Phƣơng hƣớng xây dựng VHDN Việt Nam

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP VÌ SỰ TRƯỜNG TỒN VÀ PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM (Trang 56 - 58)

1 Phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc

Doanh nghiệp là tế bào của nền kinh tế và VHDN là một thành phần hữu cơ của văn hoá dân tộc. Có thể thấy, nếu VHDN phát triển phù hợp với trình độ phát triển của hoạt động kinh doanh và phù hợp với bản sắc văn hoá dân tộc thì nó sẽ là yếu tố tích cực thúc đẩy doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung phát triển đi lên. Ngƣợc lại, nếu VHDN không theo kịp trình độ phát triển của kinh doanh và không phù hợp với các yếu tố văn hoá truyền thống tốt đẹp của dân tộc nó sẽ trở thành yếu tố kìm hãm doanh nghiệp và nền kinh tế.

Xuất phát từ bài học kinh nghiệm của dân tộc, tiếp nhận thành tựu trí tuệ của thời đại, Đảng và Nhà nƣớc cũng đã có những nhận thức mới về vai trò của văn hoá trong phát triển: "Kinh tế và văn hoá gắn liền với nhau hết sức chặt chẽ, kinh tế không tự mình phát triển nếu thiếu nền tảng văn hoá và văn hoá không phải là sản phẩm thụ động của kinh tế. Phát triển trên cơ sở kết hợp hài hoà kinh tế và văn hoá là sự phát triển năng động, có hiệu quả và vững chắc nhất".

Vì vậy trong quá trình xây dựng VHDN Việt Nam, cần quán triệt sâu sắc các quan điểm của Đảng. Đó là văn hoá Việt Nam phải soi đƣờng cho kinh doanh, kinh doanh phải đƣợc tiến hành trên cơ sở tôn trọng những giá trị tốt đẹp của con ngƣời, để phục vụ đất nƣớc, phục vụ nhân dân, chứ không phải để làm giàu bằng mọi giá. Phải làm sao để trong ý thức của mọi doanh nghiệp, ý chí tự chủ, tự tin, lòng yêu nƣớc, tự hoà dân tộc, luôn gắn kết với chiến lƣợc phát triển kinh doanh.

2 Khai thác các giá trị tinh thần thích hợp trong doanh nghiệp Việt Nam

Trong quá trình xây dựng nề VHDN Mạnh ở Việt Nam, nguồn lực quan trọng hàng đầu chính là khai thác các giá trị đang tiềm ẩn trong mỗi doanh nhân, mỗi doanh nghiệp của Việt Nam.

http://svnckh.com.vn 57 Điểm lại hệ thống giá trị trong văn hóa dân tộc và văn hóa kinh doanh Việt Nam, chúng ta có thể nhận thấy hoàng loạt giá trị có ảnh hƣởng tích cực đến kinh doanh. Nền văn hóa nông nghiệp trong một khu vực thiên nhiên khắc nghiệt, khí hậu thất thƣờng đã hun đúc con ngƣời Việt Nam đức tính cần cù chịu khó, yêu lao động... Lịch sử lâu dài chống giặc ngoại xâm đã làm ngƣời Việt Nam gắn kết với nhau trong tinh thần dân tộc, quốc gia rất cao, đặc biệt trong hoàn cảnh khó khăn. Quá trình tiếp thu đạo Phật đã hƣớng con ngƣời đến các giá trị cao đẹp nhƣ lòng nhân ái, trọng tình nghĩa... Đạo Khổng đã giáo dục cho con ngƣời coi trọng tập thể, trọng tôn ti trật tự... Bên cạnh những yếu tố văn hóa truyền thống nêu trên, quá trình giao lƣu với các nền văn hóa phƣơng Tây cùng với thử thách qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ đã tạo thêm nhiều giá trị tinh thần quý báu nhƣ: dám nghĩ, dám làm, tôn trọng bình đẳng nam nữ, …

Muốn xây dựng bất cứ một công trình hay một giá trị tinh thần nào, trƣớc hết phải bắt đầu từ nội lực của chính bản thân. Thực tế đã cho thấy, ngƣời Việt Nam có một nguồn nội lực vô cùng phong phú. Chỉ cần biết cách động viên, tạo điều kiện phát triển, nguồn nội lực này sẽ đƣợc phát huy, trở thành động lực cho sự phát triển của các doanh nghiệp Việt Nam trong thời kỳ mới.

3 Tiếp thu tinh hoa VHDN các nƣớc phát triển

Một trong những đặc tính quan trọng của văn hóa là sự năng động và tính thông tin. Chính vì vậy, văn hóa không phải là bất biến hay không thể chia sẻ. Chính sự giao lƣu này đã làm giàu thêm cho văn hóa của từng dân tộc, cũng nhƣ đƣa các dân tộc xích lại gần nhau hơn. Điều này đặc biệt quan trọng đối với VHDN, vì loại hình văn hóa này gắn liền với sự phát triển của kinh doanh, nên năng động hơn nhiều so với các thành phần khác của văn hóa.

Trong thời kỳ đổi mới, Nhà nƣớc ta tiến hành chính sách mở cửa, cơ hội giao lƣu văn hóa với các dân tộc, các quốc gia khác trên thế giới ngày càng tăng lên, kéo theo đó là cơ hội học hỏi những kiến thức, công nghệ, kinh nghiệm trong kinh doanh từ bên ngoài đang trở thành một nhu cầu cấp thiết của Việt Nam. Trong quá khứ, Việt Nam đã học hỏi đƣợc nhiều thông qua các cuộc giao lƣu văn hóa với Trung Hoa, Pháp, Mỹ, các nƣớc XHCN,... Văn hóa Việt Nam lại có tính thích ứng và dung hợp cao, nên có khả năng tiếp thu một cách chọn lọc các yếu tố ngoại, tạo nên nguồn nội lực mới, làm phong phú thêm văn hóa dân tộc.

http://svnckh.com.vn 58

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP VÌ SỰ TRƯỜNG TỒN VÀ PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM (Trang 56 - 58)