III. Tài sản dài hạn khác Nghìn đồng 1.246.543 5,3 556.80 33 689.740 123,9 1 Chí phí trả trước dà
1 Giá vốn hàng bán Nghìn đồng 86.98.406 58.025.887 28.892
đồng 86.918.406 58.025.887 28.892.519 2 Số hàng tồn kho bình quân Nghìnđồng 12.568.004 13.659.287 (1.091.283) 3 Số vòng quay hàng tồn kho Vòng 6,9 4,2 2,7 1,08 1,63 4 Kỳ luân chuyển hàng tồn kho Ngày 52 84 (32,7) 333 220
Qua bảng ta thấy giá vốn hàng bán năm 2011 là 86.918.406 nghìn đồng tăng 28.892.519 nghìn đồng so với năm 2010 (58.025.887 nghìn đồng). Mặt khác, số hàng tồn kho bình quân của công ty giảm xuống 1.091.283 nghìn đồng (năm 2010 là 13.659.287 nghìn đồng và năm 2011 là 12.568.004 nghìn đồng). Chỉ tiêu giá vốn hàng bán tăng lên nhưng số hàng tồn kho bình quân lại giảm, do đó làm cho số vòng quay hàng tồn kho tăng lên, đồng thời kì luân chuyển hàng tồn kho giảm xuống. Năm 2011 hàng tồn kho quay được 6,9 vòng trong một năm, trong khi đó năm 2010 hàng tồn kho quay được 4.2 vòng, tức là vòng quay hàng tồn kho tăng lên 2,7 vòng tương ứng với kì luân chuyển giảm xuống 32 ngày, điều này cho thấy hiệu quả sử dụng vốn tồn kho của công ty năm 2011 tốt hơn năm 2010 khiến cho tốc độ luân chuyển vốn lưu động tăng lên. Tuy tốc độ luân chuyển hàng tồn kho tăng đáng kể nhưng công ty cũng nên chú ý hơn đến công tác quản lý và sử dụng hàng tồn kho sao cho hợp lý hơn.
Tuy nhiên khi so sánh với một số công ty cùng ngành ta thấy hiệu suất sử dụng hàng tồn kho của công ty tương đối tốt, trong khi công ty CPKS
quay là 1,63 vòng thì công ty TNHH 27-7 đạt 6,9 vòng, từ đó làm kỳ luân chuyển hàng tồn kho của công ty cũng ngắn hơn nhiều so với một số doanh nghiệp cùng ngành, điều đó cho thấy hiệu suất sử dụng hàng tồn kho của công ty đạt hiệu quả cao hơn so với ngành.
2.2.2.4 Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty TNHH 27-7
Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động một cách đúng đắn, sát thực thì việc tính toán, phân tích các chỉ tiêu cần căn cứ cụ thể vào tình hình thực tế của công ty.
Bảng 15: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Chỉ tiêu ĐVT
Công ty TNHH 27-7
Mangan Bắc Kạn Năm 2010 Năm 2011 Chênh lệch Tỷ trọng
(%)1. Doanh thu 1. Doanh thu thuần Nghìn đồng 58.025.887 86.918.406 28.892.519 49,8 2. VLĐ đầu kỳ Nghìnđồng 23.884.535 31.925.309 8.040.774 33,7 3. VLĐ cuối kỳ Nghìn đồng 31.925.309 41.004.900 9.079.591 28,4 4. VLĐ bình quân Nghìnđồng 27.904.922 36.465.105 8.560.183 30,7 5. LN sau thuế Nghìnđồng 2.235.615 3.083.566 847.951 37,9 6. Số vòng quay VLĐ (1/4) Vòng 2,1 2,4 0,3 14,6 1,05 1,21 7.Kỳ luân chuyển VLĐ 360/(6) Ngày 173 151 (22) (12,8) 343 298 8. Hàm lượng VLĐ (4/1) Lần 0,5502 0,4195 (0,1307) (23,7) 0,95 0,83 9. Tỷ suất LNST/VLD (5/4) % 8,01 8,46 0, 45 (0,07) 13,8 10. Mức tiết kiệm VLĐ Nghìn đồng 1.513.829 2.228.423 714.594 47,2
Qua bảng số liệu trên ta thấy các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty năm 2011đều tốt hơn so với năm 2010, điều đó cho thấy công ty đã sử dụng vốn lưu động có hiệu quả hơn so với năm 2010. Cụ thể:
Doanh thu thuần năm 2011 tăng lên so với năm 2010 là 49,8%. Vốn lưu động bình quân tăng lên nhưng tăng chậm hơn so với doanh thu thuần với tỷ lệ là 30,7%, từ đó dẫn đến tăng vòng quay vốn lưu động (tăng 0,3 vòng tương ứng với tỷ lệ tăng 14,6%) làm cho kỳ luân chuyển vốn lưu động giảm từ 173 ngày xuống còn 151 ngày. Như vậy, năm 2011 để thực hiện một vòng quay vốn lưu động công ty rút ngắn được 22 ngày so với năm 2010. Tốc độ luân chuyển nhanh hơn giúp cho công ty tiết kiệm được một lượng vốn lưu động là 2.228.423 nghìn đồng.
