Quan niệm về cách xây dựng nhân vật trong Linh Sơn

Một phần của tài liệu LINH sơn và QUAN NIỆM về TIỂU THUYẾT của CAO HÀNH KIỆN (Trang 45 - 51)

6. Cấu trúc luận văn

3.1.Quan niệm về cách xây dựng nhân vật trong Linh Sơn

Linh Sơn sử dụng nhiều đại từ số ít thay đổi gĩc độ tường thuật thay thế

cho nhân vật. Con đường đi trong Linh Sơn là một con đường đẹp và tinh khiết. Đĩ là cuộc hành trình cĩ cấu trúc kép: một cuộc hành trình vật lý trong thế giới thực và một cuộc hành trình tinh thần trong thế giới tưởng tượng. Trong khi người kể chuyện đi về phía Tây Nam nội địa Trung Quốc thì “anh”

cũng thực hiện một chuyến du lịch trong nội tâm của mình, tìm kiếm một biểu tượng và một mục tiêu khĩ nắm bắt được ở một nơi gọi là Linh Sơn. Cĩ một câu nĩi của Descartes, để nĩi về nhà văn: “Tơi tư duy, nên tơi tồn tại”, vậy cái

“tơi” của nhà văn cĩ thể là bản thân nhà văn, hoặc tương đồng với người kể chuyện, hoặc biến thành các nhân vật trong sách. Đĩ cĩ thể là nhà văn hoặc cĩ thể là bạn, chủ thể người kể chuyện cĩ thể tồn tại ở ngơi thứ nhất, ngơi thứ hai, hoặc cũng cĩ thể là ngơi thứ ba. Xác định chủ ngữ nhân xưng là khởi điểm cho việc biểu đạt cái cảm nhận, do đĩ mà hình thành các phương thức tự thuật khác nhau. Chính trong quá trình kiếm tìm phương thức tự thuật riêng mà nhà văn thực hiện cái cảm nhận của mình. Như vậy, việc sử dụng nhiều đại từ số ít trong Linh Sơn là sự biến thiên của một chủ thể cái “tơi”, nhờ sự biến đổi ra nhiều mặt, nhiều khía cạnh bên trong một con người như vậy, con người mới cĩ khả năng đánh giá chính bản thân mình, nhìn nhận mình, thay vì chỉ biết nhìn nhận và đánh giá người khác.

Trong bài “Một hành trình của văn học”, tác giả đã nĩi về cách xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Linh Sơn của mình “Những ngày đĩ tơi thường chỉ

một mình, lại thường ở những nơi hẻo lánh. Đơi khi đi trong núi hàng mấy

mình đang nĩi chuyện với mình, và dễ dàng bắt được vào những cuộc trị

chuyện đĩ. Vậy là xuyên suốt cuộc hành trình tơi thường suy nghĩ và nĩi

chuyện với mình. Và mỗi lần như thế, tâm trí tơi phĩng chiếu ra như một

người thực thành bạn chuyện của tơi. Điều này đã gợi ý cho tơi đặt nền tảng

tồn bộ cuốn tiểu thuyết trên hai nhân vật “mi” và “ta”” [22, tr.670]. Đồng

thời, trong chương 52 và chương 72, qua cuộc nĩi chuyện của “tơi” và “anh”, của “hắn” và “nhà phê bình” tác giả họ Cao đã nêu rõ quan điểm của mình về cách xây dựng nhân vật. Xây dựng nhân vật bằng cách sử dụng các đại từ số ít

tơi”-anh”- “hắn”- “nàng” và khơng cĩ nhân vật chính, khơng khắc họa tính

cách bất kỳ ở một nhân vật, nhân vật chỉ là sự phản chiếu cái “tơi” cá nhân, một sự thay đổi gĩc độ tường thuật. Như vậy, việc xây dựng nhân vật chỉ là

sự phĩng chiếu ra” từ cái “tơi” cá nhân của tác giả, là sự phân mảnh thành

nhiều mặt khác nhau trong nội tâm một con người. Những điều tồn tại trong

Linh Sơnđều mang tính chất lồng ghép giữa hiện thực và ảo ảnh từ cuộc hành

trình, khơng gian và nhân vật. Mọi thứ đều phủ lên mình nĩ một lớp sương mù huyền ảo. Cuộc hành trình vật lý và cuộc đi nội tâm, khung cảnh núi rừng với lớp sương mù tĩnh mịch, những nhân vật, những mặt người mờ ảo le lĩi, chỉ thấy được đường viền.

