Thực trạng quản lý và sử dụng vốn ODA nhằm phát triển kết cấu hạ

Một phần của tài liệu Quản lý và sử dụng vốn ODA nhằm phát triển kết cấu hạ tầng tỉnh Thái Nguyên (Trang 56 - 69)

5. Bố cục của luận văn

3.2.2.Thực trạng quản lý và sử dụng vốn ODA nhằm phát triển kết cấu hạ

tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2011- 2014

3.2.2.1. Quy hoạch đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng bằng vốn ODA

Quy hoạch đầu tư phát triển KCHT của tỉnh Thái Nguyên bằng vốn ODA đã được quan tâm hơn. Chính quyền tỉnh Thái Nguyên đã đề ra được các phương hướng và phương án phát triển, kế hoạch ưu tiên phát triển các dự án KCHT trọng điểm, trong đó có nhiều dự án phát triển KCHT bằng vốn ODA.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 3.5: Danh mục dự án ƣu tiên đầu tƣ phát triển KCHT tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

STT Lĩnh vực/ các danh mục dự án Thời gian thực hiện

I Công nghiệp - thƣơng mại

1 Hạ tầng các Khu Công nghiệp Điềm Thụy huyện Phú Bình, KCN Sông Công I, KCN Nam Phổ Yên

2013 - 2020 2 Đầu tư xây dựng các chợ đầu mối, chợ nông thôn

3 Đầu tư cơ sở hạ tầng các Cụm Công nghiệp

4 Đường hầm Tam Đảo 2021-2030

5 Xây dựng các bến xe khách, xe buýt, trạm nghỉ xe khách đường dài trên địa bàn tỉnh

2013-2020 và 2021-2030

II Y tế

1 Khu dưỡng lão chất lượng cao 2021-2030

III Hạ tầng đô thị

1 Hệ thống cấp nước tại các huyện, thành phố, thị xã, thị trấn, các khu dân cư tập trung

2013-2020 và 2021-2030 2

Xây dựng các dự án bãi chứa và xử lý nước thải, chất thải tại các huyện, thành phố, thị xã, thị trấn, các khu dân cư tập trung

2013-2020 và 2021-2030

3 Hạ tầng đô thị thị xã Núi Cốc 2013-2020

4 Hạ tầng đô thị thị xã Phổ Yên 2013-2020

IV Văn hóa - thể thao - du lịch

1 Hạ tầng khu du lịch vùng Hồ Núi Cốc 2013-2020 và 2021-2030 2 Xây dựng trung tâm huấn luyện thể thao tỉnh 2013-2020

và 2021-2030

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ danh mục dự án đầu tư tỉnh Thái Nguyên (2013 - 2020)

Theo kết quả từ việc phát phiếu điều tra thì có tới 35% người được hỏi trả lời kế hoạch phát triển KCHT của tỉnh là hợp lý và 60% cho rằng khá hợp lý. Điều này cho thấy lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên đã xây dựng các dự án phát triển KCHT là khá khoa học và đồng bộ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Đánh giá về việc đưa các dự án vào danh mục ưu tiên sử dụng nguồn vốn ODA đã hợp lý chưa thì có 35% người cho rằng đã hợp lý và 55% cho rằng vẫn còn môt số bất cập. Điều này chứng tỏ việc đưa các dự án vào danh mục ưu tiên, dự án trọng điểm vẫn còn vấn đề tồn tại.

Tuy đã xây dựng được danh mục và kế hoạch phát triển KCHT nhưng vấn đề tuyên truyền, phổ biến tới người dân của tỉnh còn chưa tốt nên công tác GPMB và TĐC cho dự án còn nhiều bất cập.theo số liệu thu thập được từ phiếu khảo sát thì 50% người được hỏi trả lời thông tin về việc quy hoạch phát triển KCHT của tỉnh là khó tiếp cận và có tới 10% cho biết không tiếp cận được thông tin. Điều này chứng tỏ công tác quy hoạch các dự án phát triển KCHT bằng vốn ODA của tỉnh còn chưa hiệu quả.

Công tác giải phóng mặt bằng và tái định cư cũng được phản ảnh là nhiều vấn đề bất cập. Có đến 65% người hỏi trả lời vấn đề này vẫn còn bất cập và 15% trả lời là công tác GPMB và TĐC không hợp lý. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Từ những thực trạng trên cho thấy công tác quy hoạch đầu tư phát triển KCHT bằng vốn ODA của tỉnh Thái Nguyên cũng còn nhiều vấn đề bất cập cần thay đổi.