Mặt khác, hàm lượng vốn lưu động của công ty giảm từ 0,5502 xuống còn 0,4195, có nghĩa là để tạo được 1000 đồng doanh thu thuần năm 2011 công ty phải bỏ ra 419,5 đồng vốn lưu động, giảm được 130,7 đồng vốn lưu động so với năm 2010.
Về tỷ suất lợi nhuận sau thuế: Năm 2010 tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động sau thuế đạt được là 8,46%, trong khi năm 2010 là 8,1% tăng 0,36%. Việc tăng tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động sau thuế là do lợi nhuận sau thuế tăng cao tới 37,9% trong khi vốn lưu động chỉ tăng 30,7%.
Việc công ty tiết kiệm được số vốn lưu động hợp lý và nâng cao tổng mức luân chuyển vốn lưu động có ý nghĩa quan trọng đối với việc tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động và nâng cao hiệu suất sử dụng vốn lưu động. Sau khi vốn lưu động luân chuyển xong một vòng thì một phần lợi nhuận cũng được thực hiện. Do đó việc tăng hiệu suất luân chuyển vốn lưu động sẽ góp phần tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty.
Tuy nhiên nhìn nhận chung ta thấy trong năm 2011, hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty TNHH 27-7 vẫn tương đối tốt so với một số doanh nghiệp cùng ngành. So với công ty CPKS Bắc Kạn và công ty CP KS Mangan thì tốc độ luân chuyển vốn lưu động của công ty TNHH 27-7 nhanh hơn, từ đó làm kỳ luân chuyển vốn lưu động ngắn hơn. Đồng thời, hàm lượng vốn lưu động phải bỏ ra cũng ít hơn nhưng vẫn đạt được tỷ suất lợi nhuận trước thuế vốn lưu động tương đối lớn so với ngành. Do đó có thể đánh giá hiệu quả sử
dụng vốn lưu động của công ty tương đối tốt so với ngành mặc dù đã có sự giảm sút về cuối năm. Tuy nhiên, công ty cũng cần có những biện pháp tích cực để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
2.2.3. Những vấn đề đặt ra trong công tác tổ chức, quản lý và sử dụng vốn lưu động của công ty TNHH 27-7 vốn lưu động của công ty TNHH 27-7
2.2.3.1. Những kết quả đạt được
- Công ty đã làm tương đối tốt công tác cung ứng vốn, không để xảy ra tình trạng do thiếu vốn mà gián đoạn hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Lượng vốn chiếm dụng được không ngừng tăng do công ty đã khẳng định được uy tín của mình bằng kết quả kinh doanh tích cực. Công ty đã quản lý vốn và cân đối hợp lý phục vụ sản xuất kinh doanh.
- Quan hệ tín dụng với các tổ chức tín dụng thực hiện đúng theo hợp đồng, đảm bảo uy tín trong quan hệ tín dụng vay và trả nợ đúng hạn.
-Vốn bằng tiền trong kỳ được điều chỉnh tăng lên tương đối phù hợp với nhu cầu chi tiêu của công ty, không để rơi vào tình trạng vốn ứ đọng không sinh lời. Cơ cấu vốn bằng tiền công ty đang duy trì có xu hướng nghiêng về tăng tiền gửi ngân hàng, thanh toán bằng chuyển khoản qua dịch vụ tín dụng ngân hàng. Hình thức này vừa đơn giản vừa tiện lợi, giảm được rủi ro và phù hợp xu hướng phát triển kinh tế.
-Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt tỷ lệ cao so với năm 2010, điều đó chứng tỏ sự nỗ lực của công ty trong công tác tiêu thụ, tiếp thị sản phẩm nói chung và công tác quản lý vốn lưu động nói riêng.
2.2.3.2. Những hạn chế tồn tại