Phân tích dư nợcho vay nông nghiệp và tiêu dùng

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tín dụng nông nghiệp và tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn chi nhánh huyện mỹ xuyên, tỉnh sóc trăng. (Trang 59 - 65)

4.2.3.1. Theo thời hạn tín dụng.

Bảng số liệu dưới đây cho thấy chỉ số dư nợ tăng đều qua các năm và lần lượt là 117.215 triệu đồng năm 2007, 124.847 triệu đồng năm 2008 tăng 6,51%

so với 2007 và 127.914 triệu đồng năm 2009, tăng 2,46% so với năm 2008. Sự tăng dư nợ năm 2007 là do nền nông nghiệp gặp nhiều khó khăn, thiên tai, dịch bệnh, gây khó khăn cho khách hàng trong việc chi trả nợ. Năm 2008, với biến động của nền kinh tế thế giới, quá trình sản xuất, lưu thông hàng hóa gặp nhiều khó khăn, một số khoản nợ được gia hạn, một số khoản vay mới tập trung vào cuối năm làm cho dư nợ cuối năm tăng cao. Thêm vào đó là một số khoản vay

mới phát sinh trong năm 2009, đã đẩy dư nợ năm này tăng cao hơn nữa. a) Đối với ngắn hạn.

Cũng giống như doanh số cho vay và thu nợ nông nghiệp và tiêu dùng trong ngắn hạn như đã phân tích ở trên, dư nợ qua các năm trong ngắn hạn cũng chỉ xét

của lĩnh vực nông nghiệp. Cụ thể, năm 2007, lĩnh vực này có dư nợ là 89.243 triệu đồng, chiếm 76,14% tỷ trọng dư nợ cho vay nông nghiệp và tiêu dùng theo thời hạn tín dụng. Năm 2008, dư nợ đạt 96.917 triệu đồng, tăng 8,60% so với 2007. Năm 2009, dư nợ tiếp tục tăng, đạt mức 111.993 triệu đồng, tăng 15,56%

so với 2008. Nguyên nhân của sự tăng dư nợ giai đoạn 2007-2008 là do tác động

của sự khủng hoảng kinh tế, tình hình kinh tế thế giới và trong nước có nhiều

diễn biến phức tạp, đồng thời do tác động xấu của thiên tai, dich bệnh, nông dân trúng mùa nhưng mất giá đã làm cho khả năng thu hồi nợ của ngân hàng bị giảm sút, ngân hàng đã phải áp dụng giải pháp gia hạn nợ cho khách hàng, do đó đã làm cho nợ của năm trước dồn vào năm sau, làm cho dư nợ tăng qua các năm. Đến năm 2009, mặc dù nền kinh tế có khởi sắc nhưng quá trình sản xuất, kinh

doanh cũng còn gặp nhiều khó khăn, chưa khắc phục được, những món nợ tồn đọng của giai đoạn trước vẫn chưa có giải pháp hữu hiệu, nợ quá hạn tăng, thêm

0

Bảng 8: DƯ NỢ CHO VAY NÔNG NGHIỆP VÀ TIÊU DÙNG THEO THỜI HẠN TÍN DỤNG

ĐVT: Triệu đồng

NĂM 2007 NĂM 2008 NĂM 2009 CHÊNH LỆCH

2008/2007 CHÊNH LỆCH 2009/2008 CHỈ TIÊU Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tuyệt đối Tương

đối (%) Tuyệt đối

Tương đối (%) I. Ngắn hạn 89.243 76,14 96.917 77,63 111.993 87,55 7.674 8,60 15.076 15,56 1. Nông nghiệp 89.243 76,14 96.917 77,63 111.993 87,55 7.674 8,60 15.076 15,56 II. Trung hạn 27.972 23,86 27.930 22,37 15.921 12,45 (42) (0,15) (12.009) (43,00) 1. Nông nghiệp 14.887 12,70 16.000 12,82 7.638 5,97 1.113 7,48 (8.362) (52,26) 2. Tiêu dùng 13.085 11,16 11.930 9,55 8.283 6,48 (1.155) (8,83) (3.647) (30,57) Tổng cộng 117.215 100 124.847 100 127.914 100 7.632 6,51 3.067 2,46

0

b) Đối với trung hạn.

Dư nợ cho vay nông nghiệp và tiêu dùng trung hạn nhìn chung có chiều hướng suy giảm qua các năm. Cụ thể, năm 2007 dư nợ cho vay là 27.972 triệu đồng, chiếm 23,86% tỷ trọng dư nợ nông nghiệp và tiêu dùng. Năm 2008, dư nợ

này giảm nhẹ, còn 27.930 triệu đồng, giảm 0,15% so với năm 2007. Đến năm 2009, dư nợ giảm mạnh, chỉ đạt 15.921 triệu đồng, giảm 43% so với năm 2008. Trong đó, dư nợ tiêu dùng giảm liên tục, riêng đối với dư nợ nông nghiệp có biến

