Khả năng thanh khoản (LIQD)

Một phần của tài liệu Tác động chính sách cổ tức đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán hose (Trang 34 - 36)

Khả năng thanh khoản thường được nhiều doanh nghiệp quan tâm và thường trở thành một vấn đề nhạy cảm trong giai đoạn kinh doanh gặp khó khăn, khi cả lợi nhuận và dòng tiền đều sụp giảm. Nó liên quan trực tiếp đến sự thanh toán hoàn trả vốn đầu tư cho các cổ đông hay nó liên quan đến các nghĩa vụ đối với các chủ nợ, trái chủ và sự hoạt động của toàn bộ bộ máy sản xuất kinh doanh của công ty. Đặc biệt là đối với các công ty vào mùa vụ sản xuất kinh doanh, cần một lượng tiền mặt

rất lớn, trùng với thời gian công ty phải chi trả cổ tức. Tại Việt Nam, các công ty niêm yết thường chi a việc chi trả cổ tức làm 2 đợt cũng nhằm việc làm giảm áp lực đến khả năng thanh khoản. Điều này cho thấy các công ty niêm yết Việt Nam cũng đã chú trọng đến yếu tố thanh khoản trong chi trả cổ tức.

Các doanh nghiệp tăng trưởng nhanh chóng có nhiều các cơ hội đầu tư sinh lời, nhu cầu tiền cao cũng thường thấy, rất khó khi vừa phải duy trì đủ thanh khoản vừa chi trả cổ tức cùng một lúc. Chi trả cổ tức là dòng tiền chi ra. Vì vậy khả năng thanh khoản của doanh nghiệp càng lớn, doanh nghiệp càng có nhiều khả năng chi trả cổ tức. Trong khi đó thậm chí một doanh nghiệp đã từng có quá khứ là tái đầu tư có lợi nhuận cao, số dư lợi nhuận giữ lại lớn vẫn có thể không có khả năng chi trả cổ tức nếu không đủ tài sản có tính thanh khoản cao, nhất là tiền mặt.

- Bruinshoofd và Kool (được trích dẫn bởi Nguyễn Đình Thiên và cộng sự, 2014) đã tiến hành thực nghiệm về khả năng thanh khoản của các công ty Hà Lan. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu 453 doanh nghiệp trong giai đoạn 1986–1997. Các tác giả xem xét yếu tố quy mô, khả năng thanh khoản, tài sản, doanh thu, tổng nợ, nợ ngắn hạn, đầu tư, lợi nhuận trên tài sản, thu nhập không chắc chắn, lãi suất bình quân là biến độc lập và lợi nhuận trên tài sản là biến phụ thuộc. Kết quả cho thấy lợi nhuận trên tài sản và tính thanh khoản có mối quan hệ.

- Theo Dongan, M et al (2014) đã tìm thấy khả năng thanh khoản có mối quan hệ cùng chiều với hiệu quả hoạt động kinh doanh.

- Isshaq và Bokpin (2009) thu thập dữ liệu hàng năm giai đoạn 1991–2007 tại Ghana để đánh giá mối quan hệ giữa khả năng thanh khoản và lợi nhuận trên tài sản. Kết quả của nghiên cứu cho thấy lợi nhuận trên tài sản có mối quan hệ cùng chiều với khả năng thanh khoản.

- Stephan, A.and A. Tsapin (2009) trong nghiên cứu của họ xem xét các yếu tố quyết định đến hiệu quả hoạt động và cho thấy khả năng thanh khoản của các doanh nghiệp Ukraine, có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả hoạt động.

- Theo Brigham và Houston (được trích dẫn bởi Nguyễn Đình Thiên và các cộng sự, 2014) khả năng thanh khoản giúp doanh nghiệp linh hoạt và có được các lợi thế khi điều kiện thị trường thay đổi và ứng phó được với những chiến lược của các công ty cạnh tranh.

Vậy, khả năng thanh toán cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh.

Một phần của tài liệu Tác động chính sách cổ tức đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán hose (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)