Sau một cuộc thảo luận dài ở chương 52 thì sự ra đời của bốn nhân vật xuất hiện đĩ là “tơi”, “anh”, “hắn”, “nàng”. Vậy xây dựng họ như thế nào, phân biệt họ ra sao, và họ ảnh hường như thế nào, điều này cũng thể hiện một phần về quan niệm tiểu thuyết của Cao Hành Kiện trong cách xây dựng nhân vật. Tiếp theo đĩ, trong những chương kế tiếp đã làm sáng tỏ việc sử dụng đại từ và chức năng của nĩ, sự phân tích bản thân nĩ trong cuốn tiểu thuyết này

Về cách xây dựng nhân vật “tơi”, mở đầu chương 52 tác giả cĩ viết

Anh biết tơi chẳng qua lẩm bẩm chuyện trị một mình để làm vơi bớt nỗi cơ

tơi khuây khỏa nỗi lịng, tơi buộc phải nhờ cậy bản thân mình làm bạn tranh luận” [21, tr.281]. Một cái “tơi” tự vấn đã xuất hiện ngay từ những dịng đầu của chương 52, một cái “tơi” đang dị xét chính bản thân mình. Như vậy, mục đích của tác giả xây dựng nhân vật “tơi” là nhằm để vơi bớt nỗi cơ đơn của chính bản thân mình, và thứ hai là để viết lại những kinh nghiệm của chính bản thân mình. Điều này lý giải tại sao cĩ sự xuất hiện của nhân vật “anh”, người bạn đồng hành của tác giả. Bên cạnh đĩ, người kể chuyện “tơi” cịn là người hiển thị thực tế về bản thân tác giả, người đĩng nhiều vai như nhà sử học, xã hội học, khảo cổ học… để lật bỏ lớp màn bao bọc huyễn hoặc của lịch sử, của những điều xấu xa ẩn nấp nơi thâm sâu cùng cốc. Đồng thời con người này cịn hăm hở hồ mình với cuộc sống của những con người nơi đĩ, điều tra mối quan hệ giữa thiên nhiên với con người.

Về cách xây dựng nhân vật “anh”, tác giả thừa nhận rằng nhân vật “anh” chính là những gì mà “tơi” trải qua trong quá khứ, những gì mà cĩ liên quan đến “tơi” trong quá khứ “Trong cuộc độc thoại dài dằng dặc này, anh là đối tượng kể chuyện của tơi, của riêng bản thân tơi. Chẳng qua anh chỉ là

hình bĩng của tơi mà thơi” [21, tr.281]. Điều này đã xác định một cách rất rõ

ràng là nhân vật “anh” là một “cái bĩng” của nhân vật “tơi”, một cái bĩng chịu nhiều ảnh hưởng từ những gì mà nhân vật “tơi” xảy ra trong quá khứ:

In this lengthy soliloquy you are the object of what I relate, a myself who

listens intently to me- you are simply my shadow” [69, tr.346] (tạm dịch là :

Trong cuộc nĩi chuyện một mình dài dịng này anh là đối tượng của những

gì mà tơi cĩ quan hệ, một bản thân tơi người mà chăm chú lắng nghe tơi, anh

đơn giản là cái bĩng của tơi” ). Người kể chuyện “anh” đại diện cho bản

thân như một sự sáng tạo và những giấc mơ lãng mạn, người đi lang thang khơng mục đích trong trí tưởng tượng và tự nĩi với mình với những phát minh về những câu chuyện thần thoại. “Anh” thường nĩi với một người phụ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nữ là “nàng” và cái tiếng nĩi của “nàng” này là tiếng nĩi của bản thân là những khao khát ước muốn về tình yêu, về sự đồng hành và về sự hiểu biết.

