiến trình phân cấp quản lý hiện

Một phần của tài liệu Quản lý và sử dụng vốn ODA nhằm phát triển kết cấu hạ tầng tỉnh Thái Nguyên (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)