- Sử dụng phương pháp thống kê, diễn dịch, quy nạp để phân tích các chỉ
tiêu tài chính, hiệu quả sử dụng vốn huy động và hoạt động cho vay.
- Phân tích số liệu và đánh giá số liệu về số tuyệt đối và số tương đối về các chỉ tiêu từ tài liệu có được. Từ đó đưa ra nhận xét, kết luận về hoạt động tín dụng
của ngân hàng trong hai lĩnh vực nông nghiệp và tiêu dùng. Cụ thể:
+ Mục tiêu 1: Sử dụng phương pháp thống kê, qui nạp và diễn dịch để phân tích và đánh giá chung về hoạt động huy động vốn và cho vay tại ngân hàng.
+ Mục tiêu 2: Sử dụng phương pháp thống kê, qui nạp và diễn dịch đồng
thời kết hợp phương pháp so sánh số tương đối và tuyệt đối để phân tích và đánh
giá hiệu quả hoạt động tín dụng nông nghiệp và tiêu dùng tại ngân hàng.
+ Mục tiêu 3: Sử dụng phương pháp thống kê, diễn dịch và kết hợp phương
pháp so sánh số tương đối và tuyệt đối để phân tích các chỉ tiêu dùng để đánh giá
hiệu quả tín dụng nông nghiệp và tiêu dùng.
+ Mục tiêu 4: Sử dụng phương pháp thống kê, qui nạp và diễn dịch để phân
tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng.
+ Mục tiêu 5 và 6: Sử dụng phương pháp qui nạp và diễn dịch để phân tích
thuận lợi và khó khăn đối với tín dụng nông nghiệp và tiêu dùng, đồng thời đề
0
Chương 3
KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN MỸ XUYÊN,
TỈNH SÓC TRĂNG.
3.1. TỐNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN.
3.1.1. Tống quan về hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Việt Nam.
Thành lập ngày 26/3/1988, hoạt động theo Luật các Tổ chức Tín dụng Việt Nam, đến nay Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
(AGRIBANK) hiện là Ngân hàng thương mại hàng đầu giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trong đầu vốn phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn cũng như đối với
các lĩnh vực khác của nền kinh tế Việt Nam.
AGRIBANK là ngân hàng lớn nhất Việt Nam cả về vốn, tài sản, đội ngũ
cán bộ nhân viên, mạng lưới hoạt động và số lượng khách hàng. Bên cạnh đó, nó cũng luôn chú trọng đầu tư đổi mới và ứng dụng công nghệ ngân hàng phục vụ đắc lực cho công tác quản trị kinh doanh và phát triển mạng lưới dịch vụ ngân
hàng tiên tiến. AGRIBANK là ngân hàng đầu tiên hoàn thành giai đoạn 1 Dự án
Hiện đại hóa hệ thống thanh toán và kế toán khách hàng (IPCAS) do Ngân hàng Thế giới tài trợ và đang tích cực triển khai giai đoạn II của dự án này. Đến nay,
AGRIBANK hoàn toàn có đủ năng lực cung ứng các sản phẩm, dịch vụ ngân
hàng hiện đại, tiên tiến, tiện ích cho mọi đối tượng khách hàng trong và ngoài
nước. AGRIBANK còn là một trong số ngân hàng có quan hệ ngân hàng đại lý
lớn nhất Việt Nam với trên 979 ngân hàng đại lý tại 113 quốc gia và vùng lãnh thổ; là thành viên Hiệp hội Tín dụng Nông nghiệp Nông thôn Châu Á Thái Bình
Dương, Hiệp hội Tín dụng Nông nghiệp Quốc tế và Hiệp hội Ngân hàng Châu Á;
Là ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam trong việc tiếp nhận và triển khai các dự án nước ngoài, đặc biệt là các dự án của Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), Cơ quan phát triển Pháp (AFD).
0
Với vị thế là ngân hàng thương mại hàng đầu Việt nam, AGRIBANK đã nỗ lực hết mình, đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ, đóng góp to lớn vào sự
nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế của đất nước.
3.1.2. Tống quan về Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn chi nhánh huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng. nhánh huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng.
NHN0&PTNT tỉnh Sóc Trăng là một trong những chi nhánh của NHN0& PTNT Việt Nam, đã chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/04/1992 cùng ngày thành lập tỉnh Sóc Trăng. NHN0 & PTNT tỉnh Sóc Trăng có 10 chi nhánh Ngân hàng cơ sở trực thuộc tỉnh; 03 chi nhánh trực thuộc huyện cùng 01 Hội sở đặt tại
số 04 đường Trần Hưng Đạo, thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng. Các chi nhánh đều thuộc sự quản lý và điều hành của Ngân hàng hội sở.
