Báo cáo phân tích, ra quyết định chiphí sản xuất, giá thành sản

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hạch toán chi phỉ sản xuất và tính giá thành sản phấm nhằm tằng cường quản trị chi phỉ tại các doanh nghiệp xây lắp thuộc bộ văn hoá thông tin (Trang 33)

- Phương thức giao khoán:

1.4.5 Báo cáo phân tích, ra quyết định chiphí sản xuất, giá thành sản

giờ công trực tiếp sản xuất.

Chi phí Khối lượng Định mức thời Đơn giá giờ nhân công = sản phẩm cần X gian sx hoàn X công trực

trực tiếp sx thành 1 SP tiếp

Trường hợp doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phâm khác nhau, phải lập dự toán chi phí nhân công trực tiếp riêng cho từng loại sản phẩm, sau đó tổng họp lại để tính dự toán cho toàn doanh nghiệp.

1.4.4.3 Dự toán chi phỉ sản xuất chung

Mục đích của dự toán chi phí sản xuất chung là chỉ ra mức độ dự kiến của tất cả các chi phí sản xuất gián tiếp. Khác với chi phí nguyên vật liệu và chi phí nhân công trực tiếp, không sẵn có một mối quan hệ đầu ra - đầu vào nào cho các khoản mục chi phí sản xuất chung. Tuy nhiên chi phí sản xuất chung gồm hai bộ phận: chi phí biến đối và chi phí cố định, số liệu thống kê trong quá khứ sẽ giúp chúng ta xác định chi phí sản xuất chung sẽ biến động như thế nào theo mức độ hoạt động của doanh nghiệp bằng việc áp dụng các phương pháp ước tính chi phí.

1.4.5 Báo cáo phân tích, ra quyết định chi phí sản xuất, giá thành sảnphẩm. phẩm.

Báo cáo quản trị thường được soạn thảo linh hoạt tuỳ theo yêu cầu sử dụng thông tin của nhà quản trị. Kỳ báo cáo của kế toán quản trị thường xuyên hơn và ngắn hơn kỳ báo cáo của kế toán tài chính và thường gắn liền với một mặt hoạt động đế đưa ra một quyết định cụ thế. Luận văn xin đề cập đến một số báo cáo có tính chất điến hình, phản ánh nội dung cơ bản nhằm đạt được mục đích ra quyết định quản trị chi phí.

39

- Mục đích: Cung cấp cho nhà quản lý những thông tin về chi phí sản xuất theo từng đối tuợng tập họp chi phí và theo tùng khoản mục chi phí.

- Cơ sở lập: Sổ chi tiết và sổ tổng họp chi phí sản xuất trong kỳ theo đối tuợng tập hợp chi phí.

- Phuơng pháp lập: Căn cứ vào sổ chi tiết và sổ tổng hợp chi phí tiến hành liệt kê các khoản mục chi phí theo tùng đổi tuợng tập họp chi phí, mỗi đối tuợng đuợc theo dõi trên cùng một dòng.

b/ Bảo cáo giá thành sản phàm:

- Mục đích: Cung cấp thông tin về tổng giá thành sản xuất thực tế của từng sản phẩm trên cơ sở đó so với giá thành kế hoạch đế đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch giá thành của từng đơn vị trong doanh nghiệp, đồng thời cung cấp thông tin cho việc lập kế hoạch và đua ra các quyết định liên quan đến việc định giá sản phẩm tuơng tự.

- Cơ sở lập: Bảng tống họp chi phí sản xuất và giá thành sản phấm.

- Phuơng pháp lập: Liệt kê các chỉ tiêu giá thành kế hoạch, giá thành thực tế theo từng sản phẩm, tổng giá thành cho từng sản phẩm trong doanh nghiệp, mỗi đổi tượng giá thành được theo dõi trên cùng một dòng.

c/Báo cáo thực hiện kế hoạch:

Mục đích: Cung cấp thông tin về thực hiện kế hoạch trong kỳ báo cáo thông qua các chỉ tiêu trên báo cáo đế giúp ban lãnh đạo doanh nghiệp đánh giá đúng tình hình doanh nghiệp và đua ra các giải pháp nhằm giúp doanh nghiệp thực hiện tốt hơn những chỉ tiêu kế hoạch sẽ đưa ra trong kỳ tiếp theo.

Cơ sở lập: Các báo cáo chi tiết, báo cáo tổng hợp phản ánh thực tế tình hình doanh nghiệp trong kỳ và cùng kỳ năm trước, các dự toán ngân sách, các kế hoạch đã lập đầu kỳ.

