Chọn các tiêu chí đánhgiá

Một phần của tài liệu Cơ sở địa lí huyện Đại Từ phục vụ phát triển du lịch sinh thái (Trang 65 - 66)

8. Cấu trúc của luận văn

2.2.3.1. Chọn các tiêu chí đánhgiá

Để phục vụ mục đích phát triển DLST tại các điểm DLST điển hình có các tiêu chí đƣợc lựa chọn để đánh giá là: Độ hấp dẫn, sức chứa khách du lịch, thời gian khai thác, độ bền vững, vị trí và khả năng tiếp cận và cơ sở hạ tầng

a. Độ hấp dẫn

Đối với DLST, độ hấp dẫn của điểm du lịch đƣợc xác định bằng tính đặc sắc và độc đáo của các giá trị sinh thái, đa dạng sinh học; các giá trị cảnh quan và văn hóa bản địa gắn với cảnh quan cụ thể.

Mỗi điểm DLST ở Đại Từ có độ hấp dẫn và những nét nổi trội khác nhau nhƣ: cảnh quan (VQG Tam Đảo, Hồ Núi Cốc), đa dạng sinh học (VQG Tam Đảo)…

b. Sức chứa khách du lịch

Mỗi điểm DLST ở Đại Từ có khả năng tiếp nhận khách du lịch khác nhau. Hồ Núi Cốc có sức chứa khá lớn, trong khi các địa điểm VQG Tam Đảo, khu di tích 27/7 còn hạn chế với quy mô nhỏ

c. Thời gian khai thác

Ở Đại Từ, các địa điểm DLST có thời gian khai thác rất dài vì số ngày có thể triển khai các hoạt động du lịch có thể lên đến trẻn 200 ngày trong năm. Tuy nhiên, khi đánh giá thời gian khai thác các địa điểm DLST của huyện cũng cần lƣu ý tới tính

mùa vụ do điều kiện thời tiết – khí hậu hoặc các lễ hội chỉ diễn ra vào những ngày nhất định trong năm.

d. Độ bền vững

Độ bền vững của các điểm DLST ở huyện Đại Từ phụ thuộc vào tính nhạy cảm của các HST trƣớc những biến động của ngoại cảnh. Nhìn chung, các điểm du lịch này có độ bền vững khá cao, vì chúng vốn là các HST tự nhiên, đƣợc quy hoạch và bảo vệ. Tuy nhiên, nếu số lƣợng lớn khách du lịch tập trung vào các thời điểm nhất định có thể vƣợt quá sức chứa và ảnh hƣởng tới độ bền vững của môi trƣờng (cây cối bị xâm hại, động vật di chuyển khỏi nơi cƣ trú, đá lở, trƣợt đất…)

e. Vị trí và khả năng tiếp cận

Các điểm DLST ở Đại Từ không quá cách xa so với trung tâm thành phố Thái Nguyên nên đây là cơ sở thuận lợi cho việc thu hút khách du lịch

f. Cơ sở hạ tầng

Mặc dù nhận đƣợc sự quan tâm đầu tƣ, song vấn đề cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch trên địa bàn huyện Đại Từ nói riêng, tỉnh Thái Nguyên nói chung vẫn còn là vấn đề cấp bách cần đƣợc giải quyết vì nó có ảnh hƣởng trực tiếp tới việc triển khai các hoạt động DLST. Các điều kiện tối thiểu phục vụ du khách nhƣ chỗ ăn nghỉ, điện nƣớc, thông tin liên lạc, đặc biệt là các dịch vụ y tế, công tác đảm bảo an ninh cần đƣợc quan tâm hàng đầu. Trong số các điểm DLST ở huyện Đại Từ, điểm du lịch Hồ Núi Cốc đƣợc đánh giá là có cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch tốt nhất vì ở đây có các điều kiện phục vụ du khách khá đầy đủ và đồng bộ, đáp ứng nhiều nhu cầu của du khách trong và ngoài nƣớc. Tuy nhiên, bên cạnh đó, một số điểm du lịch mới đƣợc khai thác nhƣ hồ Vai Miếu, Đát Ngao… còn hạn chế. Nếu khắc phục đƣợc vấn đề này, chắc chắn sẽ thu hút đƣợc nhiều hơn lƣợng khách DLST.

Một phần của tài liệu Cơ sở địa lí huyện Đại Từ phục vụ phát triển du lịch sinh thái (Trang 65 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)