Phân tích doanh số cho vay nông nghiệp và tiêu dùng

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tín dụng nông nghiệp và tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn chi nhánh huyện mỹ xuyên, tỉnh sóc trăng. (Trang 43 - 52)

Với tổng doanh số cho vay tăng dần qua các năm thì doanh số cho vay nông nghiệp và tiêu dùng cũng tăng với doanh số là 86.836 triệu đồng, chiếm 61,85% tỷ trọng năm 2007, 85.916 triệu đồng, chiếm 57,52% tỷ trọng năm 2008 và

126.937 triệu đồng, chiếm 68,96% tỷ trọng năm 2009 so với tổng doanh số cho

vay.

Nhìn chung doanh số cho vay nông nghiệp và tiêu dùng có biến động, giảm trong giai đoạn 2007-2008, và tăng lại trong giai đoạn 2008-2009. Sự suy giảm tỷ

trọng năm 2008 là do ảnh hưởng của nền kinh tế suy thoái, làm cho hoạt động tín

dụng của ngân hàng cũng bị ảnh hưởng theo. Kinh tế kém phát triển, nhu cầu vay vốn để sản xuất cũng ít đi.

4.2.1.1. Theo thời hạn tín dụng.

Trong những năm gần đây, NHN0&PTNT Mỹ Xuyên đã mở rộng phạm vi cho vay theo thời hạn. Trước đây, ngân hàng chỉ chú trọng cho vay trong ngắn

hạn thì hiện giờ nhu cầu vốn vay trung hạn của khách hàng cũng được đáp ứng

kịp thời. Sở dĩ vay trung hạn ít được ưu tiên cho vay là vì bản thân của các nhu

cầu vay trong thời hạn này chứa đựng nhiều rủi ro so với các món nợ ngắn hạn,

mang lại nhiều khó khăn cho hoạt động tín dụng của ngân hàng nói chung và công tác thu nợ nói riêng. Tuy nhiên, để có thể cạnh tranh tốt trong lĩnh vực cho

vay với các ngân hàng thương mại khác đòi hỏi ngân hàng phải khắc phục những khó khăn, đương đầu với nhũng thử thách trước mắt và lâu dài, vì chính hình thức cho vay trung hạn cũng mang lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng.

0

a) Đối với ngắn hạn.

Doanh số cho vay nông nghiệp và tiêu dùng trong ngắn hạn tăng dần qua

các năm lần lượt là 73.872 triệu đồng năm 2007, chiếm 85,07% tỷ trọng, 80.852

triệu đồng năm 2008, chiếm 94,11% tỷ trọng, 121.649 triệu đồng năm 2009,

chiếm 95,83% tỷ trọng trong tổng doanh số cho vay nông nghiệp và tiêu dùng.

Nhu cầu vay vốn sản xuất nông nghiệp trong ngắn hạn được ưu tiên hàng

đầu. Nguồn vốn trong thời hạn này chủ yếu là dành cho sản xuất nông nghiệp,

không cho vay tiêu dùng. Cho vay nông nghiệp ngắn hạn chủ yếu là cho vay để

sản xuất lúa và chăn nuôi nhỏ, chăn nuôi gia cầm. Năm 2008, doanh số cho vay

nông nghiệp đạt 80.852 triệu đồng, tăng 9,45% so với năm 2007 là 73.872 triệu

đồng. Năm 2009, chỉ số này là 121.649 triệu đồng, cao hơn 2008 đến 40.797

triệu đồng, tăng 50,46%.

Trong giai đoạn 2008-2009, doanh số cho vay nông nghiệp tăng cao là do

gói kích cầu kinh tế bằng việc hỗ trợ lãi suất sau khi nền kinh tế gặp suy thoái.

Tuy nhiên, đối với tiêu dùng không có doanh số cho vay là do tâm lý còn e ngại

sau khi kinh tế khủng hoảng nên nhu cầu vay vốn tiêu dùng của người dân không

cao, thêm vào đó là chính sách ưu tiên hỗ trợ nông nghiệp của hệ thống

NHN0&PTNT Việt Nam. Do đó, nguồn vốn trong cho vay ngắn hạn chỉ tập trung

0

GVHD:Th.s La Nguyễn Thùy Dung 35 SVTH: Phùng Thị Diễm Kiều

Bảng 4 : DOANH SỐ CHO VAY NÔNG NGHIỆP VÀ TIÊU DÙNG THEO THỜI HẠN TÍN DỤNG

ĐVT: Triệu đồng

NĂM 2007 NĂM 2008 NĂM 2009 CHÊNH LỆCH

2008/2007 CHÊNH LỆCH 2009/2008 CHỈ TIÊU Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%)

Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) I. Ngắn hạn 73.872 85,07 80.852 94,11 121.649 95,83 6.980 9,45 40.797 50,46 1. Nông nghiệp 73.872 85,07 80.852 94,11 121.649 95,83 6.980 9,45 40.797 50,46 II.Trung hạn 12.964 14,93 5.064 5,89 5.288 4,17 (7.900) (60,94) 224 4,42 1. Nông nghiệp 3.865 4,45 2.065 2,40 2.477 1,95 (1.800) (46,57) 412 19,95 2. Tiêu dùng 9.099 10,48 2.999 3,49 2.811 2,22 (6.100) (67,04) (188) (6,27) Tổng cộng 86.836 100 85.916 100 126.937 100 (920) (1,06) 41.021 47,75

0

b) Đối với trung hạn.

Ngược lại với ngắn hạn, doanh số cho vay nông nghiệp và tiêu dùng trung hạn lại có những bước tiến thăng trầm, giai đoạn 2007-2008 doanh số này giảm

60,94%, nhưng đến giai đọan 2008-2009, doanh số này lại tăng lên 4,42%, nhưng lượng tăng này không đáng kể.

Khác với cho vay ngắn hạn, cho vay nông nghiệp trung hạn thường là dành

cho chăn nuôi lớn, chăn nuôi gia súc và nuôi trồng thủy sản. Năm 2008 đạt 2.065

triệu đồng, chiếm 2,40% tỷ trọng doanh số cho vay nông nghiệp và tiêu dùng, thấp hơn 1.800 triệu đồng và giảm 46,57% so với năm 2007. Nguyên nhân của sự

sụt giảm này là do thị trường tín dụng trung hạn chưa được chú trọng nhiều, bên cạnh đó, bản thân lĩnh vực nông nghiệp cũng chứa đựng nhiều rủi ro do ảnh hưởng từ nhiều nhân tố cả khách quan lẫn chủ quan. Cụ thể là trong năm 2008 đã xảy ra rất nhiều dịch bệnh, hạn hán, mất mùa và sự thiếu kinh nghiệm của cá nhân, hộ sản xuất, làm cho sản xuất nông nghiệp không đạt hiệu quả, điều này đã làm cho ngân hàng thu hẹp doanh số cho vay nông nghiệp trong giai đoạn này.

Đến năm 2009, doanh số này đạt 2.477 triệu đồng, tuy lượng tiền này có cao hơn

so với 2008 là 412 triệu đồng, tăng 19,95% nhưng lại chiếm tỷ trọng là 1,95% thấp hơn so với tỷ trọng năm 2008. Mặc dù chứa đựng nhiều rủi ro, nhưng đồng

thời cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp trung hạn cũng tiềm ẩn mang lại nhiều

lợi nhuận, nhưng để mở rộng thị trường kinh doanh, cạnh tranh với các NHTM khác, ngân hàng đã tăng nguồn cung ứng vốn đối với lĩnh vực này trong trung hạn, đây cũng là nguyên nhân khiến doanh số cho vay tăng trong năm 2009 so

với năm 2008.

Đối với cho vay tiêu dùng, mặc dù nhà nước có chính sách kích cầu kinh tế nhưng doanh số này có chiều hướng giảm qua các năm. Cụ thể, năm 2008 tiêu dùng cho vay 2.999 triệu đồng, thấp hơn 6.100 triệu đồng, giảm 67,04% so với năm 2007. Năm 2009, doanh số này lại thấp hơn 188 triệu đồng so vớinăm 2008, chỉ đạt 2.811 triệu đồng, giảm 6,27%. Cho vay tiêu dùng trong giai đoạn này giảm là do ảnh hưởng tiêu cực từ nền kinh tế bị khủng hoảng, nhu cầu tiêu dùng cũng giảm đi. Đối tượng cho vay chủ yếu là các khoản phí mua sắm vật dụng gia đình, trang thiết bị nhà xưởng, và các khoản phí khác phục vụ đời sống.

0 73872 12964 86836 80852 5064 85916 121649 5288 126937 0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 140000 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Doanh số cho vay ngắn hạn

Doanh số cho vay trung hạn

Tổng doanh số

cho vay

Nhìn chung, trong cho vay trung hạn, đối tượng là nông nghiệp luôn chiếm

tỷ trọng thấp hơn so với tiêu dùng và tỷ trọng của cả hai loại này đều có xu hướng giảm dần. Cụ thể, năm 2007, nông nghiệp chiếm tỷ trọng là 4,45% trong khi tiêu dùng chiếm 10,48%, cao hơn 6,03%. Năm 2008, nông nghiệp chiếm

2,40%, tiêu dùng chiếm 3,49%, tỷ trọng này chênh lệch không nhiều chỉ có

1,09%, thấp hơn nhiều so với năm 2007. Năm 2009, sự chênh lệch này càng

được thu nhỏ lại, chỉ còn 0,27%, với nông nghiệp chiếm 1,95%, trong khi tiêu dùng chiếm 2,22%.