động qua 3 năm. Cụ thể, đối với dư nợ nông nghiệp trung hạn, năm 2007 đạt

14.887 triệu đồng, chiếm 12,70% dư nợ nông nghiệp và tiêu dùng. Năm 2008, dư

nợ này tăng lên 16.000 triệu đồng, chiếm 12,42% tỷ trọng, tăng 7,48% so với năm 2007. Tuy nhiên đến năm 2009, chỉ số này sụt giảm khá mạnh chỉ còn 7.638 triệu đồng, chiếm 5,97% tỷ trọng, giảm 52,26% so với năm 2008. Riêng đối với

lĩnh vực tiêu dùng, dư nợ có khuynh hướng giảm dần qua các năm. Cụ thể, năm 2007, dư nợ là 13.085 triệu đồng, chiếm 11,16% tỷ trọng dư nợ cho vay nông

nghiệp và tiêu dùng. Năm 2008, dư nợ giảm xuống còn 11.930 triệu đồng, giảm

8,83% so với năm 2007. Năm 2009 dư nợ có sự sụt giảm khá mạnh, chỉ còn 8.238 triệu đồng, giảm 30,57% so với năm 2008.

Nguyên nhân làm cho dư nợ trung hạn giảm là do các khoản tín dụng trong

thời hạn này chưa thực sự mang lại hiệu quả cao. Đặc điểm của loại hình tín dụng này là không thể thu hồi vốn ngay trong một lần mà phải chia thành nhiều

kì, qua nhiều năm, vì vậy dẫn đến ngân hàng sẽ gặp nhiều rủi ro hơn mặc dù mức

lãi suất cho vay theo thời hạn này cao hơn so với các khoản vay khác. Hơn nữa, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

theo Quyết định 457/2005 của Ngân hàng Nhà nước quy định tổ chức tín dụng

chỉ được sử dụng tối đa 40% vốn huy động ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn, chính điều này đã làm cho các khoản tín dụng trung và dài hạn gặp nhiều khó khăn, doanh số cho vay thu hẹp, kéo theo chỉ số dư nợ trung hạn giảm dần qua các năm.

0 89243 27972 117215 96917 27930 124847 111993 15921 127914 0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 140000 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Dư nợ cho vay ngắn hạn

Dư nợ cho vay trung hạn

Tổng dư nợ cho vay

Sự biến động của dư nợ cho vay nông nghiệp và sự sụt giảm của dư nợ cho vay tiêu dùng đối với thời hạn trung hạn là do tác động của hoạt động cho vay và thu nợ qua các năm của ngân hàng. Cụ thể, đối với nông nghiệp, do doanh số cho

vay có chiều hướng biến động, doanh số thu nợ cũng biến động theo, đặc biệt là công tác thu nợ không hiệu quả trong năm 2008 đã làm cho dư nợ cho vay trong 3 năm này cũng bị ảnh hưởng theo. Còn đối với lĩnh vực tiêu dùng, doanh số cho

vay thì giảm liên tục, do nguồn vốn dành cho lĩnh vực này bị thu hẹp. Bên cạnh đó, mặc dù cũng có biến động theo từng giai đoạn nhưng công tác thu nợ nhìn chung có hiệu quả, thu nợ được một số món nợ xấu. Do đó, 2 chỉ tiêu này đã tác

động tích cực đến dư nợ cho vay trong giai đoạn này, làm cho dư nợ cho vay

nông nghiệp và tiêu dùng trung hạn giảm theo từng năm.

Tóm lại, nhìn chung, dư nợ cho vay nông nghiệp và tiêu dùng theo thời hạn

tín dụng tăng đều qua từng năm từ 117.215 triệu đồng năm 2007 lên 127.914 triệu đồng năm 2009. Điều này đã chứng tỏ ngân hàng đáp ứng nhu cầu vay vốn

của khách hàng ngày càng nhiều, mở rộng thị trường cho vay, đồng thời cũng

phản ảnh công tác thu nợ có hiệu quả trong 2 lĩnh vực nông nghiệp và tiêu dùng của ngân hàng.

4.2.3.2. Theo thành phần kinh tế.

Tùy theo từng thành phần kinh tế mà ta có các chỉ số dư nợ cho vay nông

nghiệp và tiêu dùng qua các năm khác nhau. Bảng dưới đây thể hiện dư nợ cho

Hình 6: Biểu đồ doanh số thu nợ NNO và TD theo thời hạn tín dụn dùng theo thời hạn tín dụng qua các năm

Triệu đồng

Hình 8: Biểu đồ doanh số dư nợ cho vay NN0&TD theo thời hạn tín dụng dùng theo thời hạn tín dụng qua các năm

0

GVHD:Th.s La Nguyễn Thùy Dung 53 SVTH: Phùng Thị Diễm Kiều

Bảng 9: DƯ NỢ CHO VAY NÔNG NGHIỆP VÀ TIÊU DÙNG THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ

ĐVT: Triệu đồng

NĂM 2007 NĂM 2008 NĂM 2009 CHÊNH LỆCH

2008/2007 CHÊNH LỆCH 2009/2008 CHỈ TIÊU Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%)

Tuyệt đối Tương

đối (%) Tuyệt đối

Tương đối (%) 1. Cá nhân 104.130 88,84 112.917 90,45 119.631 93,53 8.787 8,44 6.714 5,95 2. DNTN 3.505 2,99 3.785 3,03 4.555 3,56 280 7,99 770 20,34 3. Khác 9.580 8,17 8.145 6,52 3.728 2,91 (1.435) (14,98) (4.417) (54,23) Tổng cộng 117.215 100 124.847 100 127.914 100 7.632 6,51 3.067 2,46 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

0

Nhìn chung, đối với cá nhân và doanh nghiệp, chỉ số này tăng liên tục qua các năm. Riêng đối với thành phần khác thì ngược lại, giảm liên tục.

