Đặc điểm địa chất khoáng sản

Một phần của tài liệu Cơ sở địa lí huyện Đại Từ phục vụ phát triển du lịch sinh thái (Trang 46 - 49)

8. Cấu trúc của luận văn

2.1.2.1.Đặc điểm địa chất khoáng sản

a. Đặc điểm địa chất

Huyện Đại Từ thuộc khối nâng vòm - khối tảng phân dị Việt Bắc, nằm ở nơi giao nhau của ba đới cấu tạo: đới nâng Sông Lô, đới võng chồng sông Hiến và đới sụt lún An Châu. Huyện Đại Từ nằm trong khu vực trải qua nhiều thời kỳ hoạt động kiến tạo khác nhau, có quá trình phát sinh nhiều hệ thống đứt gãy có phƣơng và lịch sử phát triển khác nhau.

+ Hệ thống đứt gãy Tây Bắc - Đông Nam: hệ thống này gồm những đứt gãy song song chạy theo phƣơng Tây Bắc - Đông Nam, trong đó quan trọng hơn cả là đứt gãy sƣờn đông Tam Đảo và đứt gãy Sông Công:

Đứt gãy sƣờn đông Tam Đảo kéo dài từ Quân Chu qua Ký Phú đến Hoàng Nông. Hoạt động của đứt gãy này tạo nên các đứt gãy phụ phân nhánh dạng lông chim. Đây cũng là cơ sở cho việc thành tạo nên dải khoáng hóa Ký Phú - Quân Chu.

Đứt gãy Sông Công phát triển dọc theo thung lũng sông Công, chạy qua trung tâm huyện nghiên cứu. Dọc theo hai bên đứt gãy này thƣờng tìm thấy các đới dăm kiến tạo, các đới milonit, kataclazit. Một vài nơi do hoạt động của đứt gãy này làm xuất hiện các khối xâm nhập nhỏ của các đá gabro thuộc phức hệ Núi Chúa.

+ Hệ thống đứt gãy phƣơng á vĩ tuyến: quan trọng nhất là đứt gãy chạy theo quốc lộ 13A (còn gọi là đứt gãy 13A). Dọc theo đứt gãy này phát triển các khối xâm nhập axit (khối núi Pháo, khối Đá Liền). Hiện tƣợng cà nát cũng xảy ra mạnh mẽ dọc theo đứt gãy này, chúng tạo nên các đới dăm kết kiến tạo, milonit, kataclazit.

+ Hệ thống đứt gãy phƣơng Đông Bắc - Tây Nam: tuy kém phát triển hơn hệ thống đứt gãy trên, song có thể kể tên một số đứt gãy chính nhƣ: đứt gãy Cù Vân -

Thác Vàng, đứt gãy Phấn Mễ - Lục Ba. Đây là các đứt gãy nhỏ, cắt qua các trầm tích chứa than có tuổi Triat.

Trong suốt quá trình phát triển lâu dài, huyện Đại Từ nằm trong khu vực chịu ảnh hƣởng của các quá trình thành tạo khác nhau, nên thành phần nham rất đa dạng.

+ Giới Paleozoi (Pz):

Thành tạo hệ Ocdovic - hệ Silua - hệ tầng Phú Ngữ (O - Spn) gồm đá phiến sét chứa grafit, đá phiến thạch anh mica, đá sừng amfibon, cát kết, cát bột kết, cát kết quarzit.

Thành tạo hệ Silua - Devon, hệ tầng Pia Phƣơng (S - Dpp): gồm đá phiến thạch anh serixit, đá phiến thạch anh mica, sét serixit, đá vôi bị hoa hóa.

Thành tạo hệ Devon - thống dƣới, giữa - bậc Eifeli - hệ tầng sông Cầu (D1 - D2esc) gồm đá vôi, vôi silic, sét vôi, bột kết. Các thành tạo này phân bố chủ yếu thành các dải hẹp trong huyện.

Thành tạo hệ Cacbon - hệ Pecmi - hệ tầng Bắc Sơn (C - Pbs) gồm đá vôi trứng cá, vôi sét đá vôi dạng khối. Các trầm tích của hệ tầng này chỉ gặp ở dạng các khối núi đá vôi sót ở Văn Yên (núi Văn, núi Võ) với diện tích rất nhỏ, hẹp.