NHN0&PTNT huyện Mỹ Xuyên là một trong những chi nhánh của NHN0& PTNT tỉnh Sóc Trăng, được thành lập vào ngày 01/04/1992, trụ sở đặt tại số 11/53 đường Lê Lợi, thị trấn Mỹ Xuyên, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng. Đây
là một ngân hàng thương mại quốc doanh, kinh doanh về tiền tệ tín dụng và dịch
vụ chủ yếu là lĩnh vực nông nghiệp, thương nghiệp và dịch vụ. Hoạt động của Ngân hàng là huy động vốn nhàn rỗi trong dân cư và các tổ chức kinh tế, tập
trung mở rộng cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp trên toàn địa bàn huyện.
Từ ngày thành lập cho đến nay, NHN0&PTNT huyện Mỹ Xuyên đã luôn
bám sát các định hướng của ngành, của địa phương và xác định “Nông thôn là thị trường cho vay, nông dân là khách hàng, nông nghiệp là đối tượng đầu tư” và đã vận dụng sáng tạo các định hướng vào trong hoạt động một cách linh hoạt và có hiệu quả. Từ đó đề ra động lực phát triển đưa NHN0&PTNT huyện Mỹ Xuyên từng bước hòa nhập vào xu thế phát triển chung của cả nước cũng như trên địa
bàn huyện. Qua nhiều năm hoạt động, NHN0&PTNT huyện Mỹ Xuyên đã có nhiều đóng góp vào sự phát triển kinh tế của huyện và sự đổi mới của ngành.
Xuất phát từ những mục tiêu trên, NHN0&PTNT Mỹ Xuyên đã phối hợp
với các ban ngành các cấp có thẩm quyền hướng dẫn và chỉ đạo nền kinh tế sản
xuất nông – lâm – ngư nghiệp theo định hướng phát triển của huyện. Từ đó cho
thấy NHN0&PTNTMỹ Xuyên đã ngày càng trở thành người bạn thân thiết với
0
3.2. BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN MỸ XUYÊN, TỈNH SÓC TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN MỸ XUYÊN, TỈNH SÓC TRĂNG.
3.2.1. Sơ đồ tổ chức.
Sơ đồ 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của NHNO & PTNT Mỹ Xuyên 3.2.2. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban.
- Giám Đốc: là người đứng đầu Ngân hàng, được cơ quan cấp trên bổ
nhiệm. Là người tổ chức, điều hành mọi hoạt động của ngân hàng và chịu trách
nhiệm trước cơ quan Nhà nước và cấp trên về kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị mình. Giám đốc có một số trách nhiệm và quyền hạn sau:
+ Trực tiếp điều hành mọi hoạt động của ngân hàng.
+ Chỉ đạo, giám sát, kiểm tra các nhân viên thực hiện nhiệm vụ được giao. + Quyết định bổ nhiệm nhân viên, khen thưởng hoặc kỷ luật nhân viên khi không thực hiện đúng nhiệm vụ.
- Phó giám đốc: trợ giúp Giám đốc về mặt nghiệp vụ, thay mặt Giám đốc
giải quyết công việc thuộc phạm vi, trách nhiệm của mình.
- Phòng Kế hoạch & Kinh doanh: thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh trong
việc giao dịch với khách hàng, hướng dẫn khách hàng trong mọi quan hệ. Kiểm
tra, kiểm soát hồ sơ, điều kiện vay vốn, trực tiếp kiểm tra qui trình sử dụng vốn
Giám Đốc Phó Giám Đốc Phó Giám Đốc Phòng Kế Toán – Ngân Qũy – Hành Chính Phòng Kế Hoạch & Kinh Doanh
0
- Phòng Kế toán – Ngân quỹ - Hành chính: thực hiện các nghiệp vụ hành chính, quan hệ với khách hàng, thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến qui trình
thanh toán như ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, mở tài khoản cho khách hàng, theo dõi qui trình cho vay, thu nợ và lãi, thu thập số liệu phát sinh lên cân đối nguồn
vốn và sử dụng vốn hàng ngày.
