Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Tác động chính sách cổ tức đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán hose (Trang 33)

Tăng trưởng là một trong những điều kiện cơ bản để doanh nghiệp có thể đạt được các mục tiêu của mình trong suốt cuộc đời hoạt động sản xuất kinh doanh. Tăng trưởng giúp cho doanh nghiệp tích lũy về nguồn vốn và cơ sở vật chất máy móc để đầu tư mở rộng sản xuất đồng thời tạo dựng được uy tín đối với khách hàng cũng như với các nhà cung cấp, các nhà đầu tư.

Một doanh nghiệp tăng trưởng nhanh có nhu cầu lớn để tài trợ cho các cơ hội đầu tư hấp dẫn của mình. Vì thế, thay vì chi trả cổ tức nhiều và sau đó cố gắng bán cổ phần mới để huy động đủ số vốn mới cần thiết, doanh nghiệp thuộc loại này thường chi trả cổ tức ở mức thấp, giữ lại một phần lớn lợi nhuận và tránh bán cổ phần mới ra công chúng vừa tốn kém vừa bất tiện. Hơn nữa, huy động nguồn vốn bên ngoài luôn đắt hơn nguồn vốn được tài trợ từ lợi nhuận của chính doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, khi doanh nghiệp đạt được tốc độ tăng trưởng doanh thu nhanh đồng nghĩa với sự tăng trưởng mạnh trong thu nhập, doanh nghiệp cũng cân nhắc đến chi trả cổ tức cao cho các cổ đông.

- Theo nghiên cứu của Zeitun và Tian (2007), tốc độ tăng trưởng có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

- Nghiên cứu thực nghiệm của Velnampy.T và Nimalathasan , B. (2009 ) đã nghiên cứu mối quan hệ tốc độ tăng trưởng và lợi nhuận của các ngân hàng ở Sri

Lanka họ nhận thấy rằng doanh số bán hàng có mối quan hệ tích cực đến tỷ suất lợi nhuận.

- Amidu (2007) nghiên cứu các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán GSE và cho thấy rằng có mối quan hệ tích cực giữa lợi nhuận trên tài sản (ROE), lợi nhuận trến vốn chủ sở hữu (ROE) và tốc độ tăng trưởng (Growth).

- Khatab, H el al (2011) kết luận rằng có mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa tốc độ tăng trưởng và ROE.

- Bên cạnh đó, Nguyễn Quốc Nghi (được trích dẫn bởi Nguyễn Quốc Nghi và Mai Văn Nam, 2011), tác giả còn cho thấy tốc độ tăng trưởng doanh thu cũng là nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh.

- Demir (được trích dẫn bởi Lê Khương Ninh và Nguyễn Lê Hoa Tuyết, 2012) đã khẳng định các doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng doanh thu cao thường có lợi nhuận cao bởi tăng trưởng doanh thu cao chứng tỏ doanh nghiệp có triển vọng kinh tế tốt.

Đa phần các nghiên cứu trước đây họ đều chứng minh thấy rằng tốc độ tăng trưởng doanh thu ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả hoạt động kinh doanh. Điều này phù hợp với thực tế vì tốc độ tăng trưởng doanh thu của doanh nghiệp thể hiện được tiềm lực kinh tế, sự ổn định của doanh nghiệp và mức độ tăng trưởng của doanh nghiệp.

2.3.6.2. Khả năng thanh khoản (LIQD)

Khả năng thanh khoản thường được nhiều doanh nghiệp quan tâm và thường trở thành một vấn đề nhạy cảm trong giai đoạn kinh doanh gặp khó khăn, khi cả lợi nhuận và dòng tiền đều sụp giảm. Nó liên quan trực tiếp đến sự thanh toán hoàn trả vốn đầu tư cho các cổ đông hay nó liên quan đến các nghĩa vụ đối với các chủ nợ, trái chủ và sự hoạt động của toàn bộ bộ máy sản xuất kinh doanh của công ty. Đặc biệt là đối với các công ty vào mùa vụ sản xuất kinh doanh, cần một lượng tiền mặt

rất lớn, trùng với thời gian công ty phải chi trả cổ tức. Tại Việt Nam, các công ty niêm yết thường chi a việc chi trả cổ tức làm 2 đợt cũng nhằm việc làm giảm áp lực đến khả năng thanh khoản. Điều này cho thấy các công ty niêm yết Việt Nam cũng đã chú trọng đến yếu tố thanh khoản trong chi trả cổ tức.

