8. Cấu trúc của luận văn
2.1.3.2. Tình hình kinh tế
Tốc độ tăng trƣởng kinh tế bình quân 5 năm (2005 - 2010) đạt 11,98%, năm 2012 kinh tế tăng trƣởng vƣợt mức 14,3%, giá trị sản xuất (giá cố định), trong đó tăng trƣởng mạnh nhất là ngành công nghiệp xây dựng, tăng bình quân 24,11%/năm, thƣơng mại, dịch vụ tăng 18,94%/năm, nông lâm thủy sản tăng 6,55%/năm. Tỷ trọng cơ cấu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp 35,44%, dịch vụ 33,80%, nông nghiệp 30,76% so với năm 2005 tăng công nghiệp 3,47%, dịch vụ 3,55%, nông nghiệp 6,93%. [25]
Tuy nhiên, Đại Từ vẫn chƣa phát huy hết lợi thế và tiềm năng sẵn có để đạt đƣợc sự phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế chƣa tƣơng xứng với tiềm năng, thế mạnh; chuyển dịch cơ cấu còn diễn ra chậm; tốc độ quy hoạch, nhất là
quy hoạch phát triển nông nghiệp còn chậm; cơ sở vật chất, văn hóa, xã hội vẫn còn thiếu, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu hiện nay.
Nhƣ vậy, trong quá trình nghiên cứu, đánh giá CQ, yếu tố con ngƣời cần đƣợc xem xét nhƣ là một nhân tố góp phần quan trọng vào sự biến đổi và phát triển của CQ, hình thành nên những CQ mới.
Huyện Đại Từ là một huyện miền núi, đầu thế kỳ XX, khu vực này còn khá hoang sơ, rừng tự nhiên bao phủ trên đại đa số diện tích, dân cƣ thƣa thớt, con ngƣời và môi trƣờng tự nhiên hòa hợp, hầu nhƣ chƣa chịu những tác động đáng kể. Sau năm 1954, huyện đã có những thay đổi đáng kể. Dân cƣ vùng đồng bằng bắc bộ và một số khu vực vùng trung du khác đến đây khai phá, phát triển vùng kinh tế mới. Vì thế, con ngƣời đã có những tác động mạnh đến CQ. Con ngƣời, bằng những tác động của mình đã có những tác động tích cực hoặc tiêu cực đến môi trƣờng tự nhiên biến đổi chúng theo những mục đích riêng nhằm phục vụ lợi ích cho mình.