3.2.3. Lĩnh vực kinh doanh và một số vấn đề liên quan đến tín dụng nông nghiệp và tiêu dùng. nghiệp và tiêu dùng.
3.2.3.1. Lĩnh vực kinh doanh.
- Sản phẩm tiền gửi: Ngân hàng nhận tiền gửi bằng VND và USD với lãi suất hấp dẫn, thủ tục đơn giản, hình thức phong phú, đa dạng, bao gồm: tiền gửi
thanh toán; tiền gửi tiết kiệm không kì hạn; tiền gửi tiết kiệm có kì hạn từ 1 tháng
trở lên; tiền gửi tiết kiệm bậc thang; tiền gửi tiết kiệm dự thưởng; phát hành giấy
tờ có giá; tiết kiệm có kì hạn rút gốc linh hoạt; giao dịch gửi, rút tiền nhiều nơi;
giao dịch học đường.
- Sản phẩm tiền vay: luôn là người bạn đồng hành của cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp có nhu cầu về vốn, bao gồm: cho vay bổ sung vốn sản xuất kinh
doanh; cho vay tiêu dùng đời sống; cho vay xây dựng, sửa chữa nhà; cho vay mua nhà dự án; cho vay thấu chi; cầm cố giấy tờ có giá.
- Dịch vụ thẻ ATM: Với thủ tục mở thẻ đơn giản và nhanh chóng, khách hàng đễ dàng tận hưởng được những dịch vụ ngân hàng hiện đại, bao gồm: thẻ
ghi nợ nội địa, dịch vụ chấp nhận thẻ qua POS/EDC.
- Dịch vụ chuyển tiền: ngân hàng cung cấp dịch vụ chuyển tiền trong nước,
chuyển tiền ra nước ngoài, chuyển tiền từ nước ngoài về Việt Nam,..
- Bảo lãnh: là một trong những dịch vụ mà Agribank đã thực hiện nhiều năm và ngày càng khẳng định chất lượng và uy tín đối với khách hàng, bao gồm:
bảo lãnh vay vốn; bảo lãnh thanh toán; bảo lãnh dự thầu; bảo lãnh thực hiện hợp đồng; bảo lãnh hoàn thanh toán và một số loại bảo lãnh khác.
- Thanh toán quốc tế: cung cấp cho khách hàng các dịch vụ thanh toán quốc
tế như: mở L/C nhập khẩu, tiếp nhận và kiểm tra L/C xuất khẩu,..
- Mobile Banking: Với chùm dịch vụ Mobile Banking: ATranfer, SMS
Banking, VnTopup giúp khách hàng chủ động và dễ dàng trong giao dịch và sử
0
- Kinh doanh ngoại tệ: với hệ thống máy móc được trang bị hiện đại, cập
nhật thông tin thị trường hối đoái liên tục, chính xác, có khả năng đáp ứng mọi
nhu cầu của khách hàng về các loại ngoại tệ.
- Ngoài ra ngân hàng còn cung cấp thêm một số loại dich vụ mới như
Internet Banking, giúp cho khách hàng dễ dàng truy vấn số dư tài khoản, thanh toán hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ với nhà cung cấp có liên kết với Agribank,
chuyển khoản, chuyển tiền trong hệ thống Agribank và các dịch vụ khác; và các loại sảm phẩm mới như phát hành chứng chỉ tiền gởi ngắn hạn trả lãi trước, không rút trước hạn và sản phẩm Bảo an tín dụng.
Với sự đa dạng về các loại hình sản phẩm dịch vụ đã giúp cho Ngân hàng Nông nghiệp Mỹ Xuyên ngày càng gần gũi với người dân, mở rộng thị trường
hoạt động, tăng khả năng cạnh tranh với các ngân hàng thương mại khác trên
cùng địa bàn, xứng đáng là ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam theo tiêu chí của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.
3.2.3.2. Một số vấn đề liên quan đến tín dụng nông nghiệp và tiêu dùng.
a) Nguồn vốn cho vay. Bao gồm: - Vốn huy động.
- Vốn điều hòa.
b) Nguyên tắc vay vốn.
Khi khách hàng vay vốn tại Ngân hàng phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng.
- Hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay đúng thời hạn đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng.
- Việc đảm bảo tiền vay phải đúng qui định.
c) Điều kiện vay vốn:
- Đối với cho vay nông nghiệp:
+ Cá nhân và các tổ chức kinh tế phải có năng lực pháp lực và năng lực
hành vi dân sự.
+ Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết.
+ Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.