Tóm lại, về hoạt động cho vay theo thời hạn tín dụng, mặc dù lượng vốn

cho vay trung hạn giảm qua các năm cả về nông nghiệp lẫn tiêu dùng, biến động

nhiều trong giai đoạn 2007-2008 nhưng nhìn chung doanh số này vẫn tăng cao và hoạt cho cho vay trong 2 lĩnh vực này vẫn có hiệu quả nhờ doanh số cho vay

ngắn hạn trong nông nghiệp tăng cao do nhu cầu vốn tăng để mở rộng sản xuất

của các thành phần kinh tế.

Triệu đồng

0

4.2.1.2. Theo thành phần kinh tế.

Tùy vào từng mục đích sử dụng vốn khác nhau mà các loại đối tượng khách

hàng khác nhau sẽ có nhu cầu vay vốn khác nhau. Nhìn chung, thành phần kinh

tế là cá nhân có nhu cầu sử dụng vốn vay nhiều hơn và được ngân hàng chú trọng

cho vay so với các thành phần kinh tế khác. Hơn thế nữa, do doanh số cho vay

nông nghiệp ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong doanh số cho vay nông nghiệp và

tiêu dùng qua các năm và phần lớn doanh số cho vay này chủ yếu cho vay để sản

xuất nông nghiệp nên phần lớn nguồn vốn tín dụng này phụ thuộc vào thành

phần kinh tế là cá nhân và hộ gia đình, chiếm lượng vốn cho vay lớn hơn so với

các thành phần kinh tế khác.

Nhìn chung, cho vay đối với thành phần kinh tế là cá nhân có số tiền biến

động qua ba năm. Giai đoạn 2007-2008, doanh số này đối với đối tượng là cá

nhân đã giảm với 1 tỷ lệ nhỏ, giai đoạn 2008-2009 lại tăng khá mạnh. Còn đối

với thành phần doanh nghiệp thì khá ổn định, phát triển với xu hướng tốt, trong

đó giai đoạn 2008-2009 tăng trưởng khá mạnh. Riêng đối với thành phần kinh tế

khác thì ngược lại, có xu hướng giảm liên tục và lại giảm mạnh cũng trong giai

đọan 2008-2009 .

Bảng số liệu dưới đây sẽ thể hiện rõ doanh số cho vay nông nghiệp và tiêu

0

GVHD:Th.s La Nguyễn Thùy Dung 39 SVTH: Phùng Thị Diễm Kiều

Bảng 5: DOANH SỐ CHO VAY NÔNG NGHIỆP VÀ TIÊU THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ

ĐVT: Triệu đồng

NĂM 2007 NĂM 2008 NĂM 2009 CHÊNH LỆCH

2008/2007 CHÊNH LỆCH 2009/2008 CHỈ TIÊU Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tuyệt đối Tương

đối (%) Tuyệt đối

Tương đối (%) 1. Cá nhân 80.257 92,42 79.367 92,38 120.455 94,89 (890) (1,11) 41.088 51,77 2. DNTN 3.610 4,16 3.750 4,36 5.545 4,37 140 3,88 1.795 51,6 3. Khác 2.969 3,42 2.799 3,26 937 0,74 (170) (5,73) (1.862) (66,52) Tổng cộng 86.836 100 85.916 100 126.937 100 (920) (1,06) 41.021 47,75

0

Qua bảng số liệu cho thấy, năm 2007 cho vay cá nhân đạt 80.257 triệu đồng, chỉ số này tương đối cao trong cơ cấu cho vay theo thành phần kinh tế. Tuy nhiên đến năm 2008, chỉ số này có sụt giảm nhẹ, chỉ còn 79.367 triệu đồng, thấp hơn 890 triệu đồng, giảm 1,11% so với năm 2007. Sự sụt giảm này cũng thể hiện

hoạt động tín dụng của ngân hàng cũng chịu ảnh hưởng từ nền kinh tế bị khủng

hoảng. Tuy nhiên, việc xây dựng và khôi phục lại nền kinh tế được thể hiện qua

những nỗ lực trong năm 2009 cũng làm cho doanh số này đối với thành phần

kinh tế là cá nhân tăng cao trở lại. 120.455 triệu đồng đạt được vào năm 2009,

tăng lên 41.008 triệu đồng, tăng 51,77% so với năm 2008 về doanh số cho vay cá

nhân trong nông nghiệp và tiêu dùng đã thể hiện rõ sự cố gắng phát triển hiệu

quả hoạt động tín dụng của ngân hàng. Doanh số này tăng trong năm 2009 chứng tỏ chính sách của chính quyền địa phương đã khuyến khích hộ nông dân tăng gia, mở rộng sản xuất. Thông qua đó, ngân hàng cũng đã nắm bắt thời cơ để

mở rộng thị trường tín dụng, gia tăng doanh số cho vay, đem lại thêm nguồn thu

nhập cho ngân hàng.

