Một số chỉ tiêu khác

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tín dụng nông nghiệp và tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn chi nhánh huyện mỹ xuyên, tỉnh sóc trăng. (Trang 72)

Bảng 12: MỘT SỐ CHỈ TIÊU KHÁC ĐO LƯỜNG HIỆU QUẢ TÍN DỤNG NN0&TD

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Dư nợ cho vay NN0 & TD 117.215 124.847 127.914

Tổng nguồn vốn 150.282 171.129 165.781

Vốn huy động 100.615 131.751 154.981

Doanh số thu nợ NN0 & TD 77.790 78.492 123.959 Doanh số cho vay NN0 & TD 86.836 85.916 126.937 Nợ quá hạn cho vay NN0 & TD 6.996 10.343 5.394 Dư nợ đầu kì NN0 & TD 106.198 117.215 124.847 Dư nợ cuối kì NN0 & TD 117.215 124.847 127.914 Dư nợ bình quân NN0 & TD 111.706,5 121.031 126.380,5

DNCV NN0 & TD / TNV (%) 78,00 72,95 77,16

DNCV NN0 & TD / VHĐ (%) 116,50 94,78 82,54

Hệ số thu nợ cho vay NN0 & TD (lần) 0,90 0,91 0,98 Tỷ lệ NQHCV / DNCV NN0&TD (%) 5,97 8,28 4,22 Vòng quay vốn tín dụng NN0 & TD (vòng) 0,7 0,65 0,98

(Nguồn: Phòng Kế hoạch & Kinh doanh NHN0&PTNT Mỹ Xuyên)

4.2.5.1. Dư nợ cho vay nông nghiệp và tiêu dùng trên tổng nguồn vốn

Chỉ số này giúp ta xác định hiệu quả sử dụng của một đồng vốn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và tiêu dùng, đồng thời phân tích khả năng cho vay thuộc

lĩnh vực nông nghiệp và tiêu dùng của ngân hàng với tổng nguồn vốn.

Qua bảng số liệu trên cho thấy tỷ số dư nợ cho vay nông nghiệp và tiêu dùng/tổng nguồn vốn có chiều hướng suy giảm, tuy nhiên chỉ số này vẫn đạt được chỉ tiêu do Ngân hàng Hội sở đã đề ra. Cụ thể, năm 2007, hiệu quả sử dụng

vốn đầu tư nông nghiệp và tiêu dùng đối với tổng nguồn vốn đạt 78%. Năm

2008, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư nông nghiệp và tiêu dùng này giảm xuống chỉ

còn 72,95%, thấp hơn 5,05% so với năm 2007. Tuy nhiên đến năm 2009, hiệu

0

nông nghiệp và tiêu dùng / tổng nguồn vốn thấp hơn năm 2007 là do tình trạng

nền kinh tế không khả quan, nhu cầu sử dụng vốn vay thấp, khiến lượng vốn cho

vay của ngân hàng còn tồn động. Tuy nhiên, nhìn chung hiệu quả sử dung vốn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và tiêu dùng trong 3 năm qua cũng đã đạt hiệu

quả cao.

4.2.5.2. Dư nợ cho vay nông nghiệp và tiêu dùng trên vốn huy động.

Dựa vào bảng số liệu dưới đây giúp chúng ta xác định được hiệu quả đầu tư

của một đồng vốn huy động của ngân hàng. Nhìn chung, chỉ số này có chiều hướng giảm liên tục trong 3 năm. Cụ thể, năm 2007, chỉ số này là 116,50%, năm

2008 chỉ số này giảm chỉ còn 94,78%, đến năm 2009, chỉ số này còn lại 82,54%.

Mặc dù vốn huy động tăng liên tục trong 3 năm nhưng dư nợ cho vay nông

nghiệp và tiêu dùng quá cao, khiến hiệu quả sử dụng vốn đầu tư vào nông nghiệp

và tiêu dùng có phần thuyên giảm. Tuy nhiên, nhìn chung chỉ số này cũng còn khá cao, chứng tỏ đồng vốn đầu tư vào nông nghiệp và tiêu dùng vẫn còn có hiệu

quả. Dù vậy, để phát huy hết tiềm năng hiệu quả đầu tư do nguồn vốn huy động

mang lại, ngân hàng cần có nhiều biện pháp tích cực hơn nữa trong việc sử dụng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

vốn huy động trong hoạt động tín dụng để mang lại hiệu quả cao hơn trong tương

lai.

4.2.5.3. Hệ số thu nợ cho vay nông nghiệp và tiêu dùng.

Hệ số này chứng tỏ hiệu quả thu hồi nợ của ngân hàng cao hay thấp. Hệ số

thu nợ càng cao tức là công tác thu hồi nợ của ngân hàng càng chất lượng.