Cách xây dựng nhân vật “nàng”, “nàng” được tạo ra từ trong nỗi cơ đơn của “anh“Tơi đã để anh tạo ra nàng, vì anh cũng giống tơi, khơng chịu

được nỗi cơ đơn, anh phải tìm ai đĩ để chuyện trị” [21, tr.281] (“As I listen

to myself and you. I let you creat a she, because you are like me and also can

not bear the loneliness and have to find a partner for your conversation” [69,

tr.346] (tạm dịch là: “khi tơi lắng nghe bản thân tơi và anh, tơi đã để anh

sáng tạo ra một nàng, bởi vì anh cũng như tơi và hầu hết khơng cĩ thể chịu

đựng nỗi cơ đơn và phải tìm một người bạn cho cuộc nĩi chuyện của anh”).

Như vậy, vị trí của “nàng” là giúp “anh” vơi bớt nỗi cơ đơn và cũng giúp “tơi” xác định rõ bản thân “tơi” “nàng sinh ra từ anh, ngược lại nàng cũng

xác nhận bản thân tơi” [21, tr.281]. Hình bĩng của “nàng” là khơng tồn tại,

bởi vì “nàng” chỉ là những ảo ảnh “Bộ mặt đĩ tất nhiên cũng là ảo ảnh thì muốn miêu tả nĩ rõ ràng làm gì chứ? Nàng chỉ là cái bĩng khơng xác định,

chập chờn trong trí nhớ và sự liên tưởng, việc gì phải bắt nàng ngừng lại?

[21, tr.287]. Và tác giả cũng xác định rằng, nhân vật “nàng” sẽ luơn luơn biến đổi. Vì thế mà trong tác phẩm, “nàng” luơn biến đổi thành nhiều người, mang nhiều gương mặt “Moreover, her imagine is forever changing” [69, tr.347] (tạm dịch: “ngồi ra, hình dung của cơ ấy luơn luơn thay đổi”).

Trong bài nĩi chuyện “Sự cần thiết của cơ đơn” tác giả cĩ nĩi “Tuệ thức hay ý thức cũng sinh ra khi ta cĩ khoảng cách - nĩi cách khác, khi ta lùi lại một bước. Chúng ta cần một khoảng cách nào đĩ để cĩ thể thấy rõ và phán

đốn chính xác về con người và các sự kiện” [55], điều này đã dẫn đến việc

xây dựng nhân vật “hắn” với mục đích làm rõ bản thân mình hơn. Điều này được tác giả giải thích rõ ràng hơn trong chương 52 của Linh Sơnanh ở trong cuộc đi tâm linh của mình, cùng lang thang, du ngoạn khắp thế gian

bằng ý tưởng của anh. Đi càng xa càng cảm thấy gần, đến lúc khơng thể tránh nhau được nữa, cần phải lùi một bước để tạo ra khoảng cách. Khoảng

cách đĩ chính là hắn. Hắn là cái bĩng khi anh bỏ tơi mà đi” [21, tr.282]

(“until unavoidably you and I merge and are inseparable. At this point there is a need to step back and to create space. That space is he. He is the back of you after you have turned around left me” (tạm dịch là “vào thời điểm này, thật là cần thiết để lùi một bước và sáng tạo ra một khoảng trống. Khoảng trống đĩ

chính là hắn. Hắn là cái bĩng của anh sau khi anh xoay mình rời bỏ tơi”) [69,

tr.347]. Như vậy, nhân vật “hắn” được tạo ra để nhằm xác định đâu là “anh”

và đâu là “tơi”, để giúp “anh” và “tơi” khơng bị trộn lẫn và nhau. “Hắn”

mang tính độc lập khách quan, đứng bên ngồi để nhận xét “anh”“tơi”. “Anh” là “cái bĩng” của “tơi”, “tơi” đang đi trên con đường thực tế, cịn “anh” đi trên con đường trong tưởng tượng của “tơi”. Làm sao để giúp cho giữa tưởng tượng và hiện thực khơng bị lẫn lộn, khơng bị trộn lẫn vào nhau, điều đĩ thật là cần thiết để xây dựng nhân vật “hắn”, vì “hắn” sẽ giúp cho tưởng tượng và thực tế khơng trộn lẫn vào nhau, giúp cho “anh” và “tơi” khơng bị hợp nhất. Cũng như khi xây dựng nhân vật “nàng”, “hắn” vốn chỉ là

“một bĩng hình trong gương”, khơng thể thấy rõ khuơn mặt và dáng hình của

hắn”: “cho dù là tơi hay cái bĩng của tơi thì đều khơng nhìn rõ khuơn mặt

hắn, chỉ cần biết cĩ cái bĩng đằng sau là đủ rồi” [21, tr.282].

