Thực trạng về tình hình quản lý sử dụngvốn lưu động của công ty TNHH 27-

Một phần của tài liệu một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty tnhh 27-7 (Trang 44 - 46)

III. Tài sản dài hạn khác Nghìn đồng 1.246.543 5,3 556.80 33 689.740 123,9 1 Chí phí trả trước dà

2.2.2. Thực trạng về tình hình quản lý sử dụngvốn lưu động của công ty TNHH 27-

TNHH 27-7

Bảng 8: Kết cấu vốn lưu động năm 2011

Chỉ tiêu ĐVT

Cuối năm Đầu năm Chênh lệch Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ(%) 1. Tiền và các khoản tương đương tiền

Nghìn

đồng 986.937 2,1 4.488.044 11,8 (3.501.107) (78) 2. Đầu tư tài chính Nghìnđồng - - - - - - 3. Các khoản phải thu Nghìnđồng 14.634.695 31,8 12.568.004 33,1 2.066.691 16,4 4. Hàng tồn kho Nghìnđồng 24.963.55

1 54,3 18.770.922 49,5 6.192.629 335.Tài sản lưu động khác Nghìnđồng 369.228 0,8 419.516 1,1 (50.288) (12) 5.Tài sản lưu động khác Nghìnđồng 369.228 0,8 419.516 1,1 (50.288) (12) 6. Vốn lưu động Nghìnđồng 46.004.900 100 37.925.309 100 8.079.591 21,3

Qua bảng trên ta thấy vốn lưu động của công ty đầu năm 2011 là 37.925.309 nghìn đồng, trong khi đó cuối năm 2011 là 46.004.900 nghìn đồng. Như vậy vốn lưu động cuối năm 2011tăng 8.079.591 nghìn đồng tương

ứng với tỷ lệ tăng 21,3%. Sự tăng vốn lưu động như vậy chủ yếu là do công ty tăng giá trị hàng tồn kho.

Vốn lưu động được phân bổ cụ thể như sau:

- Tiền và các khoản tương đương tiền: Vốn bằng tiền cuối năm chiếm tỷ trọng 2,1% trong tổng vốn lưu động của công ty, thấp hơn so với đầu năm. Mặt khác, vốn bằng tiền cuối năm giảm đáng kể so với đầu năm, cụ thể là giảm 3.501.107 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ giảm là 78%. Lượng vốn bằng tiền giảm như vậy là do công ty có thêm các khoản nợ từ khách hàng. Việc giảm vốn tiền mặt làm giảm khả năng thanh toán tức thời của công ty.

- Các khoản phải thu: Những khoản phải thu này luôn chiếm một tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu vốn lưu động của công ty (33,1% vào đầu năm và 31,8% vào cuối năm). So với đầu năm, cuối năm các khoản phải thu này tăng lên một khoản đáng kể 2.066.691 nghìn đồng với tỷ lệ tăng là 16,4%. Các khoản phải thu tăng chủ yếu là do các khoản tín dụng cung cấp cho khách hàng đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ hàng hóa. Công ty cần có biện pháp thúc đẩy nhanh việc thu hồi các khoản nợ của khách hàng.

- Hàng tồn kho: Giá trị hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu vốn lưu động của công ty (đầu năm là 49,5%, cuối năm là 54,3%). Ở thời điểm đầu năm giá trị hàng tồn kho là 18.770.922 nghìn đồng nhưng đến thời điểm cuối năm là 24.963.551 nghìn đồng, tăng 6.192.629 nghìn đồng với tỷ lệ tăng 33%. Nhìn chung công ty đầu tư vào dự trữ hàng tồn kho tương đối hợp lý, tránh tình trạng thiếu sản phẩm không đáp ứng được các đơn hàng của khách hàng. Tuy nhiên công ty cần chú ý việc bảo toàn vốn và quay vòng vốn nhanh nhằm nâng cao tốc độ quay vòng vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

- Tài sản lưu động khác: Chiếm một tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu vốn lưu động của công ty nên việc tăng giảm khoản này không gây ảnh hưởng nhiều. Tuy nhiên, nó cũng góp phần làm giảm vốn lưu động vì so với thời điểm đầu năm thì cuối năm tài sản lưu động khác giảm 50.288 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 12%.

Từ những phân tích trên ta thấy cơ cấu vốn lưu động chủ yếu tập trung vào khâu dự trữ và khâu thanh toán. Việc giảm vốn bằng tiền là những biểu hiện chưa tốt của công ty, làm cho công ty giảm khả năng thanh toán. Các khoản phải thu của công ty tăng chứng tỏ công ty bị chiếm dụng vốn tăng, điều này thể hiện công ty chưa có những biện pháp tích cực trong công tác thu hồi nợ.

Để có thể đánh giá một cách toàn diện hơn, xem xét tình hình quản lý vốn lưu động của công ty có hợp lý hay không ta cần phân tích chi tiết hơn tình hình quản lý của công ty đối với từng khoản mục.

Một phần của tài liệu một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty tnhh 27-7 (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w