Phân loại chiphí nhằm mục đích ra quyết định

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hạch toán chi phỉ sản xuất và tính giá thành sản phấm nhằm tằng cường quản trị chi phỉ tại các doanh nghiệp xây lắp thuộc bộ văn hoá thông tin (Trang 29)

- Phương thức giao khoán:

1.4.1.3 Phân loại chiphí nhằm mục đích ra quyết định

Đế phục vụ cho việc ra quyết định của các nhà quản lý, ngoài các cách phân loại chi phí trên, chi phí còn được phân thành các loại sau:

- Chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp:

+ Chi phí trực tiếp: Là những chi phí chỉ quan hệ trực tiếp đến việc sản xuất một loại sản phẩm, một công việc, lao vụ hoặc một hoạt động, một địa điếm nhất định và hoàn toàn có thế hạch toán, quy nạp trục tiếp cho sản phẩm, công việc lao vụ đó. Trên góc độ quản trị doanh nghiệp, chi phí trực tiếp thường mang tính chất có thể tránh được, tức là nó phát sinh và mất đi cùng với sự phát sinh và mất đi của một hoạt động cụ thể.

+ Chi phí gián tiếp: Là các chi phí có liên quan đến nhiều sản phẩm, công việc, lao vụ, nhiều đối tượng khác nhau nên phải tập hợp, quy nạp cho từng đối tượng bằng phương pháp phân bổ gián tiếp. Trên góc độ quản trị doanh nghiệp, chi phí gián tiếp thường mang tính chất không thế tránh được.

Cách phân loại này rất có ích cho các nhà quản lý khi cân nhắc tiếp tục duy trì hay loại bỏ các hoạt động, bộ phận kinh doanh.

- Chi phí có thế kiếm soát được và chi phí không thế kiếm soát được:

+ Chi phí có thế kiểm soát được: là những chi phí mà nhà quản trị có quyền quyết định hoặc có ảnh hưởng đáng kế tới mức độ phát sinh chi phí.

+ Chi phí không thế kiếm soát được: là những chi phí mà nhà quản trị không có quyền quyết định hoặc không có ảnh hưởng đáng kế tới mức độ phát sinh chi phí.

Việc xem xét một khoản chi phí là kiểm soát được hay không kiểm soát được phải gắn với một cấp quản lý cụ thế trong doanh nghiệp. Cách phân loại chi phí này có ý nghĩa trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động, hiệu quả quản lý chi phí của từng cấp bậc, bộ phận trong doanh nghiệp.

- Chi phí cơ hội là phần lợi nhuận tiềm năng bị tù’ bỏ khi lựa chọn 33

phương án hoạt động này thay vì một phương án hoạt động khác. Chi phí cơ hội là khoản chi phí không được theo dõi trên số sách kế toán nhưng lại rất quan trọng đối với việc ra quyết định. Khi lựa chọn các phương án hoạt động, ngoài các chi phí được phản ánh trên hệ thống sổ kế toán, nhà quản lý còn cần xem xét chi phí cơ hội của các phương án đó do các nguồn lực của doanh nghiệp có thể được sử dụng theo những cách khác nhau để quyết định lựa chọn phương án có lợi nhuận cao nhất.

1.4.2 Kế toán chi phí sản xuất - giá thành

1.4.2.1 Ke toán chi phỉ sản xuất - giá thành theo công việc.

Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất theo công việc là phương pháp theo dõi, ghi chép số lượng nguyên liệu, lao động và chọn các căn cứ đế phân bố chi phí sản xuất chung cho từng công việc. Theo phương pháp này chi phí sản xuất được hạch toán trực tiếp cho từng công việc (từng đơn đặt hàng). Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất theo công việc thường được sử dụng ở các doanh nghiệp sản xuất chế biến theo đơn đặt hàng hoặc là sản xuất những

sản phẩm có giá trị cao hoặc có kích thước lớn

Sơ đồ 1.6: Sơ đồ luân chuyến chứng từ

Phiếu chi phí công việc

Tài khoản sử dụng:

Thành Giá vốn

phâm hàng bán

34 + Chi phí nhân công trực tiếp + Chi phí sản xuất chung

+ Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang đuợc mở chi tiết theo các đơn đặt hàng và phản ánh trên Phiếu chi phí.