Phương pháp lập: Liệt kê các chỉ tiêu đã xây dựng trong kế hoạch đầu kỳ, mỗi chỉ tiêu một dòng, thế hiện sự so sánh đối với số liệu kế hoạch và sổ

40 liệu thực hiện cùng kỳ năm trước trên các cột tương ứng.

về mặt phân tích đế ra quyết định, kế toán quản trị đặc biệt quan tâm tới mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận, phân tích hoà vốn, phục vụ cho việc ra quyết định ngắn hạn như: quyết định tiếp tục hay chấm dứt sản xuất kinh doanh một bộ phận, quyết định tự sản xuất hay mua ngoài, quyết định bán ngay nửa thành phẩm hay sản xuất thành phẩm rồi mới bán, quyết định trong điều kiện năng lực sản xuất kinh doanh bị giới hạn, quyết định có chấp nhận một đơn đặt hàng hay không.

Nội dung phân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận: Các khái niệm cơ bản:

- Số dư đảm phí biểu hiện của mối quan hệ cơ bản của chi phí - khối lượng - lợi nhuận, được dùng đế mô tả những gì còn lại của doanh thu sau khi trừ các biến phí tạo nên doanh thu đó.

Số dư đảm phí = Doanh thu -Biến phí

- Mức sổ dư đảm phí đơn vị: là chênh lệch giữa đơn giá bán với biến phí một sản phẩm.

- Tỷ lệ số dư đảm phí: Là mối quan hệ giữa tống mức số dư đảm phí với tổng doanh thu hoặc mối quan hệ giữa biến phí một sản phẩm với đơn giá bán và được biếu hiện bằng số %.

Mối quan hệ giữa chi phí - khối lượng - lợi nhuận được thế hiện chủ yếu trong việc phân tích điếm hoà vốn. Thông qua việc phân tích điếm hoà vốn cho phép ta xác định được mức doanh thu với khối lượng sản phẩm và thời gian cần đạt được đế bù đắp chi phí đã bỏ ra.

Phân tích điếm hoà vốn trong tiêu thụ:

Điếm hoà vốn là điếm mà tại đó doanh thu vừa đủ bù đắp hết chi phí hoạt động kinh doanh đã bỏ ra, trong điều kiện giá bán được chủ đầu tư chấp nhận:

41

Sản lượng hoà vốn =--- Mức dư đảm phí đơn vị

Định phí

Doanh thu hoà vốn =--- Tỷ lệ số dư đảm phí

Phân tích điểm hoà vốn sẽ giúp cho nhà quản lý xem xét quá trình kinh doanh một cách chủ động và tích cực, trong mối liên hệ nhiều yêu tố tác động tới lợi nhuận, cho phép xác định rõ ràng vào lúc nào trong kỳ kinh doanh hay mức sản xuất và tiêu thụ bao nhiêu sẽ đạt điếm hoà vốn, từ đó ra quyết định đế hoạt động sản xuất đạt hiệu quả cao.

Các chỉ tiêu lợi nhuận:

Điếm hoà vốn cho ta thấy ranh giới của mức doanh thu tạo ra lợi nhuận với mức doanh thu không tạo ra lợi nhuận hay bị lỗ. Căn cứ vào các chỉ tiêu xác định điếm hoà vốn, kết hợp với lợi nhuận mà doanh nghiệp mong muốn, ta có thể xác định được lượng sản phẩm hay doanh thu cần thiết đế đạt được lợi nhuận mong muốn theo công thức:

Định phí + Lợi nhuận mong muốn Sản lượng hoặc doanh thu = --- đạt lợi nhuận mong muốn Mức (tỷ lệ) số dư đảm phí đơn vị

Khi doanh nghiệp muốn dự kiến tỷ suất lợi nhuận / doanh thu thì doanh thu cần thiết đế đạt tỷ suất lợi nhuận / doanh thu (ROS) sẽ là bao nhiêu:

Lợi nhuận Tỷ suất lợi nhuận/ doanh thu (ROS) =---

Doanh thu

Định phí

Doanh thu để đạt ROS dự kiến = --- Tỷ lệ số dư đảm phí dự kiến

42

CHƯƠNG II

THỤC TRẠNG HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TRONG CÁC

DOANH NGHIỆP XÂY LẮP THUỘC BỘ VĂN HOÁ, THÈ THAO VÀ DU LỊCH

2.1 Đặc điếm sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp xây lắp thuộc Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch.

