THÀNH CÁC CHỈ TIÊU THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐÃ ĐỀ RA.
Đối với các mặt đã làm được, ngân hàng cần duy trì và phát huy hơn nữa,
tận dụng những thuận lợi của mình để nâng cao hiệu quả tín dụng. Còn đối với
những mặt tồn tại, chưa làm được, ngân hàng cần có những biện pháp hữu hiệu để khắc phục, cụ thể như sau:
0
5.4.1. Về vốn huy động:
Mặc dù hoạt động cho vay là hoạt động chủ yếu của ngân hàng, nhưng
muốn thực hiện được hoạt động này thì đòi hỏi ngân hàng cần phải có vốn, do đó, ngân hàng cần xác định công tác huy động vốn là mặt trận hàng đầu đi đôi
với hoạt động tín dụng, tập trung huy động vốn bằng nhiều cách, đa dạng các
hình thức huy động vốn bằng nhiều loại sản phẩm dịch vụ tín dụng vad thời hạn
tín dụng với khung lãi suất hấp dẫn vì có vốn thì ngân hàng mới có thể thực hiện
tốt công tác cho vay của mình, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp và tiêu
dùng, đây là các đối tượng cần nhiều vốn. Thêm vào đó, việc tạo lòng tin đối với
khách hàng thông qua khung bậc lãi suất cũng là một trong những giải pháp hữu
hiệu góp phần nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng. Cố gắng duy trì mức
lãi suất ổn định, không nên thay đổi nhiều lần trong năm để tạo tâm lý yên tâm cho khách hàng khi gửi tiền vào. Có như vậy mới có thể làm giàu lượng vốn huy động từ đồng vốn nhàn rỗi của các tổ chức kinh tế, DNTN và cá nhân.
Ngoài ra, ngân hàng cũng nên áp dụng mức lãi suất tăng dần theo số lượng
tiền gửi của khách hàng nhằm tăng hiệu quả công tác huy động vốn. Với lãi suất ổn định, hấp dẫn, chênh lệch không nhiều so với các NHTM khác, lại tạo được
lòng tin vững chắc đối với khách hàng vì sự chắc chắn, ít rủi ro của hệ thống
ngân hàng quốc doanh sẽ là một trong những lợi thế cạnh tranh tốt nhất ngân
hàng.
Việc trả lương qua thẻ đối với công nhân viên của các cơ quan nhà nước làm tăng thêm nguồn thu nhập ổn định hàng năm cho ngân hàng. Tuy nhiên, số lượng khách hàng này vẫn còn hạn chế, trong khi sản phẩm tín dụng này có thể đáp ứng nhiều hơn cho nhiều loại khách hàng khác nhau. Hiện nay, tại địa bàn tỉnh nói chung và địa bàn huyện nói riêng có rất nhiều khu công nghiệp và công ty chế biến thủy sản, việc chi trả lương qua thẻ cho công nhân của các tổ chức
ngoài quốc doanh này là một thị trường hấp dẫn cho hoạt động huy động vốn của
ngân hàng cần được khai thác thêm.
Hợp tác với các công ty xuất khẩu lao động, thông qua đó tuyên truyền về
dịch vụ cung cấp vốn cho khách hàng có nhu cầu đi xuất khẩu lao động và các dịch vụ hỗ trợ nguồn tiền ngoại hối chuyển về cho gia đình, người thân. Như vậy,
0
ngân hàng có thể thu hút được nguồn ngoại tệ đáng kể, làm tăng nguồn vốn và phí dịch vụ cho ngân hàng.
Thêm vào đó, ngân hàng vẫn tiếp tục duy trì quảng bá các loại hình tiền gửi
tiết kiệm trên thông tin đại chúng như báo đài, internet, quảng cáo thông qua các
khách hàng thân thiết cho nhằm tìm kiếm khách hàng mới, có chính sách hậu mãi tốt với những khách hàng thân thiết và khách hàng tiềm năng. Đồng thời nâng cao tính chuyên nghiệp của tổ tiếp thị và đội ngũ thực hiện công tác này bằng
việc tổ chức thường xuyên các lớp huấn luyện và đào tạo kĩ năng giao tiếp và quảng bá các sản phẩm tín dụng, chăm sóc khách hàng.
Ngoài ra, địa bàn nông thôn cần được chú trọng nhiều hơn trong công tác huy động vốn và tín dụng, chú ý món nhỏ và thành phần dân cư đa dạng hơn vì
đây là một trong những thị trường nhiều tiềm năng, cần được khai thác thêm. Tiếp tục và luôn luôn nâng cao, hoàn thiện tác phong giao dịch văn minh tại ngân
hàng. Chủ động tìm đến khách hàng bằng nhiều kênh thông tin như trực tiếp tiếp
cận qua khách hàng quen, qua chính quyền địa phương…sẽ giúp ngân hàng đạt
hiệu quả cao trong hoạt động tín dụng.