Sổ sách sử dụng:

Mỗi đơn đặt hàng cần lập một Phiếu chi phí công việc. Phiếu này là một loại số chi tiết dùng đế tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp tập hợp chi phí theo công việc. Phiếu này được lập khi phòng kế toán nhận được thông báo sản xuất. Phiếu này được lập khi phòng kế toán nhận được thông báo sản xuất. Phiếu này có tác dụng như một sổ phụ phản ánh chi phí sản xuất phát sinh trong quá trình sản xuất và được coi là một báo cáo sản phẩm dở dang. Khi sản phấm hoàn thành nhập kho thì phiếu này được chuyến tù' khâu sản xuất sang tập hồ sơ theo dõi đơn đặt hàng này đã kết thúc.

So’ đồ 1.7: Hạch toán chi phỉ sản xuất theo phương pháp xác định chi phỉ theo công việc.

TK CP NVL TK CP SXKD dở dang TK thành phẩm,

trục tiếp Đơn đặt hàng A Giá vốn hàng bán

TK CP nhân công trực tiếp (la) TK CP SXKD dở dang Đơn đặt hàng B TK CP sản Xuất chung 35

(1) Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung cho từng đơn đặt hàng.

(2) Giá thành của từng đơn đặt hàng hoàn thành.

1.4.2.2. Ke toán chỉ phỉ sản xuất theo quả trình sản xuất

Phương pháp này áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất hàng loạt, các

sản phâm giống nhau cả về đặc tính, quá trình sản xuất và chi phí sản xuất. Theo phương pháp này các chi phí sản xuất được hạch toán luỳ kế cho tất cả các sản phẩm sản xuất trong một kỳ. Giá thành sản xuất đơn vị sản phẩm được xác định bằng cách lấy tống chi phí sản xuất trong kỳ chia cho sổ lượng sản phâm sản xuất trong kỷ đó. Ọuá trình kế toán chi phí sản xuất theo phân xưởng được tiến hành như sau:

Sơ đò 1.8: Sơ đồ luân chuyến chứng từ

NVL, nhân công trực tiếp, Quá trình sx Quá trình sx 2 Quá trình sx

Phương pháp này đặt trọng tâm vào việc lập báo cáo sản xuất của từng phân xưởng sản xuất. Báo cáo sản xuất coi trọng việc xác định sản lượng tương đương. Việc xác định sản lượng tương đương sử dụng các phương pháp đánh giá hàng tồn kho làm cơ sở, trong đó phương pháp trọng số trung bình và phương pháp nhập trước xuất trước thường được sử dụng.

Báo cáo sản xuất là tài liệu quan trọng trong việc kiểm tra, đánh giá hoạt động ở phân xưởng sản xuất đối với nhà quản trị.

36 Tài khoản sử dụng:

+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

+ Chi phí nhân công trực tiếp

+ Chi phí sản xuất chung

+ Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

+ Thành phẩm

+ Giá vốn hàng bán

Trình tự hạch toán

+ Ket chuyển chi phí nguyên vật liệu trục tiếp sử dụng trong kỳ. + Ket chuyển chi phí nhân công sử dụng trực tiếp trong kỳ.

+ Ket chuyển chi phí sản xuất chung sử dụng trong kỳ cho tùng phân xưởng sản xuất.

+ Sản phẩm hoàn thành của phân xưởng này được chuyển sang phân xưởng sản xuất tiếp theo. Quá trình vận động sản phấm giữa các phân xưởng cứ thế tiếp tục cho đến phân xưởng cuối cùng.

+ Sản phẩm hoàn thành ở phân xưởng cuối cùng được nhập kho thành phấm. Sau đó thành phấm được xuất kho tiêu thụ.

1.4.3 Lập dự toán chỉ phí hoạt động sản xuất kinh doanh

Trong quá trình thự hiện đầu tư xây dựng co bản, vấn đề quan trọng nhất của chủ đầu tư, ban quản lý dự án, các nhà thầu xây dựng là: xác định chính xác tổng chi phí đầu tư xây dựng công trình. Để thực hiện công trình và xác định được chi phí thực hiện công trình doanh nghiệp phải tiến hành dự toán được toàn bộ ngân sách sản xuất kinh doanh. Dự toán là những dự kiến về chi phí kinh doanh: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung.

37

1.4.4.1 Dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Chi phí nguyên trực tiếp là yếu tố chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bị ảnh hưởng bởi số lượng nguyên vật liệu tiêu hao tính cho một đơn vị sản phẩm, đơn giá nguyên vật liệu xuất dùng cho sản xuất và khối lượng sản phẩm cần sản xuất. Khối lượng sản phẩm sản xuất càng cao thì chi phí nguyên vật liệu trục tiếp càng cao và ngược lại. Khi lập dự toán chi phí nguyên vật liệu trục tiếp ngoài việc chú ý đến các yếu tố ảnh hưởng nói trên còn cần thiết phải xem xét đến lượng nguyên vật liệu mua vào, tồn đầu kỳ và cuối kỳ. Đế xác định dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, sử dụng công thức sau:

Chi phí Sản lượng số lượng Đơn giá

NVL trục = sản phấm cần X NVL tiêu hao X NVL xuất

tiếp sx trong kỳ cho 1 đ/v SP dùng

Trong đó đơn giá NVL xuất dùng cho sản xuất có thể tính theo các phương pháp khác nhau như phương pháp đơn giá bình quân của vật liệu luân chuyến trong kỳ, phương pháp đích danh, phương pháp nhập trước, xuất trước...

