Kết quả mô hình hồi quy GLS biến phụ thuộc là ROE

Một phần của tài liệu Tác động chính sách cổ tức đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán hose (Trang 74 - 79)

ROE = β0 + β1 DPOR + β2 GROWTH + β3LIQP + β4PB + β5DFL + ε…………... Bảng 4.9

Kết quả hồi quy GLS -biến phụ thuộc ROE

Coefficient Std. Error z Prob.

DROP 0.3003824 0.0323194 9.29 0 GROWTH 0.0332946 0.0063984 5.2 0 LIQP 0.0008941 0.001272 0.7 0.482 PB 0.0301789 0.0024506 12.31 0 DFL 0.0011484 0.0102434 0.11 0.911 c 0.0526882 0.0094236 5.59 0

Mô hình hồi quy viết lại như sau:

ROE = 0.0526882 + 0.3003824*DROP + 0.0332946 * GROWTH + 0.0301789 *PB Theo bảng kết quả 4.9, hiệu quả hoạt động của công ty được đo bằng ROE thì có 3 biến có ý nghĩa thống kê. Trong nghiên cứu này đòn bẩy tài chính, khả năng thanh toán tác động cùng chiều tới ROE nhưng không có ý nghĩa thống kê.

Dựa vào mô hình hồi quy đa tuyến tính, các hệ số hồi quy có ý nghĩa rằng: - Hệ số chặn = 0.0526882 giải thích rằng, khi các yếu tố biến độc lâp bằng 0, giá trị biến phụ thuộc là 0.0526882.

- Tham số β1 = 0.3003824 giải thích rằng, với các yếu tố khác không thay đổi khi biến DROP tăng lên 1 đơn vị thì biến phụ thuộc ROE trung bình tăng 0.3003824 đơn vị.

- Tham số β2 = 0. 0332946 giải thích rằng, với các yếu tố khác không thay đổi khi biến GROWTH tăng lên 1 đơn vị thì biến phụ thuộc ROE trung bình tăng 0. 0332946 đơn vị.

- Tham số β3 = 0.0301789 giải thích rằng, với các yếu tố khác không thay đổi khi biến PB tăng lên 1 đơn vị thì biến phụ thuộc ROE trung bình tăng 0.0301789 đơn vị.

4.3.2.1. Tỷ lệ chi trả cổ tức

Đối với biến tỷ lệ chi trả cổ tức, hệ số hồi quy của biến này là 0.3003824, tác động cùng chiều tới biến ROE có ý nghĩa thống kê với mức 1%. Kết quả này ngược với các nghiên trước Dongan. M et al (2014). Nhưng giống với kết quả nghiên cứu của Agyei, S.K el al (2011), Uwuigbe, U., Jafaru, J. & Ajayi, A. (2012), Amidu, M (2007) …. Kết quả cho thấy rằng khi chi trả cổ tức cao thì chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn của công ty tăng cao. Phù hợp tình hình thực tế.

diện kể từ khi họ có xu hướng phải đối mặt với chi phí đại diện cao là kết quả của sự phân tán quyền sở hữu, tăng tính phức tạp và sự bất lực của các cổ đông để giám sát chặt chẽ. Theo Dhanani 2005 Chính sách cổ tức của một công ty có thể làm giảm chi phi đại diện giữa các nhà quản lý và các cổ đông và ngược lại, nâng cao giá trị của công ty cho các cổ đông (Dhanani, 2005).

4.3.2.2. Tốc độ tăng trưởng

Đối với biến tốc độ tăng trưởng, hệ số hồi quy của biến này là 0.0332946, tác động cùng chiều tới biến ROE có ý nghĩa thống kê với mức 1%. Kết quả nghiên cứu này giống như các nghiên cứu trước đây của Amidu, M (2007), Onanjiri, R, N et al., (2014) ….. Sự ảnh hưởng thuận chiều của biến GROWTH cho thấy các doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng doanh thu tốt hơn thì hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tốt. Và nếu doanh nghiệp đầu tư nhiều vào khâu bán hàng và quản lý thì việc bán sẽ càng dễ dàng hơn, thu được lợi nhuận cao hơn cho doanh nghiệp. Các doanh nghiệp đang phát triển có triển vọng tạo ra nhiều lợi nhuận cho chủ sở hữu.

4.3.2.3. Khả năng thanh khoản

Tính thanh khoản có hệ số hồi quy là 0.0008941 tác động cùng chiều tới biến ROE. Kết quả thực nghiệm mẫu không tìm thấy bằng chứng có ý nghĩa thống kê giữa tính thanh khoản và hiệu quả sử dụng vốn. Kết quả nghiên cứu này trái ngược với các nghiên cứu trước đây của Amidu, M (2007), Dongan. M et al (2014), …. Khi doanh nghiệp có khả năng thanh toán nhanh thì việc chi trả cổ tức cho các cổ đông sẽ cao hơn từ đó thu hút được sự đầu tư của các nhà đầu tư , sẽ tăng sự kiểm soát nên từ đó sẽ tăng hiệu quả hơn trong việc sử dụng nguồn vốn hơn.

4.3.2.4. Giá cổ phiếu/Giá ghi sổ sách

Giá cổ phiếu/Giá ghi sổ sách có hệ số hồi quy là 0.030179 tác động cùng chiều với biến ROE có ý nghĩa thống kê với mức 1%. Kết quả nghiên cứu này giống như các nghiên cứu trước đây của Priya, Ka & Nimalathasan, Bb (2013), Leal và

Carvalhal -da –Silva (2005) …. Chỉ số này biến động có ảnh hưởng lớn đến giá cổ phiếu, các nhà đầu tư rất quan tâm chỉ tiêu này. Khi các nhà đầu tư nhìn vào chỉ tiêu này họ sẽ thấy được giá cổ phiếu có bị thổi phồng lên không. Khi tỷ số này cao thu hút nhiều nhà đầu tư hơn.

4.3.2.5. Đòn bẩy tài chính

Đòn bẩy tài chính có mối quan hệ cùng chiều với hiệu quả hoạt động kinh doanh. Kết quả thực nghiệm cứu không tìm thấy bằng chứng có ý nghĩa thống kê. Kết quả này trái với nghiên cứu của Amidu, M (2007), nghiên cứu mối liên hệ giữa chính sách cổ tức và hiệu quả hoạt động trên thị trường chứng khoán Ghana và kết quả nghiên cứu của của Dongan. M et al (2014), nghiên cứu tại thị trường chứng khoán Istanbul, biến đòn bẩy tài chính tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động. Các khoản thanh toán cổ tức và chính sách đòn bẩy là cơ chế thay thế cho việc kiểm soát chi phí cơ quan của dòng tiền tự do đó, nhằm tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4

Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy mô hình nghiên cứu đề xuất phù hợp với dữ liệu thu thập trên thị trường chứng khoán HOSE trong giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2013. Tỷ lệ chi trả cổ tức có mối quan hệ đến hiệu quả hoạt động kinh doanh. Và hiệu quả hoạt động kinh doanh chịu tác động nhiều yếu tố: khả năng thanh khoản, đòn bẩy tài chính, giá cổ phiếu/Giá ghi sổ sách, tốc độ tăng trưởng.

4. CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Chương này trình bày tóm tắt các kết quả nghiên cứu, đưa ra kết luận và kiến nghị.

Một phần của tài liệu Tác động chính sách cổ tức đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán hose (Trang 74 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)