Tài nguyên du lịch sinh thái

Một phần của tài liệu Cơ sở địa lí huyện Đại Từ phục vụ phát triển du lịch sinh thái (Trang 29 - 32)

8. Cấu trúc của luận văn

1.2.1.2.Tài nguyên du lịch sinh thái

Tài nguyên du lịch tự nhiên là các thành phần và các thể tổng hợp tự nhiên trực tiếp hoặc gián tiếp đƣợc khai thác sử dụng để tạo ra các sản phẩm du lịch.

Du lịch phát triển dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, vì vậy, tài nguyên DLST là một bộ phận quan trọng trong tài nguyên du lịch bao gồm các giá trị tự

nhiên thể hiện trong một hệ sinh thái cụ thể và các giá trị văn hóa bản địa tồn tại và phát triển không tách rời hệ sinh thái tự nhiên đó. Tuy nhiên, không phải mọi giá trị tự nhiên và văn hóa bản địa đều đƣợc coi là tài nguyên DLST mà chỉ có các thành phần và các thể tổng hợp tự nhiên, các giá trị văn hóa bản địa gắn với một hệ sinh thái cụ thể đƣợc khai thác và sử dụng để tạo ra các sản phẩm DLST nói riêng, phục vụ cho mục đích phát triển du lịch nói chung mới đƣợc xem là tài nguyên DLST.

Tài nguyên DLST bao gồm các tài nguyên đang khai thác và các tài nguyên chƣa khai thác. Mức độ khai thác tiềm năng tài nguyên DLST phụ thuộc vào:

- Khả năng nghiên cứu phát hiện và đánh giá các tiềm năng tài nguyên vốn đang tiềm ẩn;

- Yêu cầu phát triển các sản phẩm nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của DLST;

- Trình độ quản lý đối với việc khai thác các tài nguyên DLST, đặc biệt là ở những nới có các hệ sinh thái nhạy cảm;

- Khả năng tiếp cận để khai thác các tiềm năng tài nguyên.

Tài nguyên DLST rất đa dạng tuy nhiên, một số loại tài nguyên DLST chủ yếu thƣờng đƣợc nghiên cứu khai thác để phát triển các sản phẩm, đáp ứng các nhu cầu của du khách bao gồm:

- Các hệ sinh thái tự nhiên đặc thù, đặc biệt nơi có tính đa dạng sinh học cao với nhiều loài đặc hữu, quý hiếm (nhƣ các VQG, KBTTN, khu dự trữ sinh quyển…)

- Các hệ sinh thái nông nghiệp (vƣờn cây ăn quả, trang trại, làng hoa, cây cảnh, nhà vƣờn…)

"Hệ sinh thái là hệ thống các quần thể sinh vật sống chung và phát triển trong

một môi trường nhất định, quan hệ tương tác với nhau và với môi trường đó". Nhƣ

vậy, thuật ngữ “hệ sinh thái” đƣợc hiểu là hệ cân bằng tự nhiên với tất cả các đặc thù riêng của nó.

“Đa dạng sinh học” (biodiversity) đƣợc định nghĩa trong Công ƣớc Đa dạng

thái trên cạn, sinh thái trong đại dƣơngvà các hệ sinh thái thuỷ vực khác, cũng nhƣ các phức hệ sinh thái mà các sinh vật là một thành phần trong đó. Thuật ngữ đa dạng sinh học này bao hàm sự khác nhau trong một loài, giữa các loài và giữa các hệ sinh thái khác nhau. Đa dạng sinh học đƣợc xem xét theo 3 mức độ:

(i)Đa dạng sinh học ở cấp loài bao gồm toàn bộ các sinh vật sống trên trái đất, từ vi khuẩn đến các loài thực, động vật và các loài nấm.

(ii) Ở cấp quần thể đa dạng sinh học bao gồm sự khác biệt về gen giữa các loài, khác biệt về gen giữa các quần thể sống cách ly nhau về địa lý cũng nhƣ khác biệt giữa các cá thể cùng chung sống trong một quần thể.

(iii) Đa dạng sinh học còn bao gồm cả sự khác biệt giữa các quần xã mà trong đó các loài sinh sống và các hệ sinh thái, nơi mà các loài cũng nhƣ các quần xã sinh vật tồn tại và cả sự khác biệt của các mối tƣơng tác giữa chúng với nhau.

Có ý kiến cho rằng, đa dạng sinh học còn bao gồm cả đa dạng văn hóa, là sự thể hiện của con ngƣời, một thành viên của thế giới sinh vật, đồng thời là nhân tố quan trọng thuộc hệ sinh thái.

Theo toàn thƣ quốc tế về phát triển văn hóa của UNESCO “Văn hóa là một tập hợp các hệ thống biểu tượng, nó quy định ứng xử của con người và làm cho một số đông người có thể giao tiếp với nhau, liên kết họ lại thành một cộng đồng riêng biệt”.

Văn hóa bản địa là các giá trị về vật chất và tinh thần đƣợc hình thành trong quá trình phát triển của một cộng đồng dân cƣ, thể hiện mối quan hệ gắn bó giữa thế giới tự nhiên với con ngƣời trong một không gian sinh thái tự nhiên cụ thể nhƣ các phƣơng thức canh tác, các lễ hội, sinh hoạt truyền thống gắn với các truyền thuyết của cộng đồng… Văn hóa bản địa là một bộ phận đặc biệt của đa dạng văn hóa – một cấu thành quan trọng của đa dạng sinh học, góp phần tạo nên nền văn hóa nói chung của một cộng đồng, một quốc gia.

Bản sắc dân tộc của văn hoá là các giá trị đặc trƣng tiêu biểu phản ánh diện mạo, cốt cách, phẩm chất và bản lĩnh của mỗi nền văn hoá. Đối với Việt Nam, bản sắc văn hóa dân tộc thể hiện tập trung ở lòng yêu nƣớc nồng nàn, ý chí tự lực, tự cƣờng, tinh

thần đoàn kết, ý thức cộng đồng, lòng nhân ái, khoan dung, đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động, sự tinh tế trong ứng xử, tính giản dị trong lối sống…

Một phần của tài liệu Cơ sở địa lí huyện Đại Từ phục vụ phát triển du lịch sinh thái (Trang 29 - 32)