3.2.2.2. Huy động các nguồn lực cho phát triển kết cấu hạ tầng bằng vốn ODA

Huy động nguồn lực cho việc phát triển KCHT bằng vốn ODA là cũng rất quan trọng. Trong đó, nguồn nhân lực là một nguồn lực vô cùng quan trọng bởi các dự án phát triển KCHT thường cần một số lượng lớn lao động. Để chủ động cho công tác huy động nguồn nhân lực, lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên đã xây dựng các chiến lược phát triển chất lượng, số lượng nguồn lao động của tỉnh cụ thể thông qua các đề án phát triển giáo dục và đào tạo tại tỉnh.

Ngoài ra, các dự án ODA cần phải có một nguồn lực vốn nhất định để đảm bảo vốn đối ứng luôn luôn sẵn sang tránh trường hợp chậm trễ làm ảnh hưởng tới tiến trình thực hiện dự án. Công tác thu hút vốn đó đã được lãnh đạo tỉnh thực hiện bằng cách linh hoạt trong việc thu hút vốn đầu tư. Không chỉ từ các nguồn đầu tư là ngân sách nhà nước, ngân sách của tỉnh mà còn từ các tổ chức, cá nhân trong nhân dân, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Hưởng ứng lại chương trình nhà nước và

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nhân dân cùng làm, tại một số địa phương trong tỉnh đã có những thành công nhất định. Theo đó, qua 4 năm thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, toàn huyện Trung Thành của tỉnh Thái Nguyên đã huy động được khoảng 1.750 tỷ đồng, trong đó vốn Ngân sách TW là trên 200 tỷ đồng, Ngân sách địa phương là 162 tỷ đồng, vốn tín dụng của Ngân hàng chính sách Xã hội và Ngân hàng Nông nghiệp và PTTN là trên 1.272 tỷ đồng, vốn đối ứng của người dân ước tính 101 tỷ đồng. Năm 2014, để mở rộng đường theo tiêu chuẩn nông thôn mới, ngoài nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước trên 900 triệu đồng, bà con xóm Thu Lỗ tiếp tục đóng góp 365 triệu đồng cùng với hàng trăm ngày công lao động và hiến 600m2 đất để mở rộng mặt đường ra 3m, tạo điều kiện cho người dân đi lại được thuận tiện hơn.

Để thu hút được các nhà đầu tư trong và ngoài nước đối với cá dự án phát triển KCHT của mình, lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên đã nâng cao năng lực quản lý phát triển KCHT thông qua việc thực hiện một số công tác như sau:

Một là, nâng cao chất lượng xây dựng và thực hiện quy hoạch phát triển kết

cấu hạ tầng;

Hai là, tăng cường công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, Ban Bồi thường

giải phóng mặt bằng của tỉnh thường xuyên nắm bắt tình hình triển khai thực hiện giải phóng mặt bằng để kịp thời tháo gỡ khó khăn, bảo đảm tiến độ bàn giao mặt bằng cho các dự án đầu tư xây dựng;

Ba là, đẩy mạnh thu hút các nguồn vốn đầu tư từ các Nhà đầu tư để tập trung

đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng theo các hình thức hợp đồng BT, BOT, BTO, PPP để thu hút các nguồn lực đầu tư ngoài ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và phát triển kinh tế - xã hội;

Bốn là, thực hiện vận động thu hút từ nguồn vốn vay ODA để đầu tư xây dựng

các dự án, công trình trọng điểm theo định hướng của Chính phủ và định hướng phát triển tỉnh Thái Nguyên.

Năm là, hoàn thiện và xây dựng đồng bộ các cơ chế, chính sách về khuyến khích đầu tư; Xây dựng và tích cực triển khai thực hiện Đề án "Cải thiện môi trường đầu tư", tiếp tục cải cách các thủ tục hành chỉnh theo cơ chế "1 cửa", "1 đầu mối" tại các cơ quan chức năng. Hiện nay, tỉnh đã chính thức thực hiện cơ chế "1 cửa" tại các cơ quan cấp phép đầu tư theo chỉ đạo của Chính phủ; ban hành, thực hiện tốt cơ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

chế, chính sách ưu đãi đầu tư trong nước và khuyến khích ưu đãi đầu tư ngoài nước vào tỉnh Thái Nguyên.