1.4.4.2 Dự toán chi phí nhân công trực tiếp.

Dự toán chi phí nhân công trục tiếp là việc dự kiến tống số lượng thời gian cần thiết đế hoàn thành khối lượng sản phẩm sản xuất và đơn giá thời gian lao động trực tiếp (đơn giá giờ công). Khi lập dự toán chi phí nhân công trực tiếp phải chú ý đến kết cấu công nhân, trình độ thành thạo của từng loại công nhân và đơn giá giờ công của tòng loại. Dự toán chi phí nhân công trực tiếp nhằm giúp cho các Nhà quản lý doanh nghiệp có kế hoạch chủ động trong việc sử dụng lao động trực tiếp, làm cơ sở cho việc phân tích ảnh hưởng của chi phí nhân công đối với chi phí sản xuất và giá thành sản phấm...

38

Căn cứ đế lập dự toán chi phí nhân công trực tiếp là khối lượng sản phẩm cần sản xuất, định mức thời gian sản xuất 1 đơn vị sản phẩm và đơn giá giờ công trực tiếp sản xuất.

Chi phí Khối lượng Định mức thời Đơn giá giờ nhân công = sản phẩm cần X gian sx hoàn X công trực

trực tiếp sx thành 1 SP tiếp

Trường hợp doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phâm khác nhau, phải lập dự toán chi phí nhân công trực tiếp riêng cho từng loại sản phẩm, sau đó tổng họp lại để tính dự toán cho toàn doanh nghiệp.

1.4.4.3 Dự toán chi phỉ sản xuất chung

Mục đích của dự toán chi phí sản xuất chung là chỉ ra mức độ dự kiến của tất cả các chi phí sản xuất gián tiếp. Khác với chi phí nguyên vật liệu và chi phí nhân công trực tiếp, không sẵn có một mối quan hệ đầu ra - đầu vào nào cho các khoản mục chi phí sản xuất chung. Tuy nhiên chi phí sản xuất chung gồm hai bộ phận: chi phí biến đối và chi phí cố định, số liệu thống kê trong quá khứ sẽ giúp chúng ta xác định chi phí sản xuất chung sẽ biến động như thế nào theo mức độ hoạt động của doanh nghiệp bằng việc áp dụng các phương pháp ước tính chi phí.

1.4.5 Báo cáo phân tích, ra quyết định chi phí sản xuất, giá thành sảnphẩm. phẩm.

Báo cáo quản trị thường được soạn thảo linh hoạt tuỳ theo yêu cầu sử dụng thông tin của nhà quản trị. Kỳ báo cáo của kế toán quản trị thường xuyên hơn và ngắn hơn kỳ báo cáo của kế toán tài chính và thường gắn liền với một mặt hoạt động đế đưa ra một quyết định cụ thế. Luận văn xin đề cập đến một số báo cáo có tính chất điến hình, phản ánh nội dung cơ bản nhằm đạt được mục đích ra quyết định quản trị chi phí.

39

- Mục đích: Cung cấp cho nhà quản lý những thông tin về chi phí sản xuất theo từng đối tuợng tập họp chi phí và theo tùng khoản mục chi phí.

- Cơ sở lập: Sổ chi tiết và sổ tổng họp chi phí sản xuất trong kỳ theo đối tuợng tập hợp chi phí.

- Phuơng pháp lập: Căn cứ vào sổ chi tiết và sổ tổng hợp chi phí tiến hành liệt kê các khoản mục chi phí theo tùng đổi tuợng tập họp chi phí, mỗi đối tuợng đuợc theo dõi trên cùng một dòng.

b/ Bảo cáo giá thành sản phàm:

- Mục đích: Cung cấp thông tin về tổng giá thành sản xuất thực tế của từng sản phẩm trên cơ sở đó so với giá thành kế hoạch đế đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch giá thành của từng đơn vị trong doanh nghiệp, đồng thời cung cấp thông tin cho việc lập kế hoạch và đua ra các quyết định liên quan đến việc định giá sản phẩm tuơng tự.