2.1.1 Tong quan về các doanh nghiệp thuộc Bộ Văn ho á, Thê thao và Du

lịch.

Các doanh nghiệp xây lắp thuộc Bộ Văn hoá, Thế thao và Du lịch là các doanh nghiệp Nhà nước, hạch toán độc lập, chịu sự quản lý trực tiếp của Bộ Văn hoá với nhiệm vụ chính là thiết kế, xây dựng, tu bố, tôn tạo các di tích lịch sử, văn hoá, các công trình mỹ thuật trên cả nước. Công trình của các doanh nghiệp xây lắp thuộc Bộ rất đa dạng, có thể là các công trình do Bộ Văn hoá chỉ định, cũng có thế là các công trình do công ty tự khai thác đế tồn tại và phát triển với mục tiêu sản xuất kinh doanh để thu lợi nhuận như các doanh nghiệp khác. Trước kia, hoạt động chính của các doanh nghiệp chỉ bao gồm xây dựng, tu bô, tôn tạo các công trình văn hoá, công trình mỹ thuật và thực hiện các công tác cổ động tuyên truyền thì hiện nay các doanh nghiệp này đã hoạt động trong hầu hết các lĩnh vực xây dựng dân dụng và một phần xây dựng công nghiệp đồng thời chuyển sang hoạt động cả trong lĩnh vực thông tin quảng cáo và thương mại. Tuy nhiên các hoạt động này đều được thực hiện theo đường lối của cơ quan chủ quản, theo đúng quy định của Nhà nước. Các doanh nghiệp chính, tiêu biểu của Bộ Văn hoá có thể kể đến là: Công ty Mỹ thuật Trung ương, Công ty Tu bố di tích Trung ương, Công ty xây dung công trình văn hoá. Theo đà phát triển của đất nước các công ty này

43

đã có những chuyến đối trong hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với cơ chế thị truờng thu được các hiệu quả, đem lại nhiều lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp và giá trị tinh thần cho đất nước.

Công ty Mỹ thuật Trung ương được thành lập ngày 12/5/1978 theo quyết định sổ 44/VHTT-QĐ của Bộ Văn hoá. Chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của công ty là: thiết kế, xây dựng, tôn tạo các công trình văn hoá, công trình mỹ thuật, sản xuất kinh doanh và xuất nhập khâu các sản phấm văn ho á nghệ thuật, các thiết bị, vật tư phục vụ cho hoạt động của ngành... Qua 28 năm xây dựng và phát triển công ty đã trải qua nhiều bước gian truân. Nhờ sự lãnh đạo của Bộ Văn hoá, sự quyết tâm của Ban lãnh đạo Công ty cùng với nỗ lực vượt bậc của các hoạ sỹ, điêu khắc, các kiến trúc sư và toàn bộ nhân viên trong công ty vượt qua được khó khăn, phấn đấu hoàn thành xuất sắc vai trò đi đầu trong lĩnh vực văn hoá nghệ thuật của đất nước. Trong cơ chế thị trường Công ty đã cải cách đế thích nghi với cơ chế mới đế đạt hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh. Các phân xưởng quan trọng trong công ty đã cử cán bộ đi học nâng cao nghiệp vụ chuyên môn và đã xây dựng được các xưởng vũng mạnh như: xưởng điêu khắc, xí nghiệp xây dựng công trình, xưởng thiết kế... Công ty đã làm các công trình văn hoá, mỹ thuật lớn cả trong và ngoài nước, có thể kế đến ở đây là: Các hạng mục công trình trong quần thế di tích lịch sử Hùng Vương (Đen Hùng), công trình tượng Bác Hồ ở Cao Bằng, Hà Giang, công trình tượng Bác Hồ tại Thành phố Can Cút Ta (Ân Độ), ở Madagasca, công trình Bảo tàng Yên Bái, các quân khu 1, 2, 3,...số lao động sử dụng tăng cao, đến năm 2006 số lao động đã tăng trên 1000 người. Đời sống cán bộ công nhân viên ngày càng được nâng cao, việc làm ốn định, số lao động dôi dư được giảm xuống mức tối thiếu, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước. Các sản phẩm, các tác phẩm, các công trình văn hoá và công trình mỹ thuật đều được sáng tác bằng tất cả trí tuệ và tấm lòng của các hoạ sỹ, các nhà điêu

44

khắc, các kiến trúc sư có trình độ chuyên môn. Đen nay sản phẩm tranh cố động, tranh nghệ thuật của công ty đã có mặt ở khắp 61 tỉnh thành, các công trình của công ty có ở trên 54 tỉnh thành trên cả nước. Sản phẩm của công ty đã đóng góp một phần rất lớn vào đời sống.

