Lý thuyết chi phí đại diện

Một phần của tài liệu Tác động chính sách cổ tức đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán hose (Trang 30 - 31)

Lý thuyết đại diện định nghĩa chi phí đại diện là tổng của các loại chi phí: chi phí giám sát (monitoring cost) để giám sát hoạt động của người đại diện, chi phí kiểm toán, chi phí ràng buộc (bonding cost) để thiết lập một bộ máy có thể tối thiểu những hành vi quản trị không mong muốn như là bổ nhiệm những thành viên bên ngoài vào ban điều hành hay tái thiết lập hệ thống tổ chức của công ty và mất mát phụ trội (residual loss) hay chi phí cơ hội khi các cổ đông thuê người đại diện và buộc phải đưa ra các hạn chế, ví dụ những thiệt hại do người đại diện lạm dụng quyền được giao để tư lợi, những thiệt hại do việc đặt ra quy định đối với quyền bỏ phiếu của cổ đông về những vấn đề cụ thể, thiệt hại từ những biện pháp kiểm soát hoạt động của người đại diện.

Theo Jensen & Meckling (được trích bởi Nguyễn Đức Trung và Nguyễn Thu Hiền, 2014), chí phí đại diện xuất phát từ việc tách bạch giữa quyền sở hữu và quyền quản lý, phát sinh khi ban giám đốc công ty thực hiện những hoạt động nhằm mục đích mang lại lợi ích riêng cho họ thay vì những hoạt động có lợi cho các cổ đông, chính là những người sở hữu công ty. Những lợi ích từ quyết định này có thể trực tiếp hoặc gián tiếp.

Thậm chí nếu một công ty không có dòng tiền tự do, thanh toán cổ tức có thể có lợi ích cho các cổ đông để kiểm soát vấn đề đầu tư quá mức. Easterbrook (1984) cho rằng chi trả cổ tức làm giảm dòng tiền tự do mà nhà quản lý sử dụng để đầu tư. Vì vậy buộc các nhà quản lý phải tiếp cận các nguồn vốn bên ngoài để đầu tư vào các dự

án. Lúc này doanh nghiệp sẽ có nhiều nhà đầu tư, các bên liên quan và công chúng nói chung rà soát tài chính của doanh nghiệp do đó làm giảm chi phí đại diện mang lại lợi ích cho cổ đông.

Easterbrook (1984) lập luận rằng sự khác biệt lợi ích giữa nhà quản lý và các cổ đông và tập trung vào cổ tức như là một cơ chế làm giảm chi phí đại diện liên quan đến sự khác biệt lợi ích.

De Angelo et al (2004) tác giả tiến hành nghiên cứu về mối quan hệ giữa chính sách cổ tức, chí phí đại diện và lợi nhuận giữ lại. Các khoản thanh toán cổ tức có thể ngăn ngừa được mâu thuẩn trong vấn đề về chi phí đại diện vì lợi nhuận giữ lại quá nhiều có thể nảy sinh những quyết định liều lĩnh, không quan tâm đến các cơ hội đầu tư tốt hơn nếu không có sự giám sát của cổ đông.

Rozeff, M.S., (1982) cho rằng chính sách cổ tức có thể là công cụ làm giảm chi phí đại diện. Theo họ, việc chi trả cổ tức có thể làm tăng khả năng công ty sẽ huy động vốn mới thông qua kênh huy động vốn trên trên thị trường chứng khoán. Các nhà đầu tư mới cũng quan sát hành vi quản lý trước khi bỏ tiền đầu tư. Do đó, những công ty thường xuyên có mặt trên thị trường chứng khoán sẽ được giám sát kỹ hơn. Kết quả là, người quản lý của những công ty này sẽ hành động sốt sắng hơn vì lợi ích của cổ đông.

Tóm lại, dựa vào lý thuyết chi phí đại diện luận văn có cơ sở hơn về việc thanh toán cổ tức là biện pháp để kiểm soát hành vi của các nhà quản trị. Và việc thanh toán cổ tức giảm các khoản chi phí đại diện và chi phí từ việc nâng cao tài chính từ bên ngoài. Như vậy, lý thuyết dự đoán mối quan hệ tích cực giữa hiệu quả hoạt động và đòn bẩy tài chính.

Một phần của tài liệu Tác động chính sách cổ tức đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán hose (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)