Tác giả đã xây dựng nhân vật “tơi”, “anh”, “nàng”, “hắn”. Vậy tại sao khơng xây dựng nhân vật “chúng tơi” hay “chúng ta”? Điều này đã được tác giả giải thích “Khơng biết anh cĩ chú ý đến điều đĩ khơng? Khi tơi nĩi đến tơi, anh, nàng, hắn và thậm chí cả bọn họ, các nàng. Chứ tuyệt nhiên tơi khơng nĩi đến “chúng tơi”. Tơi cho rằng “chúng tơi” kỳ dị và đạo đức giả ấy

là thừa. [21, tr.282]. Điều này cĩ thể giải thích về sự từ chối “cái chúng tơi

mà nhân dân Trung Hoa phải hứng chịu trong thời kỳ Cách Mạng Văn Hĩa, đĩ là thời kỳ mà quyền lợi và cá nhân mỗi con người đều bị tước đoạt, con người chỉ sống bằng “cái ta” giả dối của mình. Vì thế, tác giả rất sợ cái

chúng tơi” này. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong cách xây dựng nhân vật, tác giả đã lập cho mình một trình tự logic riêng để diễn tả những gì tác giả suy nghĩ và muốn gửi gắm, diễn tả những sự

hỗn độn” ngay chính bản thân của mình khi sống trong một thế giới luơn

luơn biến đổi “Tơi đã lập cho mình một kiểu trình tự, nĩi cách khác là một

kiểu logic, một hệ nhân quả. Những trình tự logic, nhân quả trong thế giới

hỗn độn này đều do con người lập nên để khẳng định mình. Sao tơi khơng tạo

ra một trình tự, logic, nhân quả cho riêng mình nhỉ? Tơi cĩ thể ẩn nấp trong

đĩ, sống yên ổn với lương tâm tơi” [21, tr.283]. Bên cạnh đĩ, cách xây dựng

nhân vật trong Linh Sơn cịn ảnh hưởng rõ rệt của triết học hiện sinh, xây dựng con người đúng với bản chất của nĩ “con người hiện sinh là con người

sinh động và hành động, và hành động xác định bản chất con người” [11,

tr.5]. Điều đĩ thể hiện một phần nào tính chất nhân đạo trong quan niệm của tác giả. Linh Sơn là một quyển tiểu thuyết về một con người đang khám phá thế giới phức tạp và phong phú của chính bản thân mình, thành cơng của quyển tiểu thuyết này là phân tích bản ngã của một con người. Và điều này đã được Cao thể hiện qua nhân vật bằng cách xây dựng nhiều tiếng nĩi trong một con người. Đây cũng là điều mà hấp dẫn độc giả, bởi vì nĩ liên quan đến họ ở mức độ cá nhân, họ cĩ thể là người bạn song hành cùng tác giả, hoặc là họ cĩ thể thơng qua quyển tiểu thuyết này như một tấm gương để tự soi chiếu mình. Việc chuyển dịch vai trị tường thuật qua nhiều đại từ khác nhau đã tạo được sự trung lập trong suy nghĩ, giúp cho người đọc cĩ cái nhìn khách quan về chính bản thân mình. Đây cũng là một thành tựu của Cao trong quyển tiểu thuyết này. Việc xây dựng nhân vật theo khía cạnh phát triển tâm lý, như là

một biểu hiện của con người phân mảnh, con người hồi nghi của chủ nghĩa hậu hiện đại. Linh Sơnđược xây dựng từ nhiều đại từ số ít để giới thiệu nhưng chúng ta nhận thấy rằng sau những câu chuyện lan man và vụn vặt ấy là một khuơn khổ đã được xây dựng sẵn.

Như vậy, xây dựng nhân vật trong Linh Sơn là kiểu xây dựng nhân vật phân mảnh giúp tác giả diễn đạt nhiều khía cạnh khác nhau trong cùng một bản ngã con người.

Một phần của tài liệu LINH sơn và QUAN NIỆM về TIỂU THUYẾT của CAO HÀNH KIỆN (Trang 45 - 51)