Công ty Tu bố di tích Trung ương là doanh nghiệp xây dựng hạng I của Nhà nước chuyên ngành tu bố, tôn tạo di tích, công trình văn hoá nghệ thuật. Tính đến năm 2006, công ty đã có rất nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vục tu bổ, phục hồi di tích cách mạng, trang trí nội ngoại thất, các công trình văn hoá dân dụng, gia công lắp đặt thiết bị cơ khí, điện lạnh... Theo đà đi lên phát triển của đất nước, công ty đã vượt qua những khó khăn như các thiết bị quá lạc hậu, năng suất lao động thấp, cơ sở hạ tầng cũ kỹ, lao động chưa đáp ứng được yêu cầu công việc dẫn tới nợ và lỗ tồn đọng trong nhiều năm. Ban lãnh đạo công ty đã chủ động tìm kiếm khách hàng, mở rộng địa bàn hoạt động, nâng cao chất lượng phục vụ và đem lại sản phấm chất lượng cao. Hầu hết các công trình văn hoá nghệ thuật lớn của dân tộc đều được công ty thực hiện. Các công trình tiêu biếu đó là: Văn Miếu Quốc Tử Giám, Khu di tích Hoa Lư, Khu Phố Hiến, Chùa Keo, Di tích Đen Hùng...Đen nay, công ty đã trở thành một doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực tu bổ các công trình văn hoá, công ty có một bề dày kinh nghiệm, có đội ngũ cán bộ, nghệ nhân, công nhân có trình độ chuyên sâu. Công ty ngày càng phát huy được những thế mạnh của mình trong lĩnh vực tu bố các công trình văn hoá không chỉ nối danh trong Bộ Văn hoá mà trên cả nước.

Công ty Xây dựng Công trình văn hoá tiền thân là Công ty xây dựng Bộ Văn hoá được thành lập theo quyết định 144/VH-QĐ ngày 9/9/1976. Lĩnh vục hoạt động chủ yếu của công ty là xây dựng các công trình dân dụng và công trình văn hoá nhóm B, trang trí nội, ngoại thất tạo cảnh quan kiến trúc công trình...Công ty đã có nhiều công trình xây dựng được đánh giá cao về

45

chất lượng như: Công trình Trường viết văn Nguyễn Du, Giảng đường - Hội trường Đại học Văn hoá, cải tạo nâng cấp Bảo tàng lịch sử, Nhà trưng bày Trung tâm văn hoá nghệ thuật Việt Nam... Thực tế cho thấy, trong những năm qua công ty đã gặp phải nhiều vấn đề khó khăn nhất định trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty như: vấn đề tìm kiếm việc làm cho cán bộ công nhân viên, nguồn vốn của công ty quá ít ỏi không đáp ứng được nhu cầu mở rộng phạm vi kinh doanh của công ty. Ngoài ra trong những năm gần đây việc thanh quyết toán các công trình xây dựng thường kéo dài ảnh hưởng đến tình hình tài chính và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Tuy nhiên với đội ngũ kỹ sư, kiến trúc sư, công nhân có trình độ tay nghề cao cùng với đường lối lãnh đạo đúng đắn của Ban giám đốc, Công ty đã đứng vũng và không ngừng phát triến trong nền kinh tế.

2.1.2. Đặc điếm về sản phẩm trong các doanh nghiệp xây lắp thuộc Bộ Văn

hoáy Thê thao và Du lịch.

Hoạt động sáng tạo các sản phẩm trong các doanh nghiệp xây lắp thuộc Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch vừa mang giá trị vật chất vừa mang giá trị tinh thần. Các di tích văn hoá, lịch sử, các công trình văn hoá, công trình mỹ thuật vốn là một bộ phận cấu thành môi trường sống của con người, một bộ phận cấu thành của sinh thái văn hoá cộng đồng. Đặc trung nổi bật nhất của những sản phấm này là những đặc trung văn hoá và nghệ thuật của nó đó là tính thẩm mỹ, tính dân tộc, tính biểu tượng và tính lịch sử. Mỗi sản phẩm

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hạch toán chi phỉ sản xuất và tính giá thành sản phấm nhằm tằng cường quản trị chi phỉ tại các doanh nghiệp xây lắp thuộc bộ văn hoá thông tin (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(139 trang)
w