Triển khai thực tế

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP VÌ SỰ TRƯỜNG TỒN VÀ PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM (Trang 66 - 92)

III. Giải pháp xây dựng VHDN tại Việt Nam

2. Giải pháp từ phía doanh nghiệp

2.2. Triển khai thực tế

Xây dựng VHDN là một quá trình tổng thể chứ không phải chỉ là việc đƣa giá trị vào một cách đơn lẻ, rời rạc. Vậy để xây dựng VHDN một cách tổng thể thì cần thực hiện theo những bƣớc cụ thể. Tùy theo điều kiện cụ thể của mỗi doanh nghiệp mà có thể có các bƣớc khác nhau để xây dựng VHDN. Tuy nhiên, đứng trên quan điểm tổng thể, qua nghiên cứu tình hình thực tế của các doanh nghiệp Việt Nam, cũng nhƣ để thống nhất với những lý thuyết về VHDN đã trình bày ở trên, chúng tôi xin đề xuất mô hình xây dựng VHDN dựa trên quan điểm từ Mô hình của Julie Heifetz và Richard Hagberg44

Giai đoạn 1: Nhận thức và Thấu hiểu Văn hóa hiện tại

Nhận biết môi trường và các điều kiện tác động tới chiến lược của doanh nghiệp

Nhận định môi trƣờng tác nghiệp của doanh nghiệp, xác định các yếu tố gây tác động làm thay đổi chiến lƣợc của doanh nghiệp và công tác xây dựng VHDN trong tƣơng lai.

Đánh giá văn hóa hiện tại và xác định triết lý cốt lõi của VHDN.

44

Richard Hagberg & Julie Heifetz, Corporate Culture/ Organization Culture: A Step-by-step Aproach to Change Culture, http://www.hegnet.com

http://svnckh.com.vn 67 Sự thay đổi hay xây dựng VHDN thƣờng bắt đầu bằng việc đánh giá xem văn hoá hiện tại nhƣ thế nào và kết hợp với chiến lƣợc phát triển doanh nghiệp. Đánh giá văn hoá là một việc cực kỳ khó khăn vì văn hoá thƣờng khó thấy và dễ nhầm lẫn về tiêu chí đánh giá. Những ngầm định không nói ra hay không viết ra thì càng khó đánh giá. Thƣờng thì con ngƣời hoà mình trong văn hoá và không thấy đƣợc sự tồn tại khách quan của nó.

Tiếp cận và đánh giá hệ thống về VHDN hiện tại của doanh nghiệp. Từ đó xác định đâu là mục đích cốt lõi , giá trị cốt lõi tiếp tục làm cơ sở cho thành công của doanh nghiệp trong tƣơng lai. Đây là bƣớc cơ bản nhất để xây dựng VHDN. Mục đích và giá trị cốt lõi phải không phai nhoà theo thời gian và là trái tim, linh hồn của doanh nghiệp.

Giai đoạn 2: Xây dựng và Chia sẻ viễn cảnh của doanh nghiệp

Xác định viễn cảnh về doanh nghiệp và Chia sẻ với toàn bộ doanh nghiệp

Xây dựng viễn cảnh mà doanh nghiệp sẽ vƣơn tới.Viễn cảnh chính là bức tranh lý tƣởng về doanh nghiệp trong tƣơng lai, khởi nguồn từ những hoạt động trong hiện tại, với giả định không gặp bất kỳ trở ngại nào (ngoài những trở ngại đƣợc xác định từ giai đoạn 1). Viễn cảnh chính là định hƣớng để xây dựng VHDN.

Một viễn cảnh tốt được tạo lập phải đảm bảo 5 tiêu chí sau45:

- Viễn cảnh phải gắn chặt với doanh nghiệp: Khi xem xét viễn cảnh, chúng ta có thể hiểu đƣợc doanh nghiệp đang ƣu tiên đầu tƣ vào đâu? Công việc nào doanh nghiệp đang nỗ lực hoàn thành?.