3.2.2.3. Quản lý thực hiện các dự án phát triển kết cấu hạ tầng bằng vốn ODA

Để có cái nhìn tổng quan về tình hình thực hiện vốn ODA cho các dự án phát triển KCHT của tỉnh, xem xét bảng 3.6 dưới đây:

Bảng 3.6: Tình hình cam kết và thực hiện vốn ODA của tỉnh Thái Nguyên năm 2007 - 2014

Đơn vị: Tỷ đồng

Năm Vốn cam kết Vốn thực hiện

Tổng số ODA Đối ứng Tổng số ODA Đối ứng

Tổng số 3.146 2.526.5 718,6 1.398 1.171 234 2007 396 309 87 170 142 28 2008 343 339 95 187 160 27 2009 421 328,5 92,5 181 151 30 2010 486 379,1 106,9 209 174 35 2011 481 375,2 105,8 207 174 35 2012 508 396,2 111,8 219 181 38 2013 511 399,5 119,6 225 188 41 2014 520 402,3 120,8 236 191 43

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên (2011 - 2014)

0 50 100 150 200 250 300 350 400 450 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Vốn cam kết Vốn thực hiện

Hình 3.1: Tình hình cam kết và thực hiện vốn ODA của tỉnh Thái Nguyên năm 2007 - 2014

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Lượng vốn cam kết, ký kết và giải ngân vẫn tăng và đạt được quy mô khá ngay cả khi bị tác động bởi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Trong giai đoạn 2009 - 2011, lượng vốn ODA cam kết và giải ngân đều tăng qua các năm. Đối với vốn ODA cam kết, nếu như năm 2007 mới đạt 309 tỷ đồng thì đến năm 2014, lượng vốn cam kết này đã đạt 402,3 tỷ đồng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đối với vốn ODA giải ngân, nếu như năm 2007, ODA giải ngân mới khiêm tốn ở mức 142 tỷ đồng thì đến năm 2008, mức giải ngân ODA đã được cải thiện đáng kể, đạt 160 tỷ đồng, tăng gần 12% so với những năm trước đó. Đạt được kết quả đó là nhờ sự điều hành cụ thể của Chính phủ, nỗ lực to lớn của UBND tỉnh trong việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân nguồn vốn ODA.

Ngoài ra cũng cần xem xét đến tỷ lệ giữa ODA giải ngân so với ODA cam kết trong từng năm. Nói chung tỷ lệ này ở Việt Nam trong giai đoạn 2007 - 2014 tương đối ổn định, đạt khoảng 40% (duy chỉ có năm 2008 nhờ những nỗ lực của Chính phủ như đã nói ở trên mà tỷ lệ ODA giải ngân so với ODA cam kết đạt 48, 2%).

Bên cạnh sự gia tăng về vốn cam kết và giải ngân, cơ cấu vốn ODA ký kết theo ngành, lĩnh vực thời kỳ 2010- 2014 cũng có những chuyển biến tích cực và điều này được thể hiện ở bảng 3.7 sau:

Bảng 3.7: Phân bổ vốn ODA đầu tƣ kết cấu hạ tầng theo ngành, lĩnh vực

Đơn vị: Tỷ đồng

STT Ngành, lĩnh vực Vốn ODA phân bổ Tỷ lệ (%)

Tổng số 2.526,5 100

1 Giao thông 1.316 52

3 Cấp nước sạch, xử lý nước thải 510 20

2 Thuỷ lợi 437,5 17.3

4 Cấp điện 218 8

5 Khác 48 1,9

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Nguyên

Nhìn vào số liệu trên có thể thấy trong cơ cấu ODA ký kết trong giai đoạn 2010 - 2014 thì khối ngành giao thông vận tải chiếm tỷ trọng lớn nhất: 52 % tổng ODA ký kết, tiếp đó là lĩnh vực cấp nước sạch, xử lý nước thải là 20%, lĩnh vực

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

thuỷ lợi 17,3%, lĩnh vực cấp điện 8% còn lại các lĩnh vực đầu tư cơ sở hạ tầng khác chiếm 1.9%.

Lĩnh vực giao thông có lượng ODA ký kết nhiều nhất. Bởi đường giao thông là một cơ sở hạ tầng quan trọng, muốn phát triển một lĩnh vực nào đó thì điều trước tiên phải có đường giao thông. Vì vậy, dự án đường giao thông tại tỉnh Thái Nguyên được ưu tiên đầu tư trước các ngành, lĩnh vực khác nên được phân bổ vốn ODA nhiều hơn.

Lĩnh vực cấp điện có lượng ODA ký kết là thấp nhất, điều này là hoàn toàn dễ hiểu bởi các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thường điện đòi hỏi kỹ thuật thực hiện cao, là ngành độc quyền và phạm vi thực hiện rộng, rất khó khăn trong đầu tư nên dự án này phân bổ vốn ODA thường không nhiều.

