VHDN Việt Nam nhìn từ ảnh hƣởng của môi trƣờng kinh doanh

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP VÌ SỰ TRƯỜNG TỒN VÀ PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM (Trang 49 - 51)

II. Khái quát VHDN Việt Nam

2 VHDN Việt Nam nhìn từ ảnh hƣởng của môi trƣờng kinh doanh

Nhƣ phần trên đã thấy, nền văn hóa dân tộc hàng ngàn năm đã đƣa những yếu tố di truyền ngay những ngầm định nền tảng của doanh nghiệp Việt Nam. Nhƣng bên cạnh đó, nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN ở Việt Nam, dù mới đƣợc hình thành trong 15 năm, cũng có những tác động không nhỏ và tạo ra những làn sóng mới trong doanh nghiệp Việt Nam nhằm xây dựng một nền kinh tế phát triển. Đặc điểm của môi trƣờng kinh doanh hiện nay là mức độ giao lƣu về thông tin và áp lực cạnh tranh rất cao. Chính điều này đã dẫn đến những tác động lớn đối với doanh nghiệp Việt Nam theo cả hai khía cạnh tích cực và tiêu cực.

5.1. Tác động tích cực

Điều đầu tiên có thể nhận thấy là vai trò kinh doanh nói chung và doanh nhân nói riêng đã đƣợc cải thiện đáng kể trong con mắt xã hội. Nếu nhƣ ngày xƣa, doanh nhân bị gọi là “con buôn con phe” thì giờ đây, họ đƣợc gọi là “những chiến sĩ trên mặt trận kinh tế” để góp phần vào sự phát triển nƣớc nhà.

Tiến trình hội nhập đã mở cửa cho nền kinh tế Việt Nam hòa nhập cùng nền kinh tế thế giới góp phần làm hoạt động kinh doanh ở Việt Nam phát triển mạnh mẽ. Đây chính là cơ hội để doanh nhân Việt Nam có thể học hỏi về kinh nghiệm quản

http://svnckh.com.vn 50 lý kinh doanh hiện đại trên thế giới. Và cũng chính giai đoạn này đã thổi một hơi thở mới vào VHDN Việt Nam mới những yếu tố về triết lý kinh doanh, mục đích kinh doanh, chiến lƣợc kinh doanh…Những khái niệm giúp cho doanh nghiệp Việt Nam có đƣợc những tầm nhìn xa hơn, vƣợt lên trên việc chạy theo lợi nhuận thông thƣờng.

Việc giao lƣu với các nền văn hóa kinh doanh cũng bổ sung cho VHDN những giá trị mới: tính kỷ luật, tính năng động. Hơn 70% số ngƣời đƣợc hỏi cho rằng doanh nghiệp của họ đánh giá cao tính kỷ luật. Số phần trăm tƣơng tự cho những ngƣời cho thành viên của doanh nghiệp mình có tính năng động 38…

5.2. Tác động tiêu cực

Tác động tiêu cực lớn nhất cần lƣu ý là sự chao đảo các hệ thống giá trị trong mỗi con ngƣời nói riêng và xã hội nói chung. Trƣớc đây, trong một thời gian dài, xã hội Việt Nam đều có tâm lý nghi kỵ những ngƣời giàu có, nhất là các thƣơng nhân. Tuy nhiên cũng chính vì đây là quan niệm chung của cả xã hội nên nó tạo ra đƣợc sự ổn định trong hệ thống quan niệm và giá trị. Nhƣng khi bƣớc vào cơ chế thị trƣờng, có thể thấy rất nhiều những phƣơng thức làm giàu qua con đƣờng kinh doanh, kể cả chính đáng lẫn không chính đáng, kể cả tốt đẹp, đáng tự hào lẫn gian trá, chụp giât…Chính vì thế xã hội không có một quan niệm chung về doanh nhân cũng nhƣ việc kinh doanh. Điều nguy hiểm là sẽ xuất hiện những cách hiểu lệch lạc theo kiểu: “Kinh doanh không biết nhờ vả chạy chọt thì chẳng làm được gì!”39

Điều thứ hai là: nhiều doanh nhân Việt Nam không đƣợc đào tạo cơ bản nên có nhiều hạn chế về kiến thức và trình độ. Bởi vậy, xuất hiện một hiện tƣợng chạy theo mốt hoặc bắt chƣớc một cách máy móc những yếu tố mang tính thời thƣợng: thƣơng hiệu, ISO, SA 8000…Ngay cả sự nhận thức và đầu tƣ một cách bề nổi cho VHDN cũng thể hiện điều đó.

Tóm lại, trong thời kỳ đổi mới, hoạt động kinh doanh tại nƣớc ta có nhiều chuyển biến tích cực mà quan trọng hơn là sự giải phóng năng lực kinh doanh trong mỗi doanh nhân để thực hiện những mục đích của chính mình: thể hiện bản thân, tạo dựng sự độc lập và cống hiến cho xã hội.

38 Ths Nguyễn Hoàng Ánh, đề tài “Giải pháp để xây dựng VHDN Việt Nam trong điều kiện hội nhập khu vực và thế giới”, 2004

http://svnckh.com.vn 51

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP VÌ SỰ TRƯỜNG TỒN VÀ PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)