Phân bổ lợi ích giữa 3 đối tượng

Một phần của tài liệu Giải pháp điều tiết giá trị tăng từ đất khi Nhà nướcthực hiện các dự án giao thông trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 74 - 76)

− Với kết quả khảo sát tại một số khu dân cư các Quận mới như quận 2, quận 9 và quận Bình Tân trong quá trình đô thị hóa, kết quả phân tích chủ yếu làm rõ lợi ích về giá trị từ đất gia tăng trong quá trình đô thị hóa được phân bổ như thế nào, qua tham khảo Biểu tóm tắt dưới đây. Kết quả khảo sát được tiến hành tại một số khu dân cư mới tại quận 2 và quận Bình Tân. Kết quả phân tích và nhận định về sự bổ lợi ích mang lại từ giá trị tăng thêm từ đất đai trong quá trình đô thị hóa, đầu tư khu dân cư mới giữa 4 đối tượng bao gồm (1) Nhà nước (2) Nhà đầu tư (3) hộ dân bị giải tỏa và (4) Người dân mua đất từ dự án. Phương pháp được áp dụng theo hình thức định tính, thông qua lượng hóa bằng cách đánh dấu (+) và (–) tương ứng với lợi ích được phân bổ và không được phân bổ.

− Kết quả cho thấy giá trị gia tăng từ đất đai trong quá trình đô thị hóa (chuyển từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp) chưa được phân bổ hợp lý giữa Nhà nước, nhà đầu tư và hộ dân bị thu hồi đất mà trong đó, nhà đầu tư và nhất là hộ dân

mua đi bán lại (dạng đầu cơ) thường được hưởng lợi nhiều trong thời gian qua. Qua kết quả phân tích trên nhóm nghiên cứu đã lượng hóa, ước lượng tỷ lệ về sự phân bổ lợi ích (từ giá trị đất gia tăng) giữa 3 đối tượng trong quá trình đô thị hóa (định lượng), bao gồm (a) Nhà nước nhận được sự phân bổ: 20%, Nhà đầu tư được phân bổ: 40% và hộ dân kinh doanh được phân bổ: 40% trong suốt quá đô thị hóa, chuyển từ đất nông nghiệp sang đất đô thị. Nói khác đi, lượng hóa cơ cấu phân bổ giữa Nhà nước - Nhà đầu tư - Hộ dân kinh doanh ước theo tỷ lệ 2:4:4. Riêng đối tượng hộ dân bị thu hồi đất, trừ một số trường hợp cá biệt, nhìn chung, lợi ích phân bổ hầu như không có gì, trong khi hộ dân kinh doanh đất đai được hưởng lợi khá nhiều. Kết quả này cũng góp phần xác định nguồn thu từ giá trị đất gia tăng vẫn còn tiềm năng

− Phân tích và nhận định về sự bổ lợi ích mang lại từ giá trị tăng thêm từ đất đai trong quá trình đô thị hóa, đầu tư khu dân cư mới giữa 4 đối tượng bao gồm (1) Nhà nước (2) Nhà đầu tư (3) hộ dân bị giải tỏa và (4) Người dân mua đất từ dự án. − Lượng hóa tỉ lệ cơ cấu phân bổ giữa Nhà nước - Nhà đầu tư - Hộ dân kinh doanh ước để thấy rõ mối thu lợi từ đất của các đối tượng này.

− Giá trị tăng thêm của đất được quyết định bởi ba yếu tố: điều kiện thuận lợi do tự nhiên mang lại, sự đầu tư của người sử dụng đất hoặc của nhà đầu tư, quy hoạch sử dụng đất và đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của Nhà nước. Ở các khu đô thị, đặc biệt là các khu đô thị mới, yếu tố quy hoạch chuyển mục đích sử dụng đất và đầu tư của Nhà nước có tác động chính trong việc tạo ra giá trị tăng thêm của đất. Lâu nay, do chưa nhận thức đúng về những nguyên nhân tạo ra giá trị tăng thêm của đất và do những bất cập trong quản lý đất đai, nên chúng ta chưa giải quyết hài hòa các mối lợi ích, trong nhiều trường hợp dẫn tới nảy sinh những tranh chấp, khiếu nại gay gắt. Giải quyết hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, nhà đầu tư và người sử dụng đất chính là bảo đảm lợi ích của ba đối tượng này khi sử dụng đất vào các dự án đầu tư đối với những diện tích đã giao quyền sử dụng. Biện pháp cơ bản để giải quyết hài hòa ba lợi ích đó chính là những chính sách cụ thể khi thu hồi

đất đai, bồi thường, giải phóng mặt bằng và xử lý phần giá trị tăng thêm do quy hoạch, đầu tư trực tiếp hoặc gián tiếp vào đất.

Một phần của tài liệu Giải pháp điều tiết giá trị tăng từ đất khi Nhà nướcthực hiện các dự án giao thông trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w