8. Cấu trúc của luận văn
1.1.4. Đặc điểm của các đối tượng tham gia hoạt động DLST
Hoạt động DLST không chỉ có một đối tƣợng là hệ sinh thái tự nhiên mà có sự tham gia của rất nhiều đối tƣợng. Các đối tƣợng này có những đặc điểm riêng biệt đồng thời lại có mối quan hệ tƣơng tác chặt chẽ. Cụ thể nhƣ sau:
* Các nhà hoạch định chính sách
Thƣờng là các nhà khoa học làm công tác quy hoạch xây dựng các chính sách phát triển DLST trong các viện nghiên cứu, các cơ quan nhà nƣớc. Họ nghiên cứu để xác định hƣớng phát triển phù hợp với tiềm năng và điều kiện thực tế, đề xuất các chính sách và giải pháp nhằm bảo đảm cho việc thực hiện các chính sách đó.
* Các nhà quản lí lãnh thổ
Đối với các KBTTN và VQG, nơi có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển DLST hiện tồn tại hai hệ thống quản lí:
- Quản lí theo ngành (cục Kiểm lâm - Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn) - Quản lí theo ngành dọc (chính quyền địa phƣơng)
* Các nhà điều hành du lịch
- Là ngƣời có hiểu biết toàn diện về các tổ chức kinh doanh song phải luôn tôn trọng các nguyên tắc của DLST.
- Trách nhiệm của các nhà điều hành là rất lớn bởi họ vừa đảm bảo lợi ích của tổ chức kinh doanh du lịch vừa phải đảm bảo các nguyên tắc bảo tồn và phát triển bền vững. Do đó, phải phối hợp chặt chẽ với các nhà quản lí nhà nƣớc, các nhà hoạch định, quản lí lãnh thổ và ngƣời dân địa phƣơng.
* Hướng dẫn viên du lịch
- Là ngƣời có kiến thức, nắm đƣợc đầy đủ thông tin về môi trƣờng tự nhiên, các đặc điểm sinh thái, văn hóa cộng đồng địa phƣơng.
- Có quan hệ đặc biệt với ngƣời dân bản địa, nơi có tổ chức hoạt động du lịch.
* Khách du lịch
- Là ngƣời trƣởng thành, có thu nhập cao, có giáo dục và quan tâm đến môi trƣờng. - Là những ngƣời thích hoạt động từ thiên nhiên, có thời gian du lịch dài ngày. - Cơ sở vật chất mà họ sử dụng ít ảnh hƣởng đến môi trƣờng tự nhiên.