Đối với các Sở, Ban, Ngành

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tín dụng nông nghiệp và tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn chi nhánh huyện mỹ xuyên, tỉnh sóc trăng. (Trang 90 - 91)

6.2.1.1. Đối với nhà nước.

Ban hành các văn bản hướng dẫn kịp thời, đồng bộ, rõ ràng, sát với thực tế,

loại bỏ những bất cập và tròng chéo khi thi hành. Đối với việc xử lý tài sản đảm

bảo, cần đơn giản, giảm bớt các thủ tục và rút ngắn thời gian trong việc phát mãi tài sản thế chấp, cần có những biện pháp cưỡng chế mạnh mẽ hơn khi có quyết định thi hành của tòa án, giúp ngân hàng có thể thu hồi vốn nhanh, tránh tình trạng ứ đọng vốn. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng cần qui định cụ thể quy chế phạt,

xử lý vi phạm khi các doanh nghiệp cùng một lúc vay nhiều tổ chức tín dụng.

Ngân hàng có thể chuyển khoản nợ vay đó thành vốn góp, khoanh nợ, giãn nợ,

hoặc bán nợ để đảm bảo quyền chủ động cho ngân hàng khi xử lý tài sản đảm

0

Ngoài ra, việc tuyên truyền và vận động người dân có thói quen thanh toán

không dùng tiền mặt, bằng cách gửi tiền vào ngân hàng từ phía Nhà nước cũng

giúp cho hoạt động tín dụng của ngân hàng có hiệu quả hơn, làm như vậy sẽ

giảm bớt lượng tiền trong lưu thông, giúp ngân hàng huy động vốn và thu phí từ

những dịch vụ này.

6.2.1.2. Đối với chính quyền địa phương.

Thứ nhất, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh phải kiểm tra,

giám sát kinh doanh và chịu trách nhiệm về tư cách pháp nhân của khách hàng. Thứ hai, công tác quy hoạch cần được công bố rộng rãi và có thời gian, vì nó ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của một số hộ kinh doanh, và ảnh hưởng đến việc cầm cố tài sản thế chấp của khách hàng cho ngân hàng, tránh tình trạng

tài sản bị phát mãi nằm trong diện nhà nước quy hoạch, giải tỏa.

Ngoài ra, chính quyền địa phương, đặc biệt là trung tâm khuyến nông và phòng nông nghiệp cần hỗ trợ giống, kĩ thuật nuôi trồng, cách phòng tránh bệnh… cho bà con nông dân. Nghiên cứu, phát triển những giống cây trồng vật

nuôi, những mô hình sản xuất kinh doanh có năng suất và hiệu quả kinh tế cao

cho bà con nông dân, góp phần nâng cao khả năng thu hồi nợ cho ngân hàng đối

với các hộ vay vốn sản xuất.

Bên cạnh đó, chính quyền địa phương cần tổ chức các cuộc họp trưng cầu ý

dân, kết hợp với ngân hàng để có thể tìm hiểu về nhu cầu, nguyện vọng của người dân, từ đó ngân hàng có những chính sách phù hợp với những nhu cầu

thiết thực đó.

Cuối cùng, các ngành chức năng cần phải tạo điều kiện hỗ trợ ngân hàng công tác cho vay và thu hồi nợ.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tín dụng nông nghiệp và tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn chi nhánh huyện mỹ xuyên, tỉnh sóc trăng. (Trang 90 - 91)