PHÂN TÍCH TỔNG NGUỒN VỐN VÀ VỐN HUY ĐỘNG

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tín dụng nông nghiệp và tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn chi nhánh huyện mỹ xuyên, tỉnh sóc trăng. (Trang 38 - 43)

Đối với hoạt động của các Ngân hàng thương mại thì việc tạo lập nguồn

vốn là công việc quan trọng hàng đầu trong mọi hoạt động của nó. Thật vậy, vốn

là công cụ chủ yếu, mang lại sự tồn tại của ngân hàng. Vốn vừa giúp cho ngân

hàng tổ chức được mọi hoạt động kinh doanh, vừa góp phần quan trọng trong

việc đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh của cá nhân, doanh nghiệp và sự phát

triển của nền kinh tế. Vốn của ngân hàng được đóng góp từ vốn huy động và vốn

điều chuyển từ ngân hàng hội sở, mà trong đó, vốn huy động giữ vai trò tiên

quyết trong tổng nguồn vốn của ngân hàng. Vì vậy, hoạt động huy động vốn

đóng vai trò quan trọng đối với ngân hàng, việc huy động vốn từ tiền gửi tiết

kiệm của khách hàng, của các tổ chức kinh tế vừa giúp ngân hàng có được nguồn

vốn kinh doanh với chi phí thấp, vừa giúp ngân hàng nắm bắt được thông tin

chính xác về tình hình tài chính của khách hàng, tạo điều kiện thuận lợi cho ngân

0

GVHD:Th.s La Nguyễn Thùy Dung 29 SVTH: Phùng Thị Diễm Kiều

Bảng 3: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI NHN0&PTNT MỸ XUYÊN

ĐVT: Triệu đồng

NĂM 2007 NĂM 2008 NĂM 2009 CHÊNH LỆCH

2008/2007 CHÊNH LỆCH 2009/2008 CHỈ TIÊU Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) I. Vốn huy động 100.615 66,95 131.751 76,99 154.981 93,48 31.136 30,95 23.230 17,63 1/ TG tiết kiệm cá nhân 81.028 53,92 108.818 63,59 134.451 81,10 27.790 34,30 25.633 23,56 2/ TG của các TCKT 19.587 13,03 22.933 13,40 20.530 12,38 3.346 17,08 (2.403) (10,48)

II. Vốn điều chuyển 49.667 33,05 39.378 23,01 10.800 6,52 (10.289) (20,72) (28.578) (72,57)

Tổng nguồn vốn 150.282 100 171.129 100 165.781 100 20.847 13,87 (5.348) (3,13)

0

Qua bảng số liệu trên cho thấy, nguồn vốn năm 2008 đạt 171.129 triệu đồng, tăng 13,87% so với năm 2007. Tuy nhiên, đến năm 2009, tổng nguồn vốn

này có phần giảm nhẹ, lượng vốn chỉ đạt 165.781 triệu đồng, giảm 3,13%. Sở dĩ

có sự biến động nguồn vốn theo chiều hướng giảm là do ảnh hưởng từ nền kinh

tế lạm phát, khiến tâm lý người dân hoang mang, hơn nữa, lãi suất biến động

cũng là một trong những nguyên nhân khiến nguồn vốn bị biến động.

Trong tổng nguồn vốn của ngân hàng thì vốn huy động chiếm một tỷ trọng

khá lớn và tăng dần qua các năm, cụ thể là 66,95% năm 2007, 76,99% năm 2008, 93,48% năm 2009. Riêng vốn điều chuyển thì lại có xu hương giảm dần qua các năm, cụ thể, năm 2007 là 49.667 triệu đồng, chiếm 33,05%, năm 2008 là 39.378

triệu đồng, chiếm 23,01%, giảm 20,72% so với năm 2007, năm 2009 là 10.800 triệu đồng, chiếm 6,51%, giảm 72,57% so với 2008. Biểu đồ dưới đây minh họa

rõ cơ cấu nguồn vốn qua các năm:

Năm 2007 66.95 % 33.05 % Năm 2008 76.99 % 23.01 % Năm 2009 93.49 % 6.51 % (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Vốn huy động Vốn điều chuyển

Hình 2: Cơ cấu nguồn vốn qua các năm

Vốn huy động tăng là do ngân hàng tạo được niềm tin từ nơi khách hàng, đồng thời áp dụng nhiều khung lãi suất cao, hấp dẫn và đa dạng tùy theo từng

thời hạn khác nhau như lãi suất tiền gửi không kì hạn, có kì hạn, lãi suất tiết kiệm

bậc thang và lãi suất tiết kiệm dự thưởng. Bên cạnh đó, ngân hàng còn có các

chương trình khuyến mãi, tặng quà dành cho khách hàng gửi tiền có kì hạn như chương trình gửi tiền trúng vàng, trúng xe và giải thưởng đặc biệt lên tới 100 cây

vàng 3 chữ A của NHN0&PTNT Việt Nam nói chung và của tỉnh Sóc Trăng nói

riêng. Với thời buổi kinh tế khó khăn, để giữ được một lượng lớn khách hàng gửi ền vào ngân hàng như đ ững nỗ lực về hoạt động huy động

0

vốn với nhiều hình thức khác nhau kèm theo các khung bậc lãi suất hấp dẫn, đó

là sự tri ân khách hàng của ngân hàng. Với tiêu chí “ Khách hàng là thượng đế”,

ngân hàng luôn ân cần chăm sóc, thể hiện sự quan tâm đối với khách hàng thông qua việc gửi quà tặng và thiệp chúc mừng trong những dịp lễ tết, ân cần, chu đáo

trong quan hệ giao tiếp, thể hiện thiện chí hợp tác, tạo sự thoải mái, hài lòng và an tâm cho tất cả các khách hàng khi giao dịch. Điều này cũng đã làm nên thành

công trong công tác huy động vốn của ngân hàng.