- Một viễn cảnh tốt hỗ trợ tích cực và hiệu quả cho việc ra quyết định. Khi cơ hội hay khó khăn xuất hiện, bất cứ ai trong doanh nghiệp đều có thể sử dụng viễn cảnh nhƣ căn cứ quan trọng để đƣa ra quyết định.

- Viễn cảnh phải thể hiện các giá trị và văn hoá của doanh nghiệp. Thậm chí khi có sự thay đổi thì viễn cảnh vẫn phải phát triển trên mục đích, giá trị hiện trạng của doanh nghiệp.

- Viễn cảnh phải nhận thức đƣợc và đáp ứng lại những yêu cầu cao hơn của doanh nghiệp. Cần xây dựng một viễn cảnh doanh nghiệp có thể đáp ứng tốt hơn những mong đợi của khách hàng, thích nghi tốt hơn với kỹ thuật hiện đại…

http://svnckh.com.vn 68

- Tƣơng lai lý tƣởng phải đƣợc tạo ra từ kết quả của hoạt động trong hiện tại. Điều này có nghĩa, viễn cảnh của doanh nghiệp phải gắn chặt với những hoạt động hàng ngày và thói quen làm việc của các thành viên trong doanh nghiệp Viễn cảnh này cần đƣợc chia sẻ để toàn bộ thành viên hiểu rõ công việc trọng tâm doanh nghiệp hƣớng tới, tạo ra lực hƣớng tâm chung trong toàn bộ doanh nghiệp.

Xây dựng chiến lược kinh doanh dựa trên viễn cảnh và triết lý cốt lõi doanh nghiệp

Chiến lƣợc kinh doanh là hành động cụ thể hoá việc thực thi sứ mệnh của doanh nghiệp. Xây dựng chiến lƣợc kinh doanh dài hạn dựa trên viễn cảnh và mục đích, giá trị cốt lõi mà doanh nghiệp đã xác định cho tƣơng lai.

Chiến lƣợc kinh doanh thể hiện ý chí, mong muốn của doanh nghiệp, VHDN chi phối hoạt động thực tế trong doanh nghiệp. VHDN là cơ sở pháp lý cho việc xây dựng chiến lƣợc; là cơ sở đảm bảo thực hiện chiến lƣợc kinh doanh của doanh nghiệp. Ngƣợc lại, chiến lƣợc kinh doanh quyết định môi trƣờng kinh doanh – điều kiện ảnh hƣởng trực tiếp tới triết lý kinh doanh; tỷ lệ phân bổ nguồn lực đầu tƣ cho việc duy trì và củng cố VHDN. Sự phù hợp của chiến lƣợc kinh doanh và VHDN điều kiện phát huy tối đa mọi nguồn sức mạnh trong doanh nghiệp.

Giai đoạn 3: Bổ sung và Thay đổi yếu tố văn hóa hiện tại

Quyết định những bổ sung và thay đổi cần thiết để thực thi chiến lược kinh doanh

Khi chúng ta đã xác định đƣợc một văn hoá lý tƣởng cho doanh nghiệp mình và cũng đã có sự thấu hiểu về văn hoá đang tồn tại trong doanh nghiệp mình, lúc này sự tập trung tiếp theo là vào việc làm thế nào để thu hẹp khoảng cách giữa những giá trị chúng ta hiện có và những giá trị chúng ta mong muốn.

Xác định vai trò của lãnh đạo cao cấp trong việc dẫn dắt thay đổi văn hóa

Lãnh đạo đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc xây dựng VHDN. Lãnh đạo là ngƣời đề xƣớng và hƣớng dẫn các nỗ lực thay đổi. Lãnh đạo chịu trách nhiệm xây dựng viễn cảnh, truyền bá cho nhân viên hiểu đúng, tin tƣởng và cùng nỗ lực để xây dựng. Lãnh đạo cũng đóng vai trò quan trọng trong việc xua tan những mối lo sợ và thiếu an toàn của nhân viên.

http://svnckh.com.vn 69 Khi khoảng cách đã đƣợc xác định thì việc tiếp theo là soạn thảo một kế hoạch hành động bao gồm các mục tiêu, hoạt động, thời gian, điểm mốc và trách nhiệm cụ thể. Cái gì là ƣu tiên? Đâu là chỗ chúng ta cần tập trung nỗ lực? Cần những nguồn lực gì? Ai chịu trách nhiệm về những công việc cụ thể? Thời gian hoàn thành?

