Phương pháp đánhgiá tổng hợp

Một phần của tài liệu Cơ sở địa lí huyện Đại Từ phục vụ phát triển du lịch sinh thái (Trang 40 - 44)

8. Cấu trúc của luận văn

1.2.2.2. Phương pháp đánhgiá tổng hợp

Căn cứ vào mục đích, nội dung và yêu cầu đánh giá thì phƣơng pháp đánh giá tổng hợp có điều kiện và khả năng đáp ứng tốt và đầy đủ hơn cả. Tuy nhiên, việc đánh giá tổng hợp cũng rất phức tạp.

Mục đích của việc đánh giá là nhằm xác định mức độ thuận lợi (tốt, trung bình, kém) của tài nguyên với toàn bộ hoạt động DLST hay với từng loại hình.

Việc đánh giá tổng hợp tài nguyên DLST đƣợc tiến hành theo ba bƣớc: xây dựng thang đánh giá, tiến hành đánh giá và đánh giá kết quả.

a. Xây dựng thang đánh giá

Đây là bƣớc quan trọng và quyết định nhất tới kết quả đánh giá. Việc xây dựng thang đánh giá bao gồm việc chọn các yếu tố đánh giá, xác định bậc của từng yếu tố, xác định chỉ tiêu của mỗi bậc, cho điểm mỗi bậc, xác định hệ số tính điểm cho các yếu tố.

- Chọn các yếu tố đánh giá:

Các yếu tố để đánh giá tài nguyên DLST bao gồm các thành phần chính của môi trƣờng tự nhiên nhƣ địa hình, khí hậu, thủy văn, sinh vật với hàng loạt các yếu tố tự nhiên khác nhƣ: vẻ đẹp của phong cảnh, sự thích hợp của khí hậu, sự đặc sắc và độc đáo của tài nguyên du lịch tự nhiên, số lƣợng và chất lƣợng tài nguyên, khả năng đáp ứng đƣợc nhiều loại hình du lịch. Các dạng tài nguyên du lịch nhân văn cũng đóng một vai trò quan trọng trong đánh giá tổng hợp tài nguyên DLST.

Điều kiện KT-XH và môi trƣờng của khu vực cũng cần đƣợc nghiên cứu kĩ lƣỡng. Thành phần dân cƣ, cơ sở hạ tầng, hiện trạng nền kinh tế và hiện trạng môi trƣờng là những yếu tố đƣợc lựa chọn để đánh giá tài nguyên DLST.

- Xác đinh bậc của từng yếu tố: Mỗi yếu tố đƣợc đánh giá theo từng bậc, có thể là bốn bậc: rất thuận lợi, thuận lợi, tƣơng đối thuận lợi, ít thuận lợi.

- Xác định chỉ tiêu của mỗi bậc: Việc xác định chỉ tiêu của mỗi bậc cần có tính chất định lƣợng để có thể so sánh các kết quả dánh giá với nhau, và cần dựa trên các cơ sở điều tra, tính toán, thực nghiệm hoặc ý kiến chuyên gia.

- Xác định điểm của từng bậc và hệ số của các yếu tố: Để đánh giá tổng hợp bằng cách tính điểm, cần xác định số điểm cho mỗi bậc. Trong thang đánh giá, số điểm mỗi bậc của các yếu tố đều bằng nhau. ĐIểm của mỗi bậc thông thƣờng đƣợc tính từ cao xuống thấp. Nhƣ vậy, số bậc của mỗi yếu tố là 4 thì điểm cụ thể sẽ là 4, 3, 2, 1. Trên thực tế, các yếu tố đƣợc lựa chọn để đánh giá tài nguyên DLST có các tính chất, mức độ và giá trị không đồng đều. Vì thế, để đảm bảo cho kết quả đánh giá đƣợc chính xác và khách quan cần phải xác định thêm hệ số cho các yếu tố quan trọng hơn. Để làm đƣợc việc này thƣờng căn cứ vào kết quả nghiên cứu, điều tra hoặc căn cứ vào trực giác trên cơ sở tích lũy các kinh nghiệm để xác định chính xác các hệ số. Các hệ số này có thể là 1, 2 hoặc 3 đối với mỗi yếu tố và sẽ đƣợc nhân với số điểm của mỗi yếu tố đó để tính tổng điểm chung.

Ngoài ra cần xác định một số chỉ tiêu đánh giá tổng hợp các loại tài nguyên DLST bao gồm:

Tính hấp dẫn: Tính hấp dẫn là yếu tố quan trọng nhất để đánh giá tài nguyên du

lịch vì nó quyết định sức thu hút khách du lịch. Độ hấp dẫn có tính chất tổng hợp rất cao và thƣờng đƣợc xác định bằng vẻ đẹp của phong cảnh, sự thích hợp của khí hậu, sự đặc sắc và độc đáo của tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn. Độ hấp dẫn đƣợc thể hiện ở số lƣợng và chất lƣợng của các tài nguyên, ở khả năng đáp ứng đƣợc nhiều loại hình du lịch.

Tính bền vững: Tính bền vững nói lên khả năng bảo vệ và phục hồi của các

thành phần và bộ phận tự nhiên trƣớc áp lực của hoạt động du lịch và các hiện tƣợng tự nhiên tiêu cực nhƣ thiên tai. Những áp lực nhỏ thì thiên nhiên có khả năng phục hồi cao và ngƣợc lại.