- Cơ sở lập: Bảng tống họp chi phí sản xuất và giá thành sản phấm.

- Phuơng pháp lập: Liệt kê các chỉ tiêu giá thành kế hoạch, giá thành thực tế theo từng sản phẩm, tổng giá thành cho từng sản phẩm trong doanh nghiệp, mỗi đổi tượng giá thành được theo dõi trên cùng một dòng.

c/Báo cáo thực hiện kế hoạch:

Mục đích: Cung cấp thông tin về thực hiện kế hoạch trong kỳ báo cáo thông qua các chỉ tiêu trên báo cáo đế giúp ban lãnh đạo doanh nghiệp đánh giá đúng tình hình doanh nghiệp và đua ra các giải pháp nhằm giúp doanh nghiệp thực hiện tốt hơn những chỉ tiêu kế hoạch sẽ đưa ra trong kỳ tiếp theo.

Cơ sở lập: Các báo cáo chi tiết, báo cáo tổng hợp phản ánh thực tế tình hình doanh nghiệp trong kỳ và cùng kỳ năm trước, các dự toán ngân sách, các kế hoạch đã lập đầu kỳ.

Phương pháp lập: Liệt kê các chỉ tiêu đã xây dựng trong kế hoạch đầu kỳ, mỗi chỉ tiêu một dòng, thế hiện sự so sánh đối với số liệu kế hoạch và sổ

40 liệu thực hiện cùng kỳ năm trước trên các cột tương ứng.

về mặt phân tích đế ra quyết định, kế toán quản trị đặc biệt quan tâm tới mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận, phân tích hoà vốn, phục vụ cho việc ra quyết định ngắn hạn như: quyết định tiếp tục hay chấm dứt sản xuất kinh doanh một bộ phận, quyết định tự sản xuất hay mua ngoài, quyết định bán ngay nửa thành phẩm hay sản xuất thành phẩm rồi mới bán, quyết định trong điều kiện năng lực sản xuất kinh doanh bị giới hạn, quyết định có chấp nhận một đơn đặt hàng hay không.

Nội dung phân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận: Các khái niệm cơ bản:

- Số dư đảm phí biểu hiện của mối quan hệ cơ bản của chi phí - khối lượng - lợi nhuận, được dùng đế mô tả những gì còn lại của doanh thu sau khi trừ các biến phí tạo nên doanh thu đó.

Số dư đảm phí = Doanh thu -Biến phí

- Mức sổ dư đảm phí đơn vị: là chênh lệch giữa đơn giá bán với biến phí một sản phẩm.

- Tỷ lệ số dư đảm phí: Là mối quan hệ giữa tống mức số dư đảm phí với tổng doanh thu hoặc mối quan hệ giữa biến phí một sản phẩm với đơn giá bán và được biếu hiện bằng số %.

Mối quan hệ giữa chi phí - khối lượng - lợi nhuận được thế hiện chủ yếu trong việc phân tích điếm hoà vốn. Thông qua việc phân tích điếm hoà vốn cho phép ta xác định được mức doanh thu với khối lượng sản phẩm và thời gian cần đạt được đế bù đắp chi phí đã bỏ ra.

Phân tích điếm hoà vốn trong tiêu thụ:

Điếm hoà vốn là điếm mà tại đó doanh thu vừa đủ bù đắp hết chi phí hoạt động kinh doanh đã bỏ ra, trong điều kiện giá bán được chủ đầu tư chấp nhận:

41

Sản lượng hoà vốn =--- Mức dư đảm phí đơn vị

Định phí

Doanh thu hoà vốn =--- Tỷ lệ số dư đảm phí

Phân tích điểm hoà vốn sẽ giúp cho nhà quản lý xem xét quá trình kinh doanh một cách chủ động và tích cực, trong mối liên hệ nhiều yêu tố tác động tới lợi nhuận, cho phép xác định rõ ràng vào lúc nào trong kỳ kinh doanh hay mức sản xuất và tiêu thụ bao nhiêu sẽ đạt điếm hoà vốn, từ đó ra quyết định đế hoạt động sản xuất đạt hiệu quả cao.

Các chỉ tiêu lợi nhuận:

Điếm hoà vốn cho ta thấy ranh giới của mức doanh thu tạo ra lợi nhuận với mức doanh thu không tạo ra lợi nhuận hay bị lỗ. Căn cứ vào các chỉ tiêu

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hạch toán chi phỉ sản xuất và tính giá thành sản phấm nhằm tằng cường quản trị chi phỉ tại các doanh nghiệp xây lắp thuộc bộ văn hoá thông tin (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(139 trang)
w