Phân tích tương quan giữa các biến

Một phần của tài liệu Tác động chính sách cổ tức đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán hose (Trang 61 - 64)

Trước khi thực hiện hồi quy đa biến, luận văn cần kiểm tra mối quan hệ giữa các biến dự kiến là biến độc lập đưa vào mô hình. Việc kiểm tra này cần thiết để loại trừ các biến có mối tương quan có ý nghĩa với nhau, làm mất tính độc lập giữa các biến và gây nhiễu kết quả hồi quy của mô hình.

Để kiểm định sự tương quan tác giả dựa vào một số nghiên cứu trước kia: theo Đinh Bảo Ngọc và cộng sự (2014), Nguyễn Hữu Căn và cộng sự (2014) họ lập luận rằng các cặp biến không vượt quá 0.8 thì không nhiều khả năng xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến. Sunday O Kajola, Ademola A Adewumi, Oyefemi O Oworu (2015) hệ số tương quan giữa các biến không vượt quá 0.8 do đó không tồn tại hiện tượng đa cộng tuyến. Và cũng theo Thân Thị Thu Thủy và Nguyễn Kim Chi (2015) cũng lập luận rằng các cặp biến trong mô hình có hệ số tương quan nhỏ hơn 0.8 thì không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến.

Mối quan hệ giữa các biến thể hiện ở bảng 4.2 và bảng 4.3. Bảng 4.2

Ma trận tương quan giữa các biến (Với biến phụ thuộc là ROA)

ROA DROP DFL GROWTH LIQD P/B

ROA 1.000 DROP 0.4640 1.000 DFL -0.2898 -0.1666 1.000 GROWTH 0.1469 0.0513 0.1012 1.000 LIQD 0.3095 0.0716 -0.4672 -0.0688 1.000 P/B 0.5529 0.1278 0.1722 0.1432 0.0857 1.000

Bảng 4.3

Ma trận tương quan giữa các biến (Với biến phụ thuộc là ROE)

ROE DPOR DFL GROWTH LIQD P/B

ROE 1.000 DROP 0.4417 1.000 DFL 0.0564 -0.1666 1.000 GROWTH 0.2047 0.0513 0.1012 1.000 LIQD 0.0568 0.0716 -0.4672 -0.0688 1.000 P/B 0.5683 0.1278 0.1722 0.1432 0.0857 1.000

Nguồn: Kết quả được lấy ra từ phần mềm STATA 11.1

Bảng 4.2 và bảng 4.3 cung cấp hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình. Ở bảng 4.2 biến phụ thuộc là ROA. Bảng 4.3 biến phụ thuộc là ROE. Dựa vào bảng 4.2 và 4.3 về ma trận hệ số tương quan tuyến tính giữa các biến độc lập của mô hình, ta có thể quan sát thấy kết quả hệ số tương quan giữa các biến đều nhỏ hơn 0.8 cho thấy rằng không nhiều khả năng xuất hiện đa cộng tuyến trong mô hình hồi quy.

- Dựa vào bảng 4.2, cho thấy kết quả phân tích ma trận tương quan giữa các biến. Tương quan giữa biến kiểm soát GROWTH, LIQD, PB đến ROA là tương quan cùng chiều. Và tương quan giữa biến độc lập DFL đến ROA là tương quan ngược chiều.

- Có mối tương quan giữa hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và chính sách chi trả cổ tức ở các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán HOSE. Với hệ số tương quan giữa ROA và DROP là 0.464 và ROE và DPOR là 0.4417.

Một phần của tài liệu Tác động chính sách cổ tức đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán hose (Trang 61 - 64)