Các doanh nghiệp tăng trưởng nhanh chóng có nhiều các cơ hội đầu tư sinh lời, nhu cầu tiền cao cũng thường thấy, rất khó khi vừa phải duy trì đủ thanh khoản vừa chi trả cổ tức cùng một lúc. Chi trả cổ tức là dòng tiền chi ra. Vì vậy khả năng thanh khoản của doanh nghiệp càng lớn, doanh nghiệp càng có nhiều khả năng chi trả cổ tức. Trong khi đó thậm chí một doanh nghiệp đã từng có quá khứ là tái đầu tư có lợi nhuận cao, số dư lợi nhuận giữ lại lớn vẫn có thể không có khả năng chi trả cổ tức nếu không đủ tài sản có tính thanh khoản cao, nhất là tiền mặt.

- Bruinshoofd và Kool (được trích dẫn bởi Nguyễn Đình Thiên và cộng sự, 2014) đã tiến hành thực nghiệm về khả năng thanh khoản của các công ty Hà Lan. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu 453 doanh nghiệp trong giai đoạn 1986–1997. Các tác giả xem xét yếu tố quy mô, khả năng thanh khoản, tài sản, doanh thu, tổng nợ, nợ ngắn hạn, đầu tư, lợi nhuận trên tài sản, thu nhập không chắc chắn, lãi suất bình quân là biến độc lập và lợi nhuận trên tài sản là biến phụ thuộc. Kết quả cho thấy lợi nhuận trên tài sản và tính thanh khoản có mối quan hệ.

- Theo Dongan, M et al (2014) đã tìm thấy khả năng thanh khoản có mối quan hệ cùng chiều với hiệu quả hoạt động kinh doanh.

- Isshaq và Bokpin (2009) thu thập dữ liệu hàng năm giai đoạn 1991–2007 tại Ghana để đánh giá mối quan hệ giữa khả năng thanh khoản và lợi nhuận trên tài sản. Kết quả của nghiên cứu cho thấy lợi nhuận trên tài sản có mối quan hệ cùng chiều với khả năng thanh khoản.

- Stephan, A.and A. Tsapin (2009) trong nghiên cứu của họ xem xét các yếu tố quyết định đến hiệu quả hoạt động và cho thấy khả năng thanh khoản của các doanh nghiệp Ukraine, có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả hoạt động.

- Theo Brigham và Houston (được trích dẫn bởi Nguyễn Đình Thiên và các cộng sự, 2014) khả năng thanh khoản giúp doanh nghiệp linh hoạt và có được các lợi thế khi điều kiện thị trường thay đổi và ứng phó được với những chiến lược của các công ty cạnh tranh.

Vậy, khả năng thanh toán cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh.

2.3.6.3. Giá cổ phiếu/Giá ghi sổ sách (PB)

Giá cổ phiếu trên giá ghi sổ sách dùng để so sách giá cổ phiếu so với giá trị sổ sách của cổ phiếu đó. Giá cổ phiếu trên giá ghi sổ sách cho chúng ta biết được rằng sự chênh lệch giá bán cổ phiếu và giá trị sổ sách của cổ phiếu, cho ta thấy giá trị tài sản của doanh nghiệp có bị thổi phồng quá mức không và cuối cùng thể hiện việc thu nhập trên tài sản của doanh nghiệp như thế nào. Và ý nghĩa chung nhất là cho thấy được một công ty hoạt động có hiệu quả hay không. Nếu chỉ tiêu này thấp thì cho thấy một tín hiệu tiêu cực cho các nhà đầu tư. Nếu chỉ số này cao cho thấy cổ phiếu được định giá một cách chính xác.

- Priya, Ka & Nimalathasan, Bb (2013) cho thấy sự tương quan giữa Giá cổ phiếu/Giá ghi sổ sách và hiệu quả hoạt động doanh nghiệp.

- Leal và Carvalhal -da -Silva (2005) cho thấy mối quan hệ tích cực giữa hiệu quả hoạt động và Giá cổ phiếu/Giá ghi sổ sách.

Vậy, Giá cổ phiếu/Giá ghi sổ sách cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh.

Bên cạnh đòn bầy tài chính, tốc độ tăng trưởng, khả năng thanh khoản và Giá cổ phiếu trên giá ghi sổ sách tác động đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp thì chính sách cổ tức cũng tác động đến hiệu quả doanh nghiệp.

