Nhận thức về VHDN trong các doanh nghiệp Việt Nam

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP VÌ SỰ TRƯỜNG TỒN VÀ PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM (Trang 40 - 43)

4. Ý thức về VHDN của doanh nghiệp Việt Nam

Mức độ hiểu biết của doanh nghiệp biểu hiện ở việc hiểu về các vấn đề liên quan đến VHDN nhƣ khái niệm, tầm quan trọng...và cả việc doanh nghiệp đó nói về VHDN của chính doanh nghiệp mình nhƣ thế nào.

4.1. Ý thức về sự tồn tại của vấn đề VHDN.

Ý thức về vấn đề VHDN trong các doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ trong giai đoạn bắt đầu. Điều đó thể hiện qua việc mỗi doanh nghiệp lại tạo cho mình những hệ quy chiếu khác nhau để có thể hiểu về khái niệm mới mẻ này. Qua nghiên cứu cho thấy 58.6% đồng nhất khái niệm VHDN với đạo đức trong kinh doanh, thậm chí có ngƣời cho rằng không tồn tại VHDN trên thực tế vì đã "kinh doanh thì phải gian trá", 10.03% doanh nghiệp đồng nhất VHDN với "văn hóa xã hội"23.

Với những doanh nghiệp biết đến VHDN thì hiểu về VHDN mới dừng ở những khía cạnh riêng lẻ. Theo điều tra24, có tới 22% doanh nghiệp quan niệm VHDN chỉ là các thực thể hữu hình, những hoạt động văn hoá bề nổi nhƣ lễ hội, sinh hoạt văn nghệ, văn hoá tập thể, các lễ nghi trong doanh nghiệp. 28% doanh nghiệp khác lại quan niệm VHDN là các triết lý kinh doanh của doanh nghiệp. Cách hiểu này, có lẽ do ảnh hƣởng của "cơn sốt" triết lý kinh doanh từ các công ty nổi tiếng trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng ở Việt Nam gần đây. Chỉ có 24% doanh nghiệp có hiểu biết sâu hơn tới các giá trị ngầm định bên trong doanh nghiệp. Nhƣ vậy, không đến 1/4 số doanh nghiệp hiểu sâu (đến lớp ngầm định) và toàn diện về VHDN.

23 Ths Nguyễn Hoàng Ánh, Giải pháp để xây dựng văn hóa doanh nghiệp Việt Nam trong điều kiện hội nhập khu vực và thế giới, Đề tài Nghiên cứu khoa học cấp bộ, ĐHNT, Hà Nội, 2003

24

Đề tài SVNCKH, “Giải pháp xây dựng và phát triển VHDN Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế”, Đại học Ngoại thƣơng Hà Nội, 2004

http://svnckh.com.vn 41

4.2. Ý thức về vai trò của VHDN

Biểu đồ 2.4: Nhận thức của doanh nghiệp về vai trò của VHDN 33.3% 8.9% 13.3% 8.9% 35.6% Gắn kết các thành viên, giảm xung đột Giảm rủi ro Tạo động lực làm việc Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Điều phối và kiểm soát hoạt động

Qua điều tra nghiên cứu, nhóm nghiên cứu nhận thấy, phần đông (68.9%) các doanh nghiệp hiểu VHDN nhƣ một công cụ để quản lý và kiểm soát quá trình hoạt động. Chỉ có một số ít các doanh nghiệp còn lại (13,3%) chú ý tới những vai trò tích cực khác của VHDN, đặc biệt là rất ít doanh nghiệp thấy đƣợc VHDN nhƣ một công cụ để tạo động lực làm việc – sức mạnh tiềm tàng của VHDN. Nhƣ vậy, phần đông doanh nghiệp vẫn đang bó hẹp VHDN nhƣ một công cụ của lĩnh vực quản lý.

Từ phần trên có thể thấy các doanh nghiệp chƣa nhận rõ đƣợc tầm quan trọng thực sự của VHDN. Điều này cũng thể hiện rõ trong ý thức của giới lãnh đạo/quản lý doanh nghiệp và nhân viên thuộc cấp. Đối với các cấp quản lý: Có tới 16 doanh nghiệp (35.6%), lãnh đạo vẫn coi đây chỉ là một vấn đề bình thƣờng nhƣ các vấn đề kinh doanh của doanh nghiệp. Với 29 doanh nghiệp còn lại (64.4%), chỉ có lãnh đạo và các cán bộ chủ chốt có đƣợc sự quan tâm tới vấn đề VHDN25. Điều này có nghĩa là ngay bản thân các cấp lãnh đạo của doanh nghiệp cũng chƣa hoàn toàn ý thức đúng đắn về vai trò của VHDN. Từ đó, đối với nhân viên, VHDN càng là một vấn đề xa lạ: Có tới 11.2% số doanh nghiệp cho biết các nhân viên của họ không hề quan tâm tới VHDN. Ở 44.4% khác, các nhân viên chỉ quan tâm tới vấn đề này ở mức độ bình thƣờng và chủ yếu là trong những dịp phong trào này đƣợc dấy lên ở doanh nghiệp. 44.4% còn lại trả lời các nhân viên của họ đã chú tâm tới