Trao đổi về yêu cầu và kế hoạch thay đổi; tạo động lực cho việc thay đổi.

Phổ biến nhu cầu thay đổi, kế hoạch hành động và động viên tinh thần, tạo động lực cho sự thay đổi. Sự thay đổi sẽ ảnh hƣởng đến đời sống nhân viên. Họ cần đƣợc biết sự thay đổi đó đem lại điều tốt đẹp cho họ. Sự động viên, khuyến khích sẽ dễ dàng hơn khi mọi ngƣời đƣợc biết vai trò của mình là đóng góp và xây dựng tƣơng lai doanh nghiệp.

Nhận biết các rào cản và các trở lực; phát triển chiến lược xử lý rào cản

Nhận biết các trở ngại và nguyên nhân từ chối thay đổi và xây dựng các chiến lƣợc để đối phó. Lôi kéo mọi ngƣời ra khỏi vùng thoải mái của mình là một công việc rất khó. Vì vậy ngƣời lãnh đạo phải khuyến khích, động viên và chỉ cho nhân viên thấy lợi ích của họ tăng lên trong quá trình thay đổi.

Giai đoạn 4: Củng cố và Duy trì văn hóa đã thiết lập

Sau khi xây dựng công tác vận hành và bảo trì ngôi nhà VHDN đòi hỏi phải có một cơ chế quản lý mạnh mẽ và rõ ràng đảm bảo cho những biến động về thị trƣờng, nhân sự, tài chính... không làm thay đổi nền văn hóa mới xây dựng.

Thể chế hoá, mô hình và củng cố những thay đổi trong văn hóa

Thể chế hoá, mô hình hoá và củng cố sự thay đổi văn hoá. Đồng thời các hành vi, quyết định của lãnh đạo phải thể hiện là mẫu hình cho nhân viên noi theo và phù hợp với mô hình văn hoá đã xây dựng. Trong giai đoạn này các hành vi theo mẫu hình lý tƣởng cần đƣợc khuyến khích, động viên. Hệ thống khen thƣởng phải đƣợc thiết kế phù hợp với mô hình xây dựng VHDN.

Tiếp tục đánh giá lại văn hóa của doanh nghiệp và thiết lập một quy chế để tiếp tục học hỏi và chuyển giao.

Tiếp tục đánh giá VHDN và thiết lập các chuẩn mực mới về không ngừng học tập và thay đổi. Văn hoá không phải là bất biến vì vậy khi ta đã xây dựng đƣợc một văn hoá phù hợp thì việc quan trọng là liên tục đánh giá và duy trì các giá trị tốt. Truyền bá các giá trị đó cho nhân viên mới.

http://svnckh.com.vn 71

KẾT LUẬN

Xuyên suốt đề tài nghiên cứu, nhận thức đúng đắn và xây dựng thành công VHDN chính là yêu cầu bức thiết của các doanh nghiệp Việt Nam. Thực tế cho thấy những doanh nghiệp hàng đầu trên thế giới giữ đƣợc vị thế của mình chính bởi nhận thức sâu sắc và đầu tƣ tập trung cho công tác xây dựng VHDN. Ở trong nƣớc, các doanh nghiệp tiên phong trong xây dựng VHDN đã gặt hái đƣợc khá nhiều thành công không chỉ trên thƣơng trƣờng mà còn thiết lập đƣợc những mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng, đối tác và cộng đồng xã hội. Tuy nhiên, vẫn còn khá nhiều doanh nghiệp chƣa thực sự quan tâm, chƣa thấy đƣợc tầm quan trọng và do đó thiếu sự đầu tƣ thích đáng cho VHDN.

Mặt khác, quan điểm VHDN và xây dựng VHDN vẫn chƣa đạt đến sự thống nhất cao giữa các nhà nghiên cứu, các cơ quan quản lý nhà nƣớc và các doanh nghiệp. Chính những hạn chế trên đã dẫn đến sự thiếu hiệu quả và mất phƣơng hƣớng trong việc đầu tƣ xây dựng VHDN tại Việt Nam, ngay cả với những doanh nghiệp đã có bề dày truyền thống.

