Chức năng và nhiệm vụ của công ty dệt10/

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN: Các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động Marketing mục tiêu của công ty cổ phần dệt 10/10 potx (Trang 29 - 32)

III. Hệ chỉ tiêu đánh giá Marketing mục tiêu của doanh nghiệ p Nguyên tắc đánh giá:

2.Chức năng và nhiệm vụ của công ty dệt10/

Công ty cổ phần dệt 10/10 là một doanh nghiệp có chức năng sản xuất và cung ứng cho thị trường các sản phẩm dệt như vải tuyn, màn tuyn, rèm cửa các cỡ đảm bảo yêu cầu tiêu chuẩn và được người tiêu dùng chấp nhận đánh giá là “ Hàng Việt Nam chất lượng cao”

Công ty cổ phần dệt 10/10 có nhiệm vụ chính:

+ Đóng góp vào sự phát triển của ngành dệt may và nền kinh tế quốc dân, sự phát triển của công ty sẽ góp phần thúc đẩy quan trọng ngành dệt may Việt Nam phát triển. Điều này thể hiện ở các hoạt động như chuyển giao công nghệ mới, xâm nhập vào thị trường quốc tế, bình ổn thị trường của các doanh nghiệp khi nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường.

+ Tạo công ăn việc làm cho người lao động, góp phần làm ổn định xã hội giảm các tệ nạn xã hội do tình trạng thất nghiệp gây ra.

BH. II-1 Sơ đồ cơ cấu bộ máy quản lý của công ty

P. Tài Tài vụ P. k.d H.C Y.T t.c b.v K.t c.đ Đ.B CL K .h s.x Phân xưởng Dệt 1 Phân xưởng Dệt2 Phân xưởng Văng Sấy Phân xưởng Cắt Phân xưởng may 1 Phân xưởng may 2 HĐQT GĐ điều hành PGĐ Kinh Doanh PGĐ Sản xuất

Công ty tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng chỉ đạo thống nhất từ trên xuống dưới, do hình thức của công ty là công ty cổ phần nên hệ thống quản lý và sản xuất có những bộ phận sau:

-Hội đồng quản trị(HĐQT) -Giám đốc điều hành

-Phó giám đốc phụ trách kinh doanh và phó giám đốc kỹ thuật  Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận.

Giám đốc là cấp cao nhất chịu mọi trách nhiệm chung về các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Ngoài ra Giám đốc còn trực tiếp chỉ đạo công tác lao động và công tác hành chính.

Bên cạnh Giám đốc còn có 1 phó giám đốc phụ trách kinh doanh, một Phó giám đốc kỹ thuật. Những người này có trách nhiệm tham mưu cho giám đốc những vấn đề về chuyên môn. Khi Giám đốc đi vắng Phó giám đốc kinh doanh sẽ thay quyền giải quyết những công việc được giao.

Dưới Ban giám đốc là các phòng ban chức năng chịu sự chỉ đạo của giám đốc. + Phòng tài vụ: Trực tiếp làm công tác hạch toán kế toán có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc về toàn bộ hoạt động tài chính của công ty. Tham gia phân tích hoạt động kinh tế của công ty giúp cho Giám đốc công ty trong công việc điều hành sản xuất cân đối, quản lý tài chính, cũng như chính sách tiêu thụ sản phẩm thích hợp, góp phần tạo hiệu quả cao cho công ty

+ Phòng kinh doanh: Tổ chức cung cấp nguyên vật liệu, đảm bảo chất lượng, số lượng chủng loại, giá cả hợp lý theo yêu cầu sản xuất kinh doanh. Tổ chức việc bán hàng tại công ty, tại các cửa hàng giới thiệu sản phẩm, tích cực quan hệ với các bạn hàng để không ngừng phát triển mạng lưới tiêu thụ, đẩy mạnh công tác tiếp thị quảng cáo, giới thiệu sản phẩm để nâng cao hiệu quả kinh doanh.

+ Phòng hành chính: Giám đốc trực tiếp quản lý công tác văn thư, quản lý các phương tiện phục vụ sinh hoạt, tổ chức chăm lo đời sống tinh thần, sức khoẻ cho cán bộ công nhân viên, chịu trách nhiệm tiếp khách và tổ chức hội nghị trong toàn công ty. + Phòng tổ chức- bảo vệ: Sắp xếp quản lý toàn bộ cán bộ nhân viên trong toàn công ty, điều động và tiếp nhận lao động theo yêu cầu sản xuất, tham mưu cho giám

đốc về nhân sự, về cơ cấu lao động trong dây truyền sản xuất, kế hoạch đào tạo cho cán bộ nhân viên SX & quản lý. Ngoài ra phòng còn có trách nhiệm bảo vệ tài sản trong toàn công ty, xây dựng lực lượng dân quân tự vệ theo yêu cầu của cấp trên, theo dõi việc việc chấp hành kỷ luật lao động của mọi người trong toàn công ty.

+ Phòng kỹ thuật cơ điện: Quản lý công tác kỹ thuật và chất lượng sản phẩm. Cụ thể như xây dựng quy trình công nghệ, quy phạm kỹ thuật trong công tác sản xuất lập kế hoạch trùng tu thiết bị máy móc, thiết bị sửa chưã, đầu tư mới máy móc thiết bị và phụ tùng giúp giám đốc xem xét theo dõi các đề tài cải tiến kỹ thuật, xây dựng các tiến độ kỹ thuật. Ngoài ra phòng còn thường xuyên kiểm tra chất lượng sản phẩm, nghiên cứu chế tạo sản phẩm mới, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm.

+ Phòng đảm bảo chất lượng: Đảm bảo các khâu chất lượng xem xét những nguyên vật liệu đầu vào. Kiểm tra chặt chẽ các sản phẩm khi tung ra thị trường về cả chủng loại và kích cỡ …..

+ Các phân xưởng sản xuất: Hoàn thành tốt các kế hoạch sản xuất do công ty giao, tổ chức quản lý nhằm phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất áp dụng thao tác thành thục, nâng cao chất lượng sản phẩm tiết kiệm vật tư.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN: Các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động Marketing mục tiêu của công ty cổ phần dệt 10/10 potx (Trang 29 - 32)