Vốn huy động được huy động từ tiền gửi của các tổ chức kinh tế và tiền gửi

tiết kiệm trong dân cư, được minh họa với cơ cấu của biểu đồ sau:

Năm 2007 19.47 % 80.53 % Năm 2008 17.41 % 82.59 % Năm 2009 13.25 % 86.75 %

Tiền gửi tiết kiệm Tiền gửi của các TCKT

Hình 3: Cơ cấu vốn huy động qua các năm

Tiền gửi tiết kiệm đóng vai trò tiên quyết trong vốn huy động. Mặc dù nền

kinh tế bị suy thoái, nhưng lượng vốn huy động từ tiết kiệm trong dân cư vẫn có tiềm năng khá lớn. Tiền gửi tiết kiệm tăng dần qua các năm 2007, 2008, 2009 với

tỷ trọng lần lượt là 53.92%, 63,59%, 81,10% trong tổng nguồn vốn. Cụ thể, năm

2008 tiền gửi tiết kiệm đạt 108.818 triệu đồng, tăng 34,30% so với năm 2007, năm 2009 số tiền này huy động được 134.451 triệu đồng, tăng 23,56% so với năm 2008. Mặc dù lượng tiền này có tăng lên nhưng nhìn chung, giai đoạn 2008-

2009 tăng trưởng chậm hơn so với giai đoạn 2007-2008. Nguyên nhân làm cho

lượng tiền này tăng một phần là do nền kinh tế bị chững lại, khiến các hộ gia đình, cá nhân không thể định hướng kinh doanh, đầu tư lâu dài nên lượng tiền

nhàn rỗi này được gửi vào ngân hàng. Tuy với khả năng sinh lợi thấp hơn so với đầu tư, nhưng ít rủi ro hơn nên tiết kiệm ngân hàng là lựa chọn hàng đầu của các cá nhân, gia đình trong giai đoạn kinh tế này. Thêm vào đó, tiền gửi tiết kiệm từ

0

một số đối tượng có thu nhập không ổn định như trúng số, mua bán bất động sản, gia đình có thân nhân gửi tiền từ nước ngoài về cũng làm cho nguồn vốn huy động từ tiết kiệm cá nhân tăng lên.

Ngược lại với tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi của các tổ chức kinh tế biến động

liên tục trong 3 năm. Năm 2008, lượng tiền này đạt 22.933 triệu đồng, tăng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

17,08% so với năm 2007. Tuy nhiên đến năm 2009, lượng tiền này có sự suy

giảm nhẹ, chỉ đạt 20.530 triệu đồng, giảm 10,48% so với 2008. Mặc dù tiền gửi

tiết kiệm của các tổ chức kinh tế có biến động nhưng sự tăng giảm lượng tiền này

ảnh hưởng không nhiều đến tổng nguồn vốn của ngân hàng trong 3 năm qua.

Lạm phát tăng, kinh tế kém phát triển, thêm thiên tai, dịch bệnh, hạn hán, mất

mùa khiến các tổ chức kinh tế và hộ gia đình khó khăn trong quá trình sản xuất, ảnh hưởng đến đời sống người dân, đồng vốn nhàn rỗi các doanh nghiệp, tổ chức

kinh tế hạn chế, là nguyên nhân dẫn đến khoản mục tiền gửi của các thành phần

này bị suy giảm. Thêm vào đó là lãi suất biến động, trong khi có một số môi trường kinh doanh khác hấp dẫn hơn, điển hình là thị trường chứng khoán, tuy có

nhiều rủi ro nhưng lợi nhuận cao đã làm cho lựa chọn gửi tiền tại ngân hàng không còn là lựa chọn hàng đầu của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế và cá nhân gửi tiền vào, đây cũng là nguyên nhân khiến lượng vốn này suy giảm.

Nguồn vốn thứ hai hình thành nên tổng nguồn vốn của ngân hàng chính là vốn điều chuyển. Bất cứ ngân hàng chi nhánh nào dù ít hay nhiều cũng cần có sự

hỗ trợ của ngân hàng hội sở thông qua vốn điều chuyển. Qua bảng số liệu trên cho thấy, vốn điều chuyển của ngân hàng giảm liên tục qua nhiều năm, cụ thể, năm 2007 đạt 49.667 triệu đồng, nhưng đến năm 2008, đồng vốn này còn lại

39.378 triệu đồng, sang năm 2009, vốn điều chuyển chỉ còn 10.800 triệu đồng.

Sở dĩ nguồn vốn này có xu hướng giảm liên tục trong 3 năm 2007 - 2009 là do

ảnh hưởng từ sự khủng hoảng kinh tế toàn cầu, Nhà nước ta ban hành chính sách thắt chặt tiền tệ vào năm 2008, giảm lượng tiền trong lưu thông nhằm kiềm chế

lạm phát, khiến lượng vốn điều chuyển giảm nhanh trong năm 2008 và đặc biệt là trong năm 2009, gây ảnh hưởng đến tổng nguồn vốn của ngân hàng.

Tóm lại, mặc dù với những khó khăn như đã phân tích dẫn đến sự sụt giảm

0

theo chiều hướng khả quan qua 3 năm 2007 – 2009 so với những năm trước đã chứng tỏ hoạt động kinh doanh của ngân hàng có hiệu quả, ngân hàng vẫn có được một nguồn vốn tương đối ổn định, vẫn đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn

của khách hàng, đó là một thành tựu đáng khích lệ cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tín dụng nông nghiệp và tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn chi nhánh huyện mỹ xuyên, tỉnh sóc trăng. (Trang 38 - 43)