Đối với cá nhân, dư nợ cho vay đạt 104.130 triệu đồng, chiếm 88,84% tỷ

trọng năm 2007, đạt 112.917 triệu đồng, chiếm 90,45% năm 2008, đạt 119.631 triệu đồng, chiếm 93,53% tỷ trọng năm 2009. Trong giai đoạn 2007 - 2008, dư

nợ cho vay cá nhân tăng 8,44%. Giai đoạn 2008 – 2009, dư nợ này tăng thấp hơn giai đoạn trước, chỉ tăng 5,95%. Chỉ số này tăng liên tục là do nhu cầu vay vốn để sản xuất kinh doanh, tiêu dùng của các hộ gia đình và cá nhân tăng liên tục từ năm 2007-2009. Bên cạnh đó là sự gia hạn nợ do thất mùa, sản xuất kinh doanh

gặp nhiều khó khăn, làm cho công tác thu hồi nợ không đạt hiệu quả cao dẫn đến

chỉ số dư nợ cá nhân tăng.

Đối với doanh nghiệp, dư nợ cho vay này cũng tăng tương đối đều. Cụ thể, năm 2007, dư nợ cho vay đạt 3.505 triệu đồng, chiếm 2,99% tỷ trọng dư nợ cho

vay nông nghiệp và tiêu dùng. Năm 2008, chỉ số này đạt 3.785 triệu đồng, chiếm

3,03% tỷ trọng, tăng 7,99% so với 2007. Năm 2009, chỉ số này tiếp tục tăng, đạt

4.555 triệu đồng, chiếm 3,56% tỷ trọng, tăng 20,34% so với năm 2008. Sự tác động của nền kinh tế suy thoái trong năm 2008 và quá trình phục hồi kinh tế diễn ra trong năm 2009 khiến cho nhu cầu vay vốn để tái sản xuất và mở rộng sản

xuất của các doanh nghiệp không ngừng tăng cao, ngoài ra vòng quay vốn của

các doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng do những tác động tiêu cực này đã ảnh hưởng đến công tác thu hồi nợ của ngân hàng, doanh số thu nợ cũng bị biến động, đặc biệt giảm trong giai đoạn 2007-2008 là những nguyên nhân gây ảnh hưởng đến dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp.

Đối với thành phần khác, dư nợ cho vay nông nghiệp và tiêu dùng có chiều hướng giảm mạnh, đặc biệt là giai đoạn 2008-2009. Cụ thể năm 2007 dư nợ cho

vay đạt 9.580 triệu đồng, chiếm 8,17% tỷ trọng. Đến năm 2008, chỉ số này giảm

xuống chỉ cồn 8.145 triệu đồng, chiếm 6,52% tỷ trọng, giảm 14,98% so với năm

2007. Sự sụt giảm mạnh của dư nợ cho vay đối với thành phần kinh tế khác thể

hiện rõ ở giai đoạn 2008 – 2009. Tỷ trọng chỉ còn 2,91% với dư nợ cho vay là 3.728 triệu đồng năm 2009, giảm 54,23% so với năm 2008. Sự sụt giảm của

0

cho vay và công tác thu nợ có hiệu quả đã làm cho chỉ số dư nợ của thành phần

này giảm liên tục. Năm 2007 8.17 % 88.84 % 2.99 % Năm 2008 6.52 % 90.44 % 3.03 % Năm 2009 2.91 % 93.52 % 3.56 % DNTN Thành phần khác Cá nhân

Hình 9: Cơ cấu dư nợ NN0&TD theo thời hạn tín dụng qua các năm

Tóm lại, nhìn vào cơ cấu dư nợ cho vay nông nghiệp và tiêu dùng theo

thành phần kinh tế, ta thấy thành phần cá nhân chiếm tỷ trọng cao, và tăng đều

qua các năm, tiếp đến là doanh nghiệp, cuối cùng là thành phần kinh tế khác.

Nhìn chung, chỉ số này tăng liên tục từ 2007-2009, chứng tỏ ngân hàng đã đa

dạng hóa hoạt động tín dụng, tăng doanh số cho vay, đồng thời cũng phản ảnh

công tác thu hồi nợ khá tốt, sử dụng tốt nguồn vốn huy động được trong hoạt

động cho vay.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tín dụng nông nghiệp và tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn chi nhánh huyện mỹ xuyên, tỉnh sóc trăng. (Trang 59 - 65)