Thông qua bảng số liệu ta thấy công tác thu nợ của ngân hàng khá chất lượng, đặc biệt là năm 2009. Cu thể, năm 2007 có hệ số thu nợ là 0,90 lần, năm

2008, hệ số này tăng nhẹ, đạt 0,91 lần. Công tác thu nợ có hiệu quả nhất vào năm

2009 với hệ số thu nợ đạt 0,98 lần. Do ngân hàng áp dụng nhiều giải pháp hợp lý

trong công tác thu nợ và có nhiều biện pháp hữu hiệu nhằm ngăn chặn nợ quá

hạn nên hiệu quả thu hồi nợ của ngân hàng cao, làm tăng doanh thu của ngân hàng đối với lĩnh vực cho vay nông nghiệp và tiêu dùng.

4.2.5.4. Tỷ lệ nợ quá hạn trên dư nợ cho vay nông nghiệp và tiêu dùng.

Chỉ tiêu này cho ta biết được chất lượng nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng. Nhìn chung, tỷ lệ nợ quá hạn cho vay nông nghiệp và tiêu dùng có biến động khá

0

2008, chỉ tiêu này chiếm 8,28%, tăng 2,31% so với năm 2007. Năm 2009, chỉ

tiêu này lại giảm thấp xuống, còn 4,22%, thấp hơn 2008 đến 4,06%. Sở dĩ chỉ

tiêu này có tỷ lệ % tăng cao trong năm 2008 là do nợ quá hạn tăng nhanh trong giai đoạn 2007 – 2008. Tuy nhiên, năm 2009 do công tác thu nợ có hiệu quả, nợ

quá hạn giảm nên chỉ tiêu này có tỷ lệ % giảm. Tỷ lệ % nợ quá hạn cho vay nông

nghiệp và tiêu dùng / dư nợ cho vay nông nghiệp và tiêu dùng năm 2007 và 2008 cao hơn mức 5% theo quy định của toàn ngành ngân hàng làm cho hoạt động

kinh doanh của ngân hàng kém hiệu quả trong giai đoạn này. Tuy nhiên, nhờ

những nỗ lực trong công tác thu nợ của toàn thể cán bộ tín dụng của ngân hàng mà chỉ tiêu này có tỷ lệ giảm đôi chút so với quy định của toàn ngành ngân hàng

vào năm 2009. Nhìn chung, họa động tín dụng và công tác thu hồi nợ của ngân hàng đã từng bước khắc phục được khó khăn và đạt được hiệu quả vào năm

2009. Điều này là thành tựu đáng khích lệ cho đội ngũ cán bộ ngân hàng, tuy vậy để chất lượng nghiệp vụ của ngân hàng ngày càng cao, cần có những chính sách

và giải pháp hợp lý hơn nữa trong công tác thu nợ, bên cạnh đó cũng cần sự hỗ

trợ của ngân hàng cấp trên, nhằm giảm thiểu tỷ lệ nợ quá hạn này.

4.2.5.5. Vòng quay vốn tín dụng.

Chỉ tiêu này là một trong những chỉ tiêu phản ánh được hiệu quả hoạt động cho vay, đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng đối với khoản vay nông

nghiệp và tiêu dùng, cho biết số vốn ban đầu quay nhanh hay chậm trong một

thời kỳ nhất định.

Năm 2007 chỉ số này quay được 0,7 vòng, năm 2008 giảm xuống chỉ còn 0,65 vòng và con số này lại tăng lên vào năm 2009 là 0,98 vòng. Qua số liệu trên cho thấy đồng vốn của tín dụng nông nghiệp và tiêu dùng có những biến động

nhỏ, tuy nhiên vòng quay này cũng mang lại hiệu quả tương đối cho hoạt động (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tín dụng của ngân hàng. Nhờ những nỗ lực trong công tác tín dụng, mà chủ yếu

là do công tác thu hồi nợ trong giai đoạn 2008-2009 này đạt hiệu quả cao như đã phân tích ở trên nên tốc độ vòng quay vốn tăng lên. Vòng quay vốn nhanh giúp

ngân hàng thu hồi vốn và cho vay lại được nhiều lần và nhiều món, góp phần làm

tăng doanh thu và lợi nhuận cho ngân hàng. Trong tương lai, ngân hàng nên có

0

Chương 5

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG

NÔNG NGHIỆP VÀ TIÊU DÙNG TẠI NHN0 & PTNT CHI NHÁNH HUYỆN MỸ XUYÊN, TỈNH SÓC TRĂNG.

5.1. ĐỊNH HƯỚNG VỀ HOẠT ĐÔNG TÍN DỤNG NÔNG NGHIỆP VÀ TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN MỸ XUYÊN, TỈNH SÓC TRĂNG.

Năm 2010, ngân hàng NHN0 & PTNT Mỹ Xuyên định hướng hoạt động kinh doanh căn cứ vào VB số 19/NHN0-KTNQ.ST ngày 18/01/2010 của Giám Đốc NHN0 & PTNT Tỉnh Sóc Trăng về đề cương khảo sát hoạt động kinh doanh năm 2010 và căn cứ vào thực trạng hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Đầu tư

của NHN0 & PTNT Mỹ Xuyên nhằm phục vụ việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế

nông nghiệp – nông thôn, góp phần thực hiện thắng lợi NQ Huyện Uỷ đề ra năm 2010, định hướng cụ thể như sau:

Thứ nhất, mở rộng mạng lưới hoạt động