- Về cơ cấu nguồn vốn: Trong cơ cấu nguồn vốn của công ty thì hệ số vốn chủ ở mức thấp, khả năng tự chủ tài chính chưa tốt, mức độ rủi ro về tà
4. Thuế và các khoản phải nộp
3.2.7 Các biện pháp phòng ngừa rủi ro
Khi hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, công ty phải luôn nhận thức được rằng mình phải sẵn sàng đối phó với mọi sự thay đổi, biến động phức tạp có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Những rủi ro bất thường trong kinh doanh như nền kinh tế lạm phát, giá cả thị trường tăng lên... mà nhiều khi nhà quản lý không lường hết được. Vì vậy để hạn chế phần nào những tổn thất có thể xảy ra công ty nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa để khi vốn
kinh doanh nói chung và vốn lưu động nói riêng bị hao hụt công ty có thể có ngay nguồn để bù đắp, đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được diễn ra thường xuyên liên tục. Cụ thể các biện pháp có thể áp dụng là :
- Công ty đã lập dự phòng các khoản nợ khó đòi, quỹ dự phòng tài chính. Tuy nhiên công ty cần lập thêm dự phòng giảm giá hàng tồn kho để đề phòng những rủi ro khách quan như hàng tồn kho không còn đủ giá trị như ban đầu. Khoản dự phòng nêu trên đây được trích trước vào chi phí hoạt động kinh doanh trong năm báo cáo của công ty, giúp công ty có nguồn tài chính để bù đắp tổn thất có thể xảy ra trong năm kế hoạch, nhằm bảo tồn vốn kinh doanh, đảm bảo cho công ty phản ảnh giá trị vật tư hàng hoá trong kho không cao hơn giá thị trường.
- Với rủi ro đến từ sự quan liêu, chủ quan của công ty trong công tác quản lí. Để hạn chế tối đa được rủi ro này cuối kỳ công ty cần kiểm tra, rà soát, đánh giá các chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang, vốn bằng tiền, đối chiếu sổ sách kế toán để xử lý chênh lệch. Bên cạnh đó, công ty cũng cần nâng cao tay nghề cho đội ngũ nhân viên, thuê các chuyên gia có kinh nghiệm trong quản lý.