Các tuyến DLST liên huyện

Một phần của tài liệu Cơ sở địa lí huyện Đại Từ phục vụ phát triển du lịch sinh thái (Trang 78 - 82)

8. Cấu trúc của luận văn

3.1.3.2.Các tuyến DLST liên huyện

Việc phát triển DLST huyện Đại Từ không thể tách rời với việc phát triển du lịch của tỉnh Thái Nguyên. Bên cạnh đó, việc kết hợp các điểm du lịch của huyện với các địa điểm du lịch nói chung và DLST nói riêng trên địa bàn tỉnh còn góp phần đa dạng hóa các hình thức du lịch và tăng hiệu quả của DLST.

Các tuyến DLST liên huyện thích hợp với các tour du lịch dài ngày, có địa điểm xuất phát từ khu du lịch quốc gia hồ Núi Cốc, phát triển dọc theo thung lũng sông Công, gồm có các tuyến chính

a. TP Thái Nguyên – Vùng chè Tân Cƣơng – Hồ Núi Cốc – TT Hùng Sơn

KDL Hồ Núi Cốc cách không xa trung tâm thành phố Thái Nguyên (khoảng 15km veef phía Tây) đã tạo nên sự kết nối liên hoàn giữa KDL trung tâm với Hồ Núi Cốc nói riêng và với DLST huyện Đại Từ nói chung. Thông thƣờng, các tour du lịch sẽ bắt đầu từ trung tâm thành phố với việc tham quan các địa điểm nhƣ: Bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam, bảo tàng các lực lƣợng vũ trang Quân khu I và bảo tàng lịch sử tỉnh Thái Nguyên… Tiếp đó, theo đƣờng tỉnh lộ 270, du khách sẽ tới với không gian văn hóa chè Tân Cƣơng nổi tiếng trong và ngoài tỉnh để tham quan cảnh sắc những đồi chè bát ngát xanh cũng nhƣ thƣởng thức văn hóa chè nơi đây. Điểm dừng chân tiếp theo là KDL Hồ núi cốc, du khách sẽ đƣợc tận hƣởng một vùng cảnh quan thiên nhiên “sơn thủy hữu tình” đƣợm màu huyền thoại về đất, về ngƣời. Điểm dừng cuối, du khách có thể dừng chân tại thị trấn Hùng Sơn và tham quan các địa điểm lân cận.

b. Hồ Núi Cốc – TT Hùng Sơn - ATK Định Hóa

Từ KDL Hồ Núi Cốc đến ATK Định Hóa khoảng 40km đƣờng chim bay. Du khách có thể lựa chọn đi theo đƣờng tỉnh lộ 270, qua thị trấn Hùng Sơn, tiếp tục theo đƣờng tỉnh lộ 264 là có thể đến khu di tích lịch sử quốc gia ATK – Định Hóa thuộc quần thể di tích Việt Bắc, nơi ghi đậm dấu ấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các nhà lãnh đạo trung ƣơng trong thời kì kháng chiến chống Pháp. Ngoài ra còn có nhiều điểm du lịch trong và ngoài quần thể di tích để hiểu rõ hơn về thiên nhiên và con ngƣời nơi đây.

c. Hồ Núi Cốc – TT Hùng Sơn – Tân Trào

Từ KDL Hồ Núi Cốc, đi theo tỉnh lộ 270 và quốc lộ 37 du khách sẽ đƣợc chiêm ngƣỡng phong cảnh thiên nhiên hoang sơ, nhuốm màu sắc huyền thoại sẽ cho bạn tận hƣởng cảm giác trọn vẹn sống giữa đất trời, trong một không gian thắm đƣợm văn hoá làng quê truyền thống Việt Nam. Cảm nhận đầu tiên khi đặt chân đến đây là một phong cảnh sơn thuỷ bình yên, bạn có thể ngắm nhìn những đồi chè xanh ngắt trải dài, trổ đều những búp non mỡ màng, thấp thoáng bóng dáng các cô gái tay thoăn thoắt hái chè.

Tới Tân Trào – Tuyên Quang, du khách đi thăm đình Tân Trào, cây đa Tân Trào, đình Hồng Thái, Lán Nà Lừa (nơi bác Hồ đã từng sống và làm việc).

Cụm di tích Nà Nƣa gồm: Lán Nà Nƣa - nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh ở và làm việc từ cuối tháng 5 đến ngày 22-8-1945, nằm ở sƣờn Tây núi Nà Lừa; lán Cảnh vệ, cách lán Nà Nƣa khoảng 20m về hƣớng Tây, là nơi ở của các đồng chí cảnh vệ, để đảm bảo an toàn cho Bác; lán Điện Đài - nơi thông tin liên lạc giữa Mặt trận Việt Minh và quân Đồng Minh (tại Côn Minh - Trung Quốc); lán Đồng Minh - nơi ghi dấu sự hợp tác giữa Mặt trận Việt Minh và Phái đoàn Đồng Minh; lán họp Hội nghị Cán bộ Toàn quốc của Đảng, cách lán Nà Lừa 20m về hƣớng Bắc, đƣợc dựng lên để phục vụ Hội nghị toàn quốc của Đảng, diễn ra trong 3 ngày (từ ngày 13 đến ngày 15-8- 1945).

Di tích cây đa Tân Trào: Chiều ngày 16-8-1945, tại địa điểm này, đồng chí Võ Nguyên Giáp đã thay mặt Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc đọc Bản Quân lệnh số 1 và hạ lệnh xuất quân tiến về Hà Nội.

Di tích đình Tân Trào: là nơi tổ chức họp Quốc dân Đại hội (ngày 16 và 17-8- 1945) - Đại hội đƣợc ví nhƣ Hội nghị Diên Hồng thứ hai trong lịch sử nƣớc ta.

Di tích đình Hồng Thái: là địa điểm dừng chân đầu tiên của Bác Hồ khi từ Pắc Bó về Tân Trào (ngày 21-5-1945). Địa điểm này cũng là trụ sở của Ban Bảo vệ An toàn khu, của bộ phận tiếp tế và là nơi đón tiếp đại biểu về dự các hội nghị của Đảng...

Ngoài ra, với vị trí của huyện, có thể hình thành một số tuyến du lịch khác nhƣ: Đại Từ - Chùa Hang, Đồng Hỷ - Võ Nhai hoặc Đại Từ - Phổ Yên…

Một phần của tài liệu Cơ sở địa lí huyện Đại Từ phục vụ phát triển du lịch sinh thái (Trang 78 - 82)