+ Giới Mezozoi (Mz)

Thành tạo hệ Triat - hệ tầng Tam Đảo chủ yếu là trầm tích lục nguyên bao gồm các đá phiến sét, cát bột kết xen kẹp phun trào riolit, porfia thạch anh và tuf của chúng, sạn kết tufogen.

Thành tạo hệ Triat - Thống trung - hệ tầng Nà Khuất (T2nk) gồm các đá phiến sét, cát bột kết, sạn kết, vôi sét. Phân vị địa tầng này phân bố rải rác ở một số nơi nhƣ đông nam núi Pháo, An Khánh và Quân Chu.

Thành tạo hệ Triat - thống trên - bậc Nori - bậc Reti - hệ tầng Vân Lãng (T3n-

rvl) gồm cát bột kết, cuội sạn kết, cát kết, sét vôi, sét thanh, than đá.

Thành tạo hệ Jura - hệ tầng Hà Cối (Jhc) gồm đá phiến sét, cát bột kết, cát kết, sạn kết, cuội kết và các di tích hóa đá thực vật. Phân bị địa tầng này phân bố ở phía

đông nam của huyện. Chúng tạo thành một dải hẹp có phƣơng Tây bắc - Đông nam kéo dài từ Vạn Thọ, Ký Phú tới Thậm Thình.

+ Giới Kainozoi (Kz) - hệ Đệ Tứ (Q)

Các thành tạo trầm tích Đệ Tứ phân bố rải rác trong vùng nghiên cứu. Chúng tạo thành các dải hẹp dọc theo thung lũng sông và các cánh đồng giữa núi. Có thể chia chúng thành:

Tàn tích (eluvi): thuộc loại này là các sản phẩm phong hóa tại chỗ, thƣờng có màu nâu đỏ chứa nhiều mảnh vụn sắc cạnh. Chúng thƣờng phân bố trên các đỉnh núi và sống núi trong vùng.

Sƣờn tích (deluvi): các thành tạo này phát triển rộng rãi trên các sƣờn núi.

Lũ tích (proluvi): thành phần chủ yếu là sét pha lẫn cuội sỏi, thạch anh. Các thành tạo này tạo nên các nón phóng vật có kích thƣớc khác nhau, đôi nơi chúng còn tạo nên các vạt gấu trƣớc núi.

Bồi tích (aluvi): các thành tạo thành gặp chủ yếu trong các bãi bồi, thềm sông, các thung lũng sông và các cánh đồng giữa núi.

b. Tài nguyên khoáng sản

Đại Từ có tài nguyên khoáng sản lớn nhất trong tỉnh Thái Nguyên, có tới 15/30 xã, thị trấn có mỏ và điểm quặng, đƣợc chia ra làm 4 nhóm quặng chủ yếu sau:

+ Nhóm nguyên liệu cháy: Chủ yếu là than, nằm ở 8 xã: Yên Lãng, Hà Thƣợng, Phục Linh, Na Mao, Minh Tiến, An Khánh, Cát Nê.

+ Nhóm kim loại: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kim loại màu: Chủ yếu là thiếc và vônfram. Mỏ thiếc Hà Thƣợng lớn nhất có trữ lƣợng khoảng 13 nghìn tấn, mỏ vonfram ở khu vực Đá Liền có trữ lƣợng khoảng 28 nghìn tấn.

Kim loại đen: Chủ yếu là Titan, sắt nằm rải rác ở các điểm thuộc các xã phía Bắc của huyện nhƣ Khôi Kỳ, Phú Lạc.

+ Vật liệu xây dựng: Đại Từ là vùng có mỏ đất sét lớn nhất tỉnh ở xã Phú Lạc, ngoài ra còn có nguồn đá cát sỏi có thể khai thác quanh năm ở dọc theo sông Công, bãi bồi của các dòng chảy.

Một phần của tài liệu Cơ sở địa lí huyện Đại Từ phục vụ phát triển du lịch sinh thái (Trang 46 - 49)