5.4.2. Về hoạt động tín dụng.
Bên cạnh việc huy động vốn ngày càng nhiều vào ngân hàng với nhiều biện
pháp linh hoạt, hấp dẫn thì ngân hàng cần phải nỗ lực hơn nữa để tìm kiếm
những biện pháp hữu hiệu nhằm sử dụng nguồn vốn huy động được trong hoạt động cho vay có hiệu quả nhất.
Sự kết hợp nhiều phương thức cho vay sẽ mang lại nhiều lợi ích cho cả
khách hàng lẫn ngân hàng, bởi vì khách hàng có thể lựa chọn cho mình phương
thức vay phù hợp nhất, còn ngân hàng sẽ thu hút được nhiều khách hàng hơn, từ đó làm tăng doanh số cho vay và mở rộng được thị trường tín dụng. Với hạn chế
trong việc cho vay theo thời hạn tín dụng trung và dài hạn là một yếu điểm của
ngân hàng cần được khắc phục. Mặc dù hai loại hình tín dụng này chứa đựng
nhiều rủi ro, song, nó vẫn mang lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng vì món vay lớn, lãi suất cao. Cách khắc phục ở đây là ngân hàng vẫn cho vay theo hai thời
hạn tín dụng này nhưng sẽ chia số tiền vay của khách hàng thành nhiều lần nhận
nợ hơn, đồng thời kết hợp giữa việc trả và nhận nợ theo từng lần giải ngân đó,
0
phần tiền gốc của lần nhận nợ lần đầu. Thêm đó, CBTD của ngân hàng cần theo
dõi sát quá trình sản xuất và kinh doanh của khách hàng, tăng cường công tác
thẩm định, kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay để có những biện pháp kịp
thời nhằm khắc phục khó khăn nếu có những biến cố xảy ra. Có như vậy, ngân
hàng sẽ phần nào khắc phục được những khó khăn và rủi ro trong quá trình cho vay và thu hồi nợ. Ngoài ra, ngân hàng cũng nên mở rộng việc cho vay theo hình thức tín chấp trong tiêu dùng đối với nhiều loại khách hàng hơn nữa nhằm làm
tăng hiệu quả của phương thức mở rộng cho vay. Ngày nay nhu cầu vay vốn của
các tầng lớp dân cư ngày càng nhiều, tuy nhiên việc áp dụng hình thức cho vay
tín chấp tiêu dùng chỉ mới được áp dụng đối với các cán bộ, công nhân viên chức nhà nước, trong khi vẫn còn một lượng lớn khách hàng tiềm năng là các cán bộ,
công nhân viên của các công ty ngoài quốc doanh cũng có nhu cầu vay vốn tiêu dùng theo hình thức tín chấp mà vẫn chưa được ngân hàng khai thác. Mặc dù hiện nay ngân hàng cũng đáp ứng nhu cầu vay vốn cho loại khách hàng này thông qua hình thức thế chấp, trong khi lượng khách hàng này vẫn có thu nhập ổn định, lương cao, có khả năng chi trả vốn vay thông qua lương hàng tháng và vì một số nguyên nhân chủ quan mà họ thích vay tiêu dùng theo hình thức tín
chấp hơn là thế chấp thì ngân hàng vẫn chưa thể đáp ứng được, đây là một trong
những hạn chế của ngân hàng. Do đó, trong thời gian sắp tới, ngân hàng cần xem xét và thay đổi phương thức tín dụng, chú ý khúc thị trường này hơn, vì ngân
hàng đã có nhiều biện pháp ngăn chặn và thu hồi nợ hiệu quả, thêm vào đó là
nguồn vốn dồi dào, có sự hỗ trợ của cơ quan, chính quyền địa phương nên sẽ hạn
chế được nhiều rủi ro nếu đầu tư cho vay đối với loại khách hàng này.
Ngoài việc mở rộng phương thức cho vay thì việc kiểm tra và hạn chế, xử
lý nợ xấu có hiệu quả cũng là một trong những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả tín dụng.