- Rất bền vững: Không có thành phần, bộ phận nào bị phá hoại. Khả năng tự phục hồi cân bằng sinh thái môi trƣờng nhanh, tài nguyên du lịch tự nhiên tồn tại vững chắc, > 100 năm hoạt động du lịch diễn ra liên tục.

- Khá bền vững: Các thành phần hoặc bộ phận tự nhiên bị phá hoại không đáng kể, có khả năng phục hồi nhanh, tài nguyên du lịch tự nhiên tồn tại vững chắc từ 20 - 100 năm, hoạt động du lịch diễn ra liên tục.

- Trung bình bền vững: Nếu có 1 - 2 bộ phận bị phá hoại đáng kể phải có sự trợ giúp tích cực của con ngƣời mới hồi phục đƣợc. Thời hạn hoạt động từ 10 - 20 năm, hoạt động du lịch diễn ra bị hạn chế.

- Kém bền vững: Có 2 - 3 thành phần, bộ phận bị phá hoại nặng. Tồn tại vững chắc dƣới 10 năm, hoạt động du lịch bị gián đoạn.

Tính thời vụ: Thời vụ hoạt động du lịch đƣợc xác định bởi số thời gian thích

hợp nhất trong năm của các điều kiện khí hậu và thời tiết đối với sức khỏe của du khách và số thời gian trong năm thuận lợi nhất cho việc triển khai các hoạt động du lịch. Tính thời vụ của tài nguyên du lịch ảnh hƣởng trực tiếp đến hƣớng khai thác đầu tƣ quy hoạch kinh doanh du lịch đƣợc đánh giá cho tài nguyên tự nhiên và nhân văn. Rất dài: triển khai du lịch suốt năm; Khá: 200 - 250 ngày; Trung bình: 100 - 200 ngày; Kém: < 100 ngày.

Sức chứa lãnh thổ: Diện tích đất xây dựng cho một chỗ nghỉ qua đêm của

khách du lịch, diện tích đất dành cho khách du lịch vui chơi giải trí ngoài trời tính theo đầu ngƣời, diện tích dành cho bãi tắm tính theo đầu ngƣời đối với du khách…

Sức chứa du khách của một khu vực du lịch: Số lƣợng khách du lịch có thể

phục vụ hàng ngày, hàng tháng, hàng năm…

Tính liên kết: Rất tốt: nếu có trên 5 điểm du lịch xung quanh để thực hiện liên

kết; Khá: 3 - 5 điểm du lịch; Trung bình: 2 - 3 điểm du lịch; Kém: chỉ có một hoặc không có điểm du lịch nào xung quanh để liên kết đƣợc.

b. Tiến hành đánh giá

Điểm đánh giá bao gồm số điểm đánh giá riêng của từng yếu tố và số điểm đánh giá tổng hợp.

Điểm đánh giá riêng của từng yếu tố là số điểm của các bậc đánh giá nhân với hệ số của yếu tố đó. Nhƣ vậy, điểm đánh giá riêng cao nhất là của yếu tố có bậc cao nhất (bậc 4 trong các bậc 4, 3, 2 và 1) và có hệ số cao nhất (hệ số 3 trong các hệ số 1, 2, và 3) sẽ là 4 x 3 = 12 điểm. Điểm đánh giá riêng thấp nhất là của yếu tố có bậc thấp nhất và hệ số thấp nhất, sẽ là 1 x 1 = 1 điểm.

Điểm đánh giá tổng hợp là tổng số các điểm đánh giá riêng của các yếu tố. c. Đánh giá kết quả

Căn cứu vào số điểm tối đa mà thang điểm đã xác định và kết quả đánh giá cụ thể của mỗi đối tƣợng để xác định tỉ lệ % số điểm đã đạt đƣợc so với số điểm tối đa, mức độ đánh giá tổng hợp điều kiện phát triển DLST nhƣ sau (bảng 1.1):

Bảng 1.1. Mức độ đánh giá điều kiện phát triển DLST Mức độ đánh giá Tỉ lệ % so với điểm tối đa

Rất thuận lợi 81 - 100

Thuận lợi 61 – 80

Trung bình 41 – 60

Kém thuận lợi 25 - 40

Phƣơng pháp đánh giá tổng hợp tài nguyên DLST có ƣu điểm là đảm bảo tƣơng đối khách quan, có thể nhìn nhận một cách nhanh chóng và toàn diện tiềm năng tài nguyên DLST của mỗi điểm du lịch bằng những giá trị đã đƣợc lƣợng hóa.

Tiểu kết chƣơng 1

DLST là khái niệm mới nhƣng đã nhanh chóng thu hút đƣợc sự quan tâm của các nhà nghiên cứu ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Theo quan niệm của các nhà khoa học Việt Nam, DLST “ là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa gắn với giáo dục môi trƣờng , có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phƣơng”.

Có hai phƣơng pháp chính để đánh giá điều kiện phát triển DLST là đánh gí theo từng thành phần và đánh giá tổng hợp. Luận văn đã xây dựng thang đánh giá tổng hợp với việc xác định 6 tiêu chí đánh giá, 4 cấp cho mỗi tiêu chí, điểm cụ thể cho mỗi cấp và hệ số cho các tiêu chí để làm cơ sở cho việc đánh giá các đối tƣợng

Chƣơng 2

ĐÁNH GIÁ CƠ SỞ ĐỊA LÍ HUYỆN ĐẠI TỪ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI

Một phần của tài liệu Cơ sở địa lí huyện Đại Từ phục vụ phát triển du lịch sinh thái (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)