Với mong muốn giúp các doanh nghiệp Việt Nam làm tốt việc xây dựng và phát triển VHDN, bắt đầu từ việc nâng cao nhận thức về VHDN rồi đi đến cam kết và hành động, đề tài đã giải quyết đƣợc những vấn đề sau:

- Đƣa ra những cơ sở lý luận tƣơng đối đầy đủ về VHDN và hệ thống hoá đƣợc các yếu tố cấu thành VHDN, sắp xếp chúng một cách tƣơng đối hợp lý, rõ ràng và dễ hiểu, tạo điều kiện cho độc giả nhanh chóng hiểu đƣợc những kiến thức về VHDN hiện nay.

- Phân tích, đánh giá đƣợc thực trạng nhận thức và xây dựng VHDN ở Việt Nam, và chỉ ra những cơ hội và khó khăn mà các doanh nghiệp gặp phải khi xây dựng và phát triển VHMạnh.

- Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng và khó khăn của doanh nghiệp cũng nhƣ yêu cầu xây dựng và phát triển VHDN, đề tài đã đề xuất các bƣớc xây dựng VHDN, đƣa ra một số giải pháp đối với đối với Nhà nƣớc và Doanh nghiệp để góp phần xây dựng thành công nền VHDN Việt Nam mạnh mẽ và giàu bản sắc dân tộc.

http://svnckh.com.vn 72 Chúng tôi rất mong nhận đƣợc sự đóng góp bổ sung của các nhà nghiên cứu, thầy cô giáo và bạn bè quan tâm cho những vấn đề về lý luận và thực tiễn để đề tài nghiên cứu đƣợc hoàn thiện hơn.

PHỤ LỤC 1

DANH SÁCH DOANH NGHIỆP TRƯỜNG TỒN TRÊN THẾ GIỚI

(James C. Collins & Jerry I. Porras, Build to last, HarperCollins, 1997)

STT Name company Founding dates

1 CitiCorp 1812

2 Procter & Gamble 1837

3 Philip Morris 1847

4 American Express 1850

5 Jonhson & Jonhson 1886

6 Merck 1891 7 General Electric 1892 8 Nordstorm 1901 9 3M 1902 10 Ford 1903 11 IBM 1911 12 Boeing 1915 13 Walt Disney 1923 14 Marriott 1927 15 Motorola 1928 16 Hewlett – Parkard 1938 17 Sony 1945

http://svnckh.com.vn 73

http://svnckh.com.vn 74

PHỤ LỤC 2: DANH SÁCH THỐNG KÊ VỀ BIỂU HIỆN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP CỦA MỘT SỐ DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TIÊU BIẺU

TT Tên doanh nghiệp

Logo Những giá trị đƣợc thể hiện Hoạt động vì cộng đồng (nếu có) Số 46 01 Công ty TNHH Cà phê Trung Nguyên

Sứ mệnh: Xây dựng thƣơng hiệu hàng đầu qua việc mang đến cho ngƣời thƣởng thức cà phê nguồn cảm hứng sáng tạo và niềm tự hào trong phong cách cà phê Trung Nguyên đậm đà phong cách dân tộc

08 Giá trị cốt lõi:

Khơi nguồn sáng tạo

Phát triển và bảo vệ thương hiệu Xây dựng phong cách Trung Nguyên Lấy người tiêu dùng làm tâm

Hoàn thiện sản phẩm

Gây dựng sự thành công cùng đối tác Phát triển nguồn nhân lực mạnh

Góp phần xây dựng cộng đồng

* Tài trợ cuộc thi “Ý tưởng kinh doanh sáng tạo”

2

02 Công ty cổ phần Sữa Việt Nam - Vinamilk

Tầm nhìn: Sản phẩm Vinamilk với chất lượng quốc tế luôn hướng tới sự đáp ứng hoàn hảo nhất cho người tiêu dùng.