Trong tháng 12/2009, chi nhánh đã tiến hành phân tích nợ và phân loại
khách hàng nhằm từng bước nâng cao chất lượng tín dụng, hạn chế rủi ro, tạo bước tiền đề cho hoạt động tín dụng trong năm 2010. Giải pháp đặt ra ở đây trước hết là tiếp tục nâng cao chất lượng đội ngũ CBTD giỏi về nghiệp vụ không
0
vốn.Việc này đòi hỏi sự quan tâm từ phía lãnh đạo bằng việc mở rộng và thường xuyên hơn các lớp tập huấn và đào tạo kĩ năng tín dụng cho tất cả các CBTD.
Thứ hai là ngân hàng tiếp tục chuyển đổi cơ cấu đầu tư theo hướng đầu tư
cho sản xuất nông nghiệp (tôm sú, lúa, cá, chăn nuôi gia súc…) chiếm 70%, còn lại 30% phục vụ cho kinh doanh dịch vụ và tiêu dùng đời sống, theo chỉ thị của
ngân hàng tỉnh. Giải pháp này nhằm tiếp tục mở rộng thị trường tín dụng trung
và dài hạn, đồng thời đa dạng hóa loại khách hàng làm tăng doanh thu và doanh số cho vay, đồng thời cũng hạn chế được việc nợ quá hạn tập trung vào một loại
thời hạn tín dụng và một nhóm khách hàng, giúp ngân hàng dẽ dàng quản lý và thu hồi các nhóm nợ có hiệu quả hơn.
Thứ ba là củng cố và tiếp tục phát huy “ sức mạnh toàn diện” của các tổ xử
lý nợ. Duy trì các điểm thu nợ và cho vay tại địa phương khi vào vụ thu hoạch
chính nhằm hạn chế tỷ lệ nợ xấu và khắc phục khó khăn do địa bàn hoạt động
rộng lớn và thường tập trungở vùng sâu, vùng xa. Tăng cường công tác kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay nhằm kiểm soát và hạn chế nợ xấu, đồng thời dễ
dàng xử lý rủi ro khi cần thiết. Có như vậy, hoạt động tín dụng của ngân hàng mới được nâng cao hơn.
Thêm vào đó, ngân hàng cũng nên khắc phục nhũng thiếu soát trong quy trình cho vay, đơn giản hóa thủ tục xin vay, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng, đồng thời giảm bớt các khoản chi phí trong quá trình giao dịch.
Ngân hàng cũng nên áp dụng mức lãi suất cố định và xin chỉ thị của cấp
trên về việc hỗ trợ lãi suất cho các khách hàng vay vốn để sản xuất có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn do thất bại trong quá trình sản xuất. Giải pháp này tạo điều
kiện cho khách hàng trả nợ đồng thời làm tăng khả năng thu nợ của ngân hàng, giúp giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng.
Phối hợp với các Cơ quan, Ban, Ngành, Huyện Ủy, UBND huyện, Tòa án nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong công tác xử lý nợ rủi ro và phát mãi tài sản thế
chấp hoặc giải qyết tranh chấp. Đồng thời ngân hàng cũng nên kết hợp với Phòng Nông nghiệp và Trung tâm khuyến nông để hỗ trợ người nông dân, giúp họ khắc
phục khó khăn trong quá trình sản xuất nhằm làm tăng khả năng trả nợ vay, nâng
0
5.4.3. Về tài chính:
Ngân hàng nên tăng cường cho vay vốn tại chỗ để giảm bớt chi phí đi lại, đồng thời thu hồi và xử lý những món nợ rủi ro bằng các giải pháp hiệu quả,
nâng cao chất lượng vòng quay tín dụng và tăng nguồn vốn cho vay.
Từng bước nâng cao mức chênh lệch lãi suất đầu vào – đầu ra, tạo nguồn
thu nhập và tăng lợi nhuận cho ngân hàng là nhiệm vụ thứ hai về mặt tài chính của ngân hàng. Tiếp tục phát triển và mở rộng các hoạt động tín dụng để tăng thu
từ các dịch vụ này. Ngoài ra, ngân hàng cũng cần tiếp tục thực hiện chủ trương
tiết kiệm và quản lý chặt chi phí phát sinh, giảm thiểu các chi phí không cần thiết như tiết kiệm chi phí sinh hoạt tại cơ quan, sử dụng tiết kiệm các văn phòng phẩm,…. để giảm thiểu chi phí, tăng lợi nhuận đồng thời nâng cao hiệu quả tín
dụng cho ngân hàng.
Ngoài ra, ngân hàng cũng nên giảm thiểu việc sử dụng nguồn vốn điều
chuyển từ ngân hàng hội sở bằng cách tăng cường công tác huy động vốn từ tiền
gửi tiết kiệm trong dân cư và các tổ chức kinh tế, nhằm làm giảm chi phí trả lãi cho việc sử dụng nguồn vốn từ ngân hàng cấp trên vì việc vay loại vốn này
thường có chi phí trả lãi cao hơn so với vốn huy động. Việc này sẽ làm giảm chi phí cho ngân hàng, làm tăng doanh thu và lợi nhuận, đồng thời giảm nhẹ gánh
0
Chương 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1. KẾT LUẬN.
