Tình hình quản lý hàng tồn kho của công ty

Một phần của tài liệu một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty tnhh 27-7 (Trang 57 - 60)

III. Tài sản dài hạn khác Nghìn đồng 1.246.543 5,3 556.80 33 689.740 123,9 1 Chí phí trả trước dà

5 Số vòng quay các khoản phải thu (1/4)

2.2.2.3 Tình hình quản lý hàng tồn kho của công ty

Hàng tồn kho là tấm đệm đảm bảo an toàn cho quá trình sản xuất kinh doanh. Hàng tồn kho mang đến cho bộ phận sản xuất của doanh nghiệp một sự linh hoạt trong hoạt động kinh doanh như lựa chọn thời điểm mua nguyên vật liệu, lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ.

Bảng 13: Tình hình quản lý hàng tồn kho Chỉ tiêu ĐVT

Cuối năm Đầu năm Chênh lệch Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) 1. Nguyên vật liệu tồn kho Nghìnđồng 5.364.901 21,7 1.748.428 9,31 3.616.473 207 2. Công cụ dụng cụ Nghìn đồng 247.840 1,0 660.017 3,52 (412.176) (62) 3. Chi phí SXKD dở dang Nghìn đồng 6.882.206 27,8 9.490.485 50,56 (2.608.278) (27) 4. Thành phẩm tồn kho Nghìn đồng 5.523.185 22,3 6.583.012 35,07 (1.059.827) (16) 5. Hàng hóa Nghìnđồng 6.660.441 26,9 4.004 0,02 6.656.437 166.249 6. Hàng gửi đi bán Nghìn đồng 284.977 1,2 284.977 1,52 0 Tổng giá trị hàng tồn kho Nghìn đồng 24.715.710 100 18.770.922 100 5.944.788 32 SV: Mai Phó 57 Líp: CQ 46/11.02

Tại thời điểm đầu năm 2011 giá trị khoản hàng tồn kho là 18.770.922 nghìn đồng chiếm tỷ trọng 49,5% trong tổng tài sản lưu động của công ty, đến thời điểm cuối năm 2011 giá trị hàng tồn kho là 24.715.710 nghìn đồng chiếm tỷ trọng 54,3%. Có thể thấy khoản mục hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản lưu động. Chi tiết các khoản mục ta thấy:

- Nguyên vật liệu: Đầu năm số lượng nguyên vật liệu tồn kho chiếm tỷ trọng 9.31%, nhưng đến cuối năm tỷ trọng này tăng lên 21,7% trong tổng hàng tồn kho. Mặt khác, nguyên vật liệu tồn kho cuối năm tăng lên 3.616.473 nghìn đồng ứng với tỷ lệ tăng là 207%. Nguyên nhân tăng như vậy là do công ty đã dự đoán được nguyên vật liệu sẽ tăng như quặng nguyên liệu, chất phụ gia... và công ty dự trữ như vậy để tránh tình trạng thiếu hụt vật tư trong quá trình sản xuất. Khi giá cả nguyên vật liệu đầu vào tăng thì việc dự trữ lượng nguyên vật liệu tồn kho như vậy sẽ làm giảm chi phí đầu vào của công ty, tăng lợi nhuận. Tuy nhiên nó sẽ làm cho công ty thiếu linh hoạt trong việc sử dụng vốn nếu bị ứ đọng ở khâu dự trữ sản xuất.

- Công cụ dụng cụ: Chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng hàng tồn kho, cuối năm so với đầu năm giảm 412.176 nghìn đồng với tỷ lệ giảm tương ứng

62%, điều này góp phần làm cho vốn về hàng tồn kho giảm xuống một khoản tương ứng. Công cụ dụng cụ của công ty chủ yếu là các thiết bị văn phòng, quần áo lao động và các dụng cụ khác. Nguyên nhân là do trong năm 2010 công ty mở rộng sản xuất nên đã mua về nhập kho một số loại thiết bị văn phòng và công cụ dụng cụ khác. Sang năm 2011, các loại thiết bị đó vẫn được tiếp tục đem ra và sử dụng nên công ty không có sự mua sắm thêm.

- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang chiếm tỷ trọng 50,56% vào đầu năm (9.490.485 nghìn đồng), đến cuối năm tỷ trọng này giảm xuống còn 27,8% (6.882.206 nghìn đồng). Tính đến thời điểm cuối năm chí phí sản xuất kinh doanh dở dang giảm 2.608.278 nghìn đồng ứng với tỷ lệ giảm 27%. Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang của công ty chủ yếu là bán thành phẩm, sản phẩm dở dang đang trong quá trình sản xuất như quặng. Điều này thể hiện trong năm 2011công ty nhận được nhiều đơn đặt hàng hơn năm 2010. Những bán thành phẩm được tiếp tục đưa vào sản xuất và tạo ra thành phẩm. Đến cuối năm 2011 chi phí sản xuất kinh doanh dở dang giảm, công ty vẫn cần phải xem xét lại số lượng bán thành phẩm và thành phẩm dở dang của công ty để tránh tình trạng ứ đọng vốn ở khâu này.

-Thành phẩm tồn kho: Đầu năm thành phẩm tồn kho là 6.583.012 nghìn đồng chiếm tỷ trọng 35,07%, đến cuối năm là 5.523.185 nghìn đồng chiếm tỷ trọng 22,3% trong tổng hàng tồn kho, giảm 1.059.826.732đ với tỷ lệ giảm tương ứng là 16%. Điều đó chứng tỏ công ty tiêu thụ sản phẩm nhanh hơn năm 2010. Công ty nên dữ trữ ở khâu này một lượng dự trữ nhất định để tránh tình trạng thiếu hụt khi có đơn đặt hàng có nhu cầu cao về sản phẩm. Công ty nên chủ động hơn kế hoạch dữ trữ trong khâu lưu thông trong năm.

Để đánh giá chính xác hơn về hiệu quả sử dụng vốn tồn kho dự trữ, cần phải phân tích mối quan hệ giữa hàng tồn kho với hoạt động sản xuất kinh

doanh của công ty thông qua các chỉ tiêu số vòng quay hàng tồn kho, và số ngày một vòng quay hàng tồn kho.

Bảng 14: Hiệu quả sử dụng hàng tồn kho năm 2011

S TT Chỉ tiêu ĐVT Công ty TNHH 27-7 Man gan Bắc Kạn

Năm 2011 Năm 2010 Chênh lệch

Một phần của tài liệu một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty tnhh 27-7 (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w