3.2.4. Giả thuyết H4: Giá cổ phiếu/Giá trị sổ sách có mối quan hệ cùng chiều với hiệu quả hoạt động kinh doanh với hiệu quả hoạt động kinh doanh
Giá cổ phiếu trên giá ghi sổ sách cho chúng ta biết được sự chênh lệch giá bán cổ phiếu và giá trị sổ sách của cổ phiếu. Chỉ số này cao cho thấy doanh nghiệp hoạt động một cách hiệu quả. Theo Leal và Carvalhal -da -Silva (2005) cho thấy mối quan hệ tích cực giữa hiệu quả hoạt động và Giá cổ phiếu/Giá ghi sổ sách. Và cùng quan điểm với Priya, Ka & Nimalathasan, Bb (2013).
3.2.5. Giả thuyết H5: Đòn bẩy tài chính có mối quan hệ ngược chiều với hiệu quả hoạt động kinh doanh quả hoạt động kinh doanh
Trong thời kỳ suy thoái, khó khăn của doanh nghiệp hay nên kinh tế sẽ làm lợi nhuận giảm. Khi đó, nếu tỷ lệ nợ cao sẽ dẫn đến chi phí lãi vay cao làm doanh nghiệp giảm lợi nhuận và dẫn đến hoạt động kinh doanh kém hiệu quả. Việc duy trì một tỷ lệ nợ cao sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Titman, S. (ed.) (1999) tác giả đã kết luận rằng đòn bẩy tài chính cao làm giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh vì thực hiện một số một tiêu trong tương lai của doanh nghiệp mà phát sinh nhiều chi phí tiềm ẩn và gia tăng rủi ro. Mollah et al. (2002) báo cáo một mối quan hệ trực tiếp giữa đòn bẩy tài chính và nợ - mức độ gánh nặng làm tăng chi phí giao dịch. Theo Huang and Song (trích bởi Đoàn Ngọc Phi Anh, 2010) ở các nước có nền kinh tế chuyển đổi cho thấy hiệu quả kinh doanh có mối quan hệ tỉ lệ nghịch với đòn bẩy tài chính. Theo lý thuyết trật tự phân hạng, dự đoán mối quan hệ tiêu cực giữa hiệu quả hoạt động kinh doanh và đoàn bẩy tài chính.