Hiệu quả tín dụng này còn biểu hiện rõ khi doanh số cho vay đối với thành phần kinh tế là doanh nghiệp tư nhân luôn ở mức biến động theo chiều hướng tăng dần. Năm 2008, cho DNTN vay 3.750 triệu đồng, cao hơn năm 2007 140

triệu đồng, tăng 3,88%. Năm 2009, chỉ tiêu này đạt 5.545 triệu đồng, tăng 1.795

triệu đồng, gấp đôi 2008, tăng 51,6%. Cũng như thành phần kinh tế là cá nhân, do gói kích cầu kinh tế của Nhà nước thúc đẩy sản xuất và kinh doanh nhằm

phục hồi nền kinh tế bị trì trệ trong giai đoạn 2007-2008, DNTN cũng cần vốn để

củng cố và mở rộng sản xuất, chính điều này đã làm cho lượng vốn vay của thành phần kinh tế này gia tăng liên tục qua các năm.

Riêng đối với thành phần kinh tế khác thì doanh số này giảm liên tục. Cụ

thể, năm 2007 cho vay 2.969 triệu đồng. Năm 2008, chỉ số này giảm 170 triệu đồng, chỉ còn 2.799 triệu đồng, giảm 5,73%. Giai đoạn 2008-2009, chỉ số này giảm rất nhanh, giảm 1.862 triệu đồng, chỉ còn 937 triệu đồng năm 2009, giảm

66,52% so với năm 2008. Thành phần kinh tế khác ở đây chủ yếu là tập thể cán

bộ, công nhân viên chức nhà nước, cán bộ, nhân viên của các tổ chức kinh tế, công ty ngoài quốc doanh có nhu cầu vay vốn tiêu dùng, phục vụ đời sống. Sở dĩ

0

nghiệp và tiêu dùng theo thành phần kinh tế là do đây là một ngách thị trường

mới, chứa đựng nhiều rủi ro vì cho vay tiêu dùng theo hai hình thức tín chấp và cả thế chấp, chưa mang lại nhiều lợi nhuận cao, do đó chưa được ngân hàng chú trọng nhiều. Hơn thế nữa lượng vốn tín dụng hàng năm dành cho lĩnh vực này còn thấp nên hạn mức tín dụng của ngân hàng dành cho đối tượng này còn hạn

chế, làm cho doanh số cho vay đối với thành phần kinh tế khác giảm trong nhiều năm.

Để thấy rõ hơn về tỷ trọng cho vay nông nghiệp và tiêu dùng theo các thành phần kinh tế, ta xem biểu đồ sau:

Năm 2007 3.42 % 92.42 % 4.16 % Năm 2008 3.26 % 92.38 % 4.36 % Năm 2009 0.74 % 94.89 % 4.37 % DNTN Thành phần khác Cá nhân

Hình 5: Cơ cấu cho vay NN0&TD theo thành phần kinh tế qua các năm

Tóm lại, qua biểu đồ trên cho thấy tỷ trọng của các thành phần kinh tế khác

trong cho vay nông nghiệp và tiêu dùng luôn thấp và giảm dần qua các năm.

Riêng đối với DNTN và cá nhân, tỷ trọng này tăng liên tục. Điều này cũng chứng

tỏ, nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp và hộ cá nhân ngày càng nhiều, và phần

lớn lượng vốn tại ngân hàng cũng ưu tiên dành cho cá nhân và hộ gia đình sản

xuất nông nghiệp và chỉ mới mở rộng doanh số cho vay doanh nghiệp và thành

phần kinh tế khác trong gần đây. Mặc dù chỉ số cho vay DNTN còn ít, nhưng

lượng vốn vay này tăng lên hàng năm, đây là dấu hiệu khả quan, báo hiệu thị

0

phần kinh tế khác do một số nguyên nhân khách quan và chủ quan nên đối tượng

này không được ưu tiên vay vốn nhiều,đây cũng là phần hạn chế của ngân hàng.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tín dụng nông nghiệp và tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn chi nhánh huyện mỹ xuyên, tỉnh sóc trăng. (Trang 43 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)