25

Đề tài SVNCKH, Giải pháp xây dựng và phát triển VHDN Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, Đại học Ngoại thƣơng Hà Nội, 2004

http://svnckh.com.vn 42 vấn đề VHDN, tuy nhiên nhận thức của các nhân viên về VHDN nói chung và VHDN mình thì lại không đồng đều và vẫn còn nhiều hạn chế.26

Nhƣ vậy, do ý thức về VHDN chỉ mới ở mức độ bề nổi mà VHDN nhìn chung chƣa đƣợc nhìn nhận xứng đáng với tầm quan trọng của nó trong các doanh nghiệp Việt Nam.

Một số lƣợng khiêm tốn các doanh nghiệp đƣợc biết đến nhƣ điển hình về đầu tƣ cho VHDN là các công ty lớn hoặc ăn nên làm ra trong những năm gần đây nhƣ: FPT, Petrolimex, Mai Linh, Đồng Tâm, Traphaco, Hòa Phát, Trung Nguyên... Mặc dù nhiều ngƣời đánh giá điều này là “Phú quý sinh lễ nghĩa”, nhƣng thực chất, tất cả giám đốc các công ty này đều khẳng định: VHDN chính là yếu tố cốt lõi quyết định thành công của họ. Những dấu hiệu này cho thấy mặc dù việc xây dựng VHDN chƣa trở thành trào lƣu phổ biến trong giới doanh nghiệp Việt Nam nhƣng đã đóng góp một phần không nhỏ vào sự thịnh vƣợng ở một số các doanh nghiệp Việt Nam có ý thức quan tâm xây dựng VHDN.

5. Mức độ đầu tƣ cho VHDN

Mức độ nhận thức về VHDN của một doanh nghiệp quyết định mức độ đầu tƣ và thực thi VHDN doanh nghiệp. Nhìn chung mức độ đầu tƣ cho VHDN của các doanh nghiệp rất khác nhau:

Qua nghiên cứu thực tế27 có tới hơn 27% các doanh nghiệp hàng năm đều có quỹ riêng cho các hoạt động văn hoá, giải trí, nghỉ mát cho nhân viên. Có tới 66.7% doanh nghiệp, các lãnh đạo thƣờng trực tiếp điều hành và tham gia các hoạt động văn hoá tập thể. Tuy nhiên, những đầu tƣ trên chỉ mang tính chất hình thức và không có nhiều giá trị trong việc xây dựng VHDN trong lâu dài. Có khi chính bản thân các thành viên trong doanh nghiệp cũng chỉ cho rằng đây là các hoạt động giải trí bình thƣờng, đôi lúc là một sự ép buộc đối với họ.

Còn một bộ phận các doanh nghiệp khác chỉ chú tâm đến việc trang trí cho kiến trúc và diện mạo công sở, đến trang phục nhân viên và các biểu hiện bề nổi khác của VHDN. Trong số tổng cộng 50 doanh nghiệp điều tra của đề tài, 100% các doanh nghiệp đều có lôgô của mình. Tuy nhiên, chất lƣợng lôgô cũng nhƣ khả năng thực hiện vai trò giới thiệu và nâng cao hình ảnh của VHDN thì còn rất hạn

26 Đề tài SVNCKH, Giải pháp xây dựng và phát triển VHDN Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, Đại học Ngoại thƣơng Hà Nội, 2004

27

Số liệu từ đề tài SVNCKH, Giải pháp xây dựng và phát triển VHDN Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, Đại học Ngoại thƣơng Hà Nội, 2004

http://svnckh.com.vn 43 chế. Có nhiều doanh nghiệp lôgô quá khó hiểu và không mang nét đặc trƣng, số khác thì lại tƣơng tự nhƣ nhau dẫn đến khó nhận dạng và phân biệt.

Về khả năng thực thi trong việc xây dựng VHDN: Chỉ có 13.3% doanh nghiệp đã xây dựng đƣợc cho mình chiến lƣợc VHDN. 26% doanh nghiệp đã bắt đầu nhận thức đƣợc vấn đề này, nhƣng mới chỉ ở giai đoạn ý tƣởng. Có tới 60.7% doanh nghiệp chƣa ý thức đƣợc việc cần phải có chiến lƣợc VHDN28

. Nhƣ vậy, mức độ nhận thức về VHDN mới nhìn chung đang dừng ở việc doanh nghiệp ý thức và nói về VHDN, còn việc quan trọng nhất là thực thi và biểu hiện các giá trị thực sự trong một tầm nhìn dài hơi thì còn rất hạn chế. Chỉ có một phần nhỏ doanh nghiệp (13.3%) đã xây dựng VHDN mang tính chiến lƣợc, số còn lại (86.7%) vẫn đang dò dẫm tìm cho mình một hƣớng đi để xây dựng VHDN.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP VÌ SỰ TRƯỜNG TỒN VÀ PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM (Trang 40 - 43)