Thực hiện Quyết định số 758/QĐ-TTg, ngày 08/6/2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình nâng cấp đô thị quốc gia, giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2020. Ngày 25/01/2014 Thủ tướng chính phủ đã ký Quyết định số 189/QĐ- TTg phê duyệt danh mục dự án “Chương trình đô thị miền núi phía bắc” vốn vay của Ngân hàng thế giới, được triển khai tại 7 tỉnh (Thái Nguyên, Bắc Kạn, Cao bằng, Tuyên Quang, Điện Biên, Hòa Bình, Yên Bái) với tổng kinh phí 301,856 triệu USD (vốn vay: 250 triệu USD, vốn đối ứng: 51,856 triệu USD, Thái Nguyên được phân bổ 61,01 triệu USD). Dự án Chương trình đô thị miền núi phía Bắc - thành phố Thái Nguyên với tổng mức đầu tư là 80,5 triệuUSD (≈ 1.695 tỷ đồng) Trong đó: Nguồn vốn vay để đầu tư xây dựng các hạng mục công trình: 61, triệu USD (khoảng 1.283 tỷ đồng). Trung ương cấp phát (90%): 54,9 triệu USD (khoảng 1.155 tỷ đồng). Địa phương vay lại (10%): 6,1triệu USD (khoảng 128 tỷ đồng). Nguồn vốn đối ứng cho công tác bồi thường GPMB: 19,5triệu USD (khoảng 410 tỷ đồng). Trong đó: Trung ương hỗ trợ (50%): 9,7 triệu USD (khoảng 205 tỷ đồng); địa phương cân đối (50%): 9,7 triệu USD (khoảng 205 tỷ đồng). Chương trình dự án triển khai trong 6 năm(2015-2020), thời hạn vay là 25 năm, ân hạn 05 năm, lãi xuất 2%/năm. Theo Hợp đồng cho vay lại đã ký giữa Bộ Tài Chính với UBND tỉnh Thái Nguyên và Phương án trả nợ vốn vay đã được phê duyệt, từ năm 2015 - 2039 (25 năm) với số tiền vay lại 10% tương đương 6,11 triệu USD sau 25 năm bình quân phải trả khoảng 7 tỷ đồng/năm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Vốn ODA (OECF, JBIC, JICA, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam) Nhật Bản thực hiện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 1996 - 2014 có gần 30 dự án đầu tư chủ yếu là các dự án phát triển KCHT thuộc các lĩnh vực giao thông vận tải, thủy lợi, cấp điện, cấp nước, an sinh xã hội, phát triển các vùng có điều kiện kinh tế khó khăn…với tổng vốn đầu tư trên 350 triệu USD (trong đó có 27,582 triệu USD do địa phương làm chủ đầu tư) thuộc Chương trình hạ tầng nông thôn quy mô nhỏ, vốn vay ODA của Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) và 3 doanh nghiệp có dự án đầu tư triển khai trên địa bàn, trong đó có nhiều dự án lớn, có ý nghĩa quan trọng, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

Đặc biệt, dự án đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên, với chiều dài hơn 61 km đi qua 3 địa phương (địa phận Thái Nguyên với chiều dài 32km), có quy mô 4 làn xe, tốc độ thiết kế 100 km/h; tổng mức đầu tư dự án trên 10.000 tỷ đồng, trong đó vốn vay ODA của Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) trên 6.000 tỷ đồng. Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 3 cũ thuộc dự án Tăng cường An toàn giao thông trên các tuyến Quốc lộ phía Bắc Việt Nam, vốn vay JICA. Việc triển khai đầu tư xây dựng 2 tuyến đường này có ý nghĩa rất lớn đối với phát triển kinh tế của tỉnh Thái Nguyên và các tỉnh trong khu vực trung du miền núi phía Bắc.

Tuy nhiên một thực trạng còn tồn tại ở các dự án phát triển KCHT bằng vốn ODA của tỉnh Thái Nguyên tiến độ còn chậm. Theo kết quả từ việc phát phiếu điều tra thì 65% người cho rằng các dự án vẫn chậm tiến độ và 30% cho rằng hầu hết các dự án đều có tình trạng đó.

Ngoài ra, năng lực quản lý và sử dụng vốn ODA cũng ảnh hưởng trực tiếp tới tiến độ của dự án. Khi được hỏi thì 55% người được điều tra đánh giá năng lực quản lý và sử dụng vốn ODA cho các dự án phát triển KCHT là bình thưởng. Nhưng có tới 38% cho rằng năng lực còn yếu, kém.

3.2.2.4. Công tác tổ chức quản lý, vận hành, khai thác các công trình kết cấu hạ tầng bằng vốn ODA

Các dự án phát triển KCHT thường là các công trình hứa hẹn đem lại những lợi ích cho xã hội và kinh tế. Do đó, với các dự án được quản lý chặt chẽ thì khi đưa

Một phần của tài liệu Quản lý và sử dụng vốn ODA nhằm phát triển kết cấu hạ tầng tỉnh Thái Nguyên (Trang 56 - 69)