Từ khi thành lập cho đến nay, ngoài mục tiêu là lợi nhuận, với phương
châm “Agribank mang phồn thịnh đến với khách hàng”, NHN0&PTNT Mỹ
Xuyên không ngừng nỗ lực vươn lên tạo được một vị thế của một NHTM lớn đóng trên địa bàn huyện. Thông qua Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh,
Với nguồn vốn tăng lên hàng năm, đặc biệt là vốn huy động, tỷ lệ nợ xấu giảm
nhiều, công tác cho vay và thu nợ có hiệu quả, chứng tỏ hoạt động tín dụng của
ngân hàng có hiệu quả ngày càng cao.
Với mục tiêu chủ yếu là hỗ trợ nông nghiệp, góp phần phát triển kinh tế cả nước nói chung và trên địa bàn huyện Mỹ Xuyên nói riêng, hoạt động tín dụng
nông nghiệp của ngân hàng đã đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ. Với
doanh số cho vay và dư nợ tăng liên tục qua nhiều năm, nợ xấu giảm nhiều nhờ
công tác thu nợ có hiệu quả, đã chứng minh được sự cần thiết của ngân hàng đối
với nhu cầu vốn vay nông nghiệp tại địa bàn huyện. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng đã mở rộng được thị trường và đối tượng khách hàng thông qua hoạt động
tín dụng nhờ thấy được tiềm năng khá lớn từ ngách thị trường tiêu dùng, góp phần tăng thêm doanh thu và lợi nhuận, hiệu quả hóa hoạt động tín dụng. Ngoài việc tăng doanh thu, ngân hàng cũng đã cố gắng giảm thiểu chi phí để làm tăng
lợi nhuận của ngân hàng.
Bên cạnh đó, NHN0&PTNT Mỹ Xuyên đã sớm ứng dụng công nghệ hiện đại vào việc quản lý điều hành các hoạt động kinh doanh dịch vụ, mở rộng và đa
dạng hóa các loại hình sản phẩm dịch vụ nhằm đáp ứng tốt nhu cầu của khách
hàng, tạo điều kiện thoải mái, an tâm, tin tưởng của khách hàng khi đến giao dịch
tại đơn vị.
Bên cạnh việc đầu tư công nghệ hiện đại, hoạch định hướng đi đúng đắn,
ban lãnh đạo NHN0&PTNT Mỹ Xuyên đặc biệt quan tâm đến công tác đào tạo
nguồn nhân lực, bởi đây là yếu tố then chốt, quyết định sự thành công hay thất
0
Hơn thế nữa, ngân hàng cũng được sự hỗ trợ từ phía ngân hàng hội sở, đồng
thời tranh thủ sự giúp đỡ và hỗ trợ của cơ quan chính quyền các cấp để làm tốt
công tác tín dụng theo chỉ tiêu được giao.
Tóm lại, ngân hàng đã đạt được nhiều thành tựu trong hoạt động tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp và tiêu dùng, là những thị trường có nhu cầu sử
dụng vốn khá lớn, cần được khai thác nhiều hơn. Thành tựu này có được là do sự
nỗ lực hết mình của toàn thể cán bộ ngân hàng và cần được phát huy nhiều hơn
trong những năm sắp tới. Tuy nhiên ngoài những thành tựu đã đạt được, ngân
hàng cũng gặp không ít khó khăn trong quá trình hoạt động nói chung, đối với
lĩnh vực cho vay nông nghiệp và tiêu dùng nói riêng. Vì vậy, trong thời gian sắp
tới, ngân hàng cần có những giải pháp tích cực hơn nữa, khắc phục khó khăn,
duy trì và phát triển những mặt đã làm được, góp phần nâng cao hiệu quả tín
dụng của ngân hàng nói chung và của lĩnh vực nông nghiệp và tiêu dùng nói riêng.
6.2. KIẾN NGHỊ.
Trong quá trình thực tập, thấy được nhũng mặt làm được và những tồn tại
tại ngân hàng, kết hợp với những phân tích ở trên, tôi xin có một số kiến nghị với
hy vọng ngân hàng ngày càng có những bước phát triển tốt hơn, góp phần nâng
cao hiệu quả tín dụng của ngân hàng.
6.2.1. Đối với các Sở, Ban ngành. 6.2.1.1. Đối với nhà nước.