0
- Đối với cho vay tiêu dùng:
+ Đối với khách hàng là cá nhân, phải có tài sản thế chấp, cầm cố làm đảm
bảo hoặc được người thứ ba có tài sản thế chấp, cầm cố bảo lãnh như: sổ tiết
kiệm, trái phiếu,...; có mục đích vay vốn được sử dụng cho các nhu cầu tiêu dùng hợp pháp; có nguồn thu nhập ổn định, đảm bảo khả năng trả góp hàng tháng.
+ Đối với khách hàng là cán bộ, công nhân viên đang công tác tại các đơn
vị có trụ sở trên cùng địa bàn hoạt động của Ngân hàng, có thời gian công tác
tính đến ngày vay trên 12 tháng, không cần có tài sản thế chấp nhưng phải được
sự bảo lãnh của đơn vị.
d) Đối tượng cho vay:
- Đối với nông nghiệp: Là giá trị vật tư hàng hoá, giống, phân bón, thuốc trừ sâu, thức ăn, thuốc trị bệnh,… và các khoản chi phí để khách hàng thực hiện
các dự án hoặc phương án sản xuất kinh doanh.
- Đối với tiêu dùng: Là các vật dụng được sử dụng đáp ứng cho nhu cầu
sinh hoạt hàng ngày của cá nhân như: nhà, xe, đồ trang trí nội thất,... đ) Thời hạn cho vay:
- Đối với nông nghiệp: cho vay trong ngắn hạn tối đa không quá 12 tháng
và trung hạn: từ 12 tháng đến 36 tháng, không cho vay dài hạn.
- Đối với tiêu dùng: cho vay trong trung hạn, từ 12 tháng đến 36 tháng,
không cho vay trong dài hạn.
e) Mức cho vay:
- Đối với nông nghiệp:
+ Phù hợp với nhu cầu vốn của người đi vay và khả năng trả nợ của họ đồng thời phải phù hợp với khả năng cho vay của Ngân hàng.
Cụ thể được xác định bởi bất đẳng thức sau:
Mức cho vay + lãi phát sinh < Giá trị tài sản thế chấp, cầm cố tại ngân hàng + Thường Ngân hàng cho khách hàng vay khoảng từ 40-50% giá trị tài sản
thế chấp, cầm cố tại Ngân hàng và giá trị tài sản là do Ngân hàng định giá.
- Đối với tiêu dùng:
+ Có tài sản thế chấp: căn cứ vào nhu cầu vay vốn, khả năng trả nợ, giá trị
tài sản thế chấp cầm cố, tối đa không quá 100.000.000 đồng.
0
f) Trả nợ gốc và lãi:
- Trả nợ gốc: Nợ gốc được hoàn trả một lần khi kết thúc thời hạn vay. Trường hợp trả nợ nhiều lần hoặc trả nợ trước hạn, các bên phải có thoả thuận
với nhau.
- Trả lãi: Sau 1 tháng, kể từ ngày nhận tiền vay lần đầu, tiền lãi được trả
hàng tháng vào ngày nhận được tiền vay.
Số tiền lãi phải trả được tính theo công thức sau:
Số tiền lãi phải trả = (Dư nợ tính lãi x Lãi suất vay x Số ngày vay thực tế)/ 30
3.2.4. Đánh giá chung về họat động kinh doanh.
Để đánh giá tổng quan về hoạt động kinh doanh của một ngân hàng thương
mại, ta cần xem xét tổng thể về mọi mặt của ngân hàng như về loại hình sản
phẩm, dich vụ; hoạt động huy động vốn và cho vay; kết quả hoạt động kinh
doanh của ngân hàng,…
Trước hết, các loại hình sản phẩm, dịch vụ của NHN0 & PTNT Mỹ Xuyên rất đa dạng và phong phú, thích hợp cho từng loại đối tượng khách hàng theo từng thời hạn cụ thể. Sản phẩm tiền gửi và tiền vay đã đóng góp một phần không
nhỏ trong công tác huy động vốn và lưu chuyển vốn tại ngân hàng. Bên cạnh đó,
chúng cũng tạo ra không ít lợi nhuận và lợi ích cho khách hàng thông qua các khung bậc lãi suất và khả năng đáp ứng nhu cầu vốn vay của ngân hàng, phục vụ
cho sản xuất và tiêu dùng. Ngoài ra, lợi nhuận của Ngân hàng cũng được đóng
góp từ nguồn lợi của dịch vụ chuyển tiền, bảo lãnh, thanh toán quốc tế và kinh