Triết lý: Vinamilk mong muốn trở thành sản phẩm được yêu thích nhất ở mọi khu vực, lãnh thổ. Vì thế chúng tôi tâm niệm rằng chất lượng và sáng tạo là người bạn đồng hành của Vinamilk. Vinamilk xem khách hàng là trung tâm và cam kết đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng.

Chính sách chất lượng: Luôn thỏa mãn khách hàng bằng những sản phẩm đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, ngày càng đa dạng và dịch vụ tốt nhất với giá cả cạnh tranh hợp lý.

* Năm thứ 3 liên tiếp tổ chức chương trình trao “Quỹ học bổng VINAMILK - Ươm mầm tài năng trẻ Việt Nam” cùng Bộ Giáo dục & Đào tạo (tính đến 2006)

3

03 Công ty cổ phần Phát triển đầu tư công nghệ - FPT

Sứ mệnh: Là mũi tiên phong trong công cuộc toàn cầu hoá của FPT, FPT mong muốn lớn nhanh, mạnh để trong tƣơng lai không xa trên bản đồ Trí tuệ Thế giới có tên Việt Nam, có tên FPT.

Tầm nhìn: FPT mong muốn trở thành một tổ chức kiểu mới, giàu mạnh bằng nỗ lực sáng tạo trong khoa học, kỹ thuật và công nghệ, góp phần làm hƣng thịnh quốc gia, đem lại cho mỗi thành viên của mình điều kiện phát triển đầy đủ nhất về tài năng và một cuộc sống đầy đủ về vật chất, phong phú về tinh thần 2 04 Công ty cổ phần Thực phẩm dinh dƣỡng Đồng Tâm – Nutifood

Triết lý: Mỗi sản phẩm trƣớc hết không phải để tìm kiếm lợi nhuận, mà để đáp ứng những bức xúc về dinh dƣỡng của cộng đồng.

* Bảng ghi nhận Tấm lòng vàng của Hội Bảo trợ ngƣời tàn tật và trẻ mồ côi Tp.HCM

1

http://svnckh.com.vn 75

05 Công ty Việt Nam kỹ nghệ súc sản Vissan

(Chủ yếu giới thiệu sản phẩm)

* Tài trợ và hỗ trợ Hội Khoa Học Kỹ Thuật An Toàn Thực Phẩm Việt Nam tổ chức Hội thảo chuyên đề Triển khai văn bản pháp quy mới về an toàn vệ sinh thực phẩm của Bộ Y tế (2006)

06 Công ty cổ phần Kinh Đô

(Chủ yếu giới thiệu sản phẩm)

07 Công ty TNHH Cửa sổ nhựa Châu Âu – Euro Window

* Giải thưởng Sao vàng Đất Việt 2004

08 Công ty TNHH Hàng tiêu dùng Bình Tiên - Biti's

(Chủ yếu giới thiệu sản phẩm)

09 Công ty cổ phần SX TM Thiên Long

Phƣơng châm: Chất lƣợng là trên hết 1

10 Công ty cổ phần Traphaco

Triết lý: 1->2->3

1 BIẾT MÌNH, BIẾT NGƯỜI:Tạo ra các sản phẩm chất lượng, hiểu rõ đặc tính và lợi thế chính sách sản phẩm của Công ty so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường.

2 KHẲNG ĐỊNH MÌNH:

In đậm hình ảnh Công ty và sản phẩm của Công ty đến với khách hàng.

3 (HOÀN THIỆN): Tôn trọng, lắng nghe để

thoả mãn yêu cầu của khách hàng trong điều kiện có thể.

Giá trị:

- Tinh thần say mê tăng trƣởng, khát vọng chiếm lĩnh thị trƣờng mới, biết sáng tạo ra lợi nhuận coi đó là sự sống còn của Công ty.

- Luôn bám sát thực tế, thực sự làm việc và có dũng khí nhận sai

- Lòng say mê sáng tạo, không bằng lòng với cái hiện có, luôn đi tìm cái tốt hơn - Tinh thần cộng đồng

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP VÌ SỰ TRƯỜNG TỒN VÀ PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM (Trang 66 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)