Định hướng về quy hoạch và giám sát các hoạt động kinh tế

Một phần của tài liệu Cơ sở địa lí huyện Đại Từ phục vụ phát triển du lịch sinh thái (Trang 85 - 86)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2.2.4. Định hướng về quy hoạch và giám sát các hoạt động kinh tế

a. Công tác quy hoạch

Tiến hành quy hoạch chi tiết các khu, điểm du lịch trọng điểm của huyện nhƣ: Khu vực Đát Ngao (xã Quân Chu), Khu vực Hồ Vai Miếu (xã Ký Phú), khu vực Cửa Tử (xã Hoàng Nông)… trên cơ sở các khu du lịch của huyện sẽ là vệ tinh của khu du lịch trọng điểm quốc gia hồ Núi Cốc và du lịch ATK để làm cơ sở mời gọi các nhà đầu tƣ tham gia đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng phát triển du lịch.

b. Công tác xây dựng kết cấu hạ tầng

Từng bƣớc hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng vào các khu, điểm du lịch trọng điểm của huyện. Trƣớc mắt lựa chọn một số khu điểm du lịch trọng điểm nhƣ: Chùa Thiên Tây Trúc, Hồ Gò Miếu, Thác Cửa Tử, Hồ Phú Xuyên, làng văn hoá trà La Bằng.

Phối hợp với sở Văn hoá - thể thao và du lịch hoàn chỉnh xây dựng các công trình nằm trong quy hoạch đã đƣợc duyệt thuộc khu di tích Lƣu Nhân Chú tại Núi Văn, Núi Võ; lập hồ sơ khoa học công nhận các di tích tại các xã thị trấn, phấn đấu đến năm 2015 khoảng 30% số di tích đƣợc xếp hạng, đến năm 2020 khoảng 50% số di tích đƣợc xếp hạng. Đẩy mạnh công tác bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử, bảo vệ các nguồn tài nguyên du lịch.

Đầu tƣ mở rộng Chợ Đại Từ thành Trung tâm thƣơng mại để đủ sức phục vụ nhu cầu của khách du lịch. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia xây dựng khách sạn, nhà hàng đủ tiêu chuẩn để phục vụ du khách nội địa và quốc tế.

c. Đa dạng hoá - nâng cấp chất lƣợng sản phẩm du lịch

Tiếp tục khai thác và phát huy có hiệu quả nét văn hoá độc đáo của các dân tộc thiểu số trong huyện, bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử và các danh thắng thiên nhiên nhằm tạo ra các sản phẩm du lịch mới đặc sắc hấp dẫn du khách để phát triển đầy đủ các loại hình du lịch văn hoá - lịch sử, tâm linh và sinh thái của Đại Từ nhƣ: bảo tồn các lễ hội truyền thống; bảo tồn phát huy nghệ thuật dân gian các làn điệu dân ca, dân vũ đặc sắc địa phƣơng; du lịch bản làng văn hoá các dân tộc thiểu số, các làng nghề truyền thống...

Khuyến khích các doanh nghiệp, các gia đình sản xuất nhiều sản phẩm du lịch nhƣ: quà lƣu niệm mang bản sắc địa phƣơng, chế biến nông sản thực phẩm đặc sắc.

Khuyến khích các gia đình dân tộc phát triển nghề thuốc dân tộc phục vụ khách du lịch nhƣ: tắm thuốc lá, xông thuốc…

d. Công tác tuyên truyền, quảng bá và xúc tiến du lịch

- Phối hợp chặt chẽ với Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch Thái Nguyên quảng bá hình ảnh và tiềm năng du lịch của huyện đến với du khách trong và ngoài nƣớc.

- Xây dựng trang thông tin điện tử tăng cƣờng quảng bá tiềm năng các khu, điểm du lịch trên địa bàn huyện.

e. Tăng cƣờng hiệu lực quản lý nhà nƣớc về du lịch, phối hợp đồng bộ liên ngành, xây dựng quy chế chính sách và phát triển nguồn nhân lực

Phối hợp với các ngành có giải pháp để từng bƣớc đào tạo nguồn nhân lực cho du lịch đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng cao theo sự phát triển chung của du lịch cả nƣớc.

Thực hiện tập huấn du lịch cộng đồng cho 100% xă thuộc khu du lịch Hồ Núi Cốc nhằm nâng cao nhận thức bảo vệ phát triển du lịch bền vững cho cộng đồng dân cƣ địa phƣơng tham gia làm dịch vụ phục vụ du khách đến với Đại Từ.

Một phần của tài liệu Cơ sở địa lí huyện Đại Từ phục vụ phát triển du lịch sinh thái (Trang 85 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)