2.3.6.4. Đòn bẩy tài chính (DFL)

Theo Rajan và Zingales (được trích dẫn bởi Yana Safarova, 2010), cho rằng đòn bẩy được định nghĩa dựa trên đặc điểm và mục tiêu phân tích. Đòn bẩy tài chính là khái niệm dùng để chỉ sự kết hợp giữa nợ phải trả và vốn chủ sở hữu trong việc điều hành chính sách tài chính của doanh nghiệp. Đòn bẩy tài chính sẽ rất lớn trong các doanh nghiệp có tỷ trọng nợ phải trả cao hơn tỷ trọng của vốn chủ sở hữu. Ngược lại, đòn bẩy tài chính sẽ thấp khi tỷ trọng nợ phải trả nhỏ hơn tỷ trọng của vốn chủ sở hữu. Đòn bẩy tài chính vừa là một công cụ thúc đẩy lợi nhuận sau thuế trên một đồng vốn chủ sở hữu, vừa là một công cụ kìm hãm sự gia tăng đó. Sự thành công hay thất bại này tuỳ thuộc vào sự khôn ngoan hay khờ dại khi lựa chọn cơ cấu tài chính. Khả năng gia tăng lợi nhuận cao là điều mong ước của các chủ sở hữu, trong đó đòn bẩy tài chính là một công cụ được các nhà quản lý ưa dùng. Sử dụng đòn bẩy tài chính như sử dụng "con dao hai lưỡi". Nếu tổng tài sản không có khả năng sinh ra một tỉ lệ lợi nhuận đủ lớn để bù đắp các chi phí tiền lãi vay phải trả thì tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu bị giảm sát. Vì phần lợi nhuận do vốn chủ sở hữu làm ra phải dùng để bù đắp sự thiếu hụt của lãi vay phải trả. Do vậy, thu nhập của một đồng vốn chủ sở hữu sẽ còn lại rất ít so với tiền đáng lẽ chúng được hưởng. Đòn bẩy tài chính được các nhà quản lý sử dụng để gia tăng tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu.

Lý thuyết Modigliani & Miller (1963) trong trường hợp có thuế thu nhập doanh nghiệp, cơ cấu vốn có liên quan đến giá trị của doanh nghiệp. Ưu điểm của việc sử dụng nợ là có thể tiết kiệm được thuế bởi vì chi phí nợ là chi phí hợp lý được khấu trừ khỏi phần lợi nhuận trước thuế. Trong khi đó chi phí vốn chủ sở hữu không có được ưu điểm này, vì cổ tức là chi phí sau thuế. Chính vì vậy mà giá trị doanh nghiệp được tăng lên là nhờ lợi ích từ lá chắn thuế.

Đòn bẩy tài chính tác động đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. Rất nhiều nghiên cứu về mối quan hệ đòn bẩy tài chính và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, nhưng có nhiều kết quả khác nhau.

- Weill, L. (2001) đã nghiên cứu số liệu của khoản 12.000 công ty từ các công ty của ba nước: 5295 từ Pháp, 573 từ Đức, 6141 từ Italy . Họ đã kết luận rằng có sự khác biệt giữa các quốc gia về mối quan hệ đòn bẩy tài chính và hiệu quả hoạt động: có mối quan hệ tích cực ở các công ty ở Pháp và Đức, nhưng có mối quan hệ tiêu cực ở Italy. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Theo Myers (1984) nếu các công ty có đòn bẩy tài chính cao thì các cổ đông của công ty có khuynh hướng không đầu tư nhiều vào các dự án của công ty bởi vì lợi nhuận từ các khoản đầu tư này sẽ có lợi cho các chủ nợ hơn là các cổ đông. - Nguyễn Minh Hà (được trích dẫn bởi Ngô Thị Mỹ Loan, 2011) đã tìm thấy đòn cân nợ có mối quan hệ nghịch chiều với tăng trưởng doanh nghiệp.

- Theo Dongan. M et al (2014) cho rằng đòn bẩy tài chính dẫn đến tăng lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE).

- Khatab, H el al (2011) đòn bẩy tài chính có tác động đến ROE.

- Titman, S. (ed.) (1999) tác giả đã kết luận rằng đòn bẩy tài chính cao làm giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh vì thực hiện một số mục tiêu của doanh nghiệp mà phát sinh nhiều chi phí tiềm ẩn và gia tăng rủi ro.

- Và trong nghiên cứu của Trần Minh Trí, Dương Như Hùng (2011) họ đã nghiên cứu trên dữ liệu của 126 công ty niêm yết trên sàn chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2006 – 2009 tác giả đã thấy rằng hệ số của đòn bẩy kinh doanh đều âm và có ý nghĩa thống kê trong tất cả các mô hình họ khảo sát với biến phụ thuộc là hiệu quả hoạt động kinh doanh. Điều này phù hợp với giả thiết họ đưa ra là đòn bẩy tài chính ảnh hưởng nghịch đến hiệu quả hoạt động kinh doanh.

Vậy đòn bẩy tài chính có tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh, nhưng tùy thuộc vào thời gian và quốc gia thì có tác động khác nhau.

2.3.7. Những nghiên cứu trước đây liên quan đến đề tài

Chính sách cổ tức là một trong những khía cạnh phức tạp nhất. Tác động chính sách cổ tức đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đã được các nhà kinh tế trên thế giới nghiên cứu và có nhiều quan điểm khác nhau.

Priya, Ka & Nimalathasan, Bb (2013) tác giả sử dụng phân tích hồi quy và tương quan để phân tích. Mô hình mô phỏng cho một mẫu gồm 16 khách sạn và nhà hàng tại Sri Lanka trong giai đoạn 2008-2012 để xác minh mối quan hệ chính sách cổ tức và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Nghiên cứu đã đưa ra kết luận: có mối quan hệ tích cực giữa hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đo lường bằng ROA, ROE. PB tác động cùng chiều với hiệu quả hoạt động kinh doanh đo lường bằng ROA, ROE.

Amidu, M (2007) đã nghiên cứu xem xét liệu chính sách cổ tức có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp tại Ghana. Nghiên cứu này sử dụng dữ liệu của 25 doanh nghiệp. Các phân tích được thực hiện bằng dữ liệu thu từ các báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán GSE trong giai đoạn 1997 – 2004. Kết quả cho thấy có mối quan hệ tích cực và có ý nghĩa thống kê giữa ROA và ROE và chính sách chi trả cổ tức. Và thêm vào đó tác giả cũng tìm thấy kết quả cho thấy mối quan hệ tích cực giữa hiệu quả hoạt động kinh doanh (được đo bằng ROA, ROE) và tăng trưởng doanh thu và có mối quan hệ tiêu cực với đòn bẩy tài chính. Và khi hiệu quả kinh doanh đo lường bằng Tobin’s q thì tác giả không tìm thấy ý nghĩa thống kê giữa chính sách chi trả cổ tức và hiệu quả hoạt động kinh doanh.

Dongan. M et al (2014) các biến định lượng có thể dùng để ước lượng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp như sau: ROA (Return on Assets) bằng lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu, ROE (Return on Equity) đo bằng lợi nhuận ròng trên tổng

tài sản. Hai biến phụ thuộc: cổ tức trên mỗi cổ phần (DPS), RDD là phân phối cổ tức thường xuyên là biến giả: 1 nếu công ty có chi trả cổ tức bằng tiền mặt trong giai đoạn 2008 – 2011, 0 là trường hợp còn lại và có 3 biến kiểm soát: quy mô công ty (SIZE), đòn bẩy tài chính (LEVERAGE), Khả năng thanh khoản (CURRENT). Kết quả phân tích hồi quy cho thấy:

- Quy mô doanh nghiệp và khả năng thanh khoản ảnh hưởng tích cục và có ý nghĩa thống kê đến ROA. Đòn bẩy tài chính có mối quan hệ tiêu cực với hiệu quả hoạt động kinh doanh đo bằng ROA điều này có nghĩa ROA sẽ giảm khi sử dụng nguồn vốn tài trợ bên ngoài.

- SIZE và CURRENT có mối quan hệ tiêu cực với ROE trong khi đó LEVERAGE có mối quan hệ tích cực với ROE.

Tác giả không tìm thấy ý nghĩa thống kê giữa ROA, ROE và DPS.

Uwuigbe, U., Jafaru, J. & Ajayi, A. (2012) đã nghiên cứu mối quan hệ chính sách cổ tức và hiệu quả hoạt động kinh doanh của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán ở Nigeria. Dữ liệu được lấy từ 50 công ty trong giai đoạn 2006 – 2010. Họ đã tìm ra rằng có mối quan hệ tích cực giữa hiệu quả hoạt động (ROE) và chính sách cổ tức của các công ty ở Nigeria.

Agyei, S.K el al (2011) đã kiểm tra mối quan hệ giữa chính sách và hiệu suất của các ngân hàng tại Ghana. Các nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu bảng được xây dựng từ các báo cáo tài chính của 16 ngân hàng thương mại ở Ghana cho khoảng thời gian 5 năm từ 1999-2003. Các báo cáo tài chính thu được từ các bộ phận giám sát ngân hàng ở Ghana. Phần mềm STATA đã được sử dụng để phân tích dữ liệu, hiệu quả hoạt động được đo bằng ROE. Tác giả đã chỉ ra rằng chính sách cổ tức ngân hàng làm tăng hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Khi các ngân hàng chi trả cổ tức cao sẽ làm suy giảm nguồn lực nội tại của ngân hàng và từ đó cũng giảm chi phí

Một phần của tài liệu Tác động chính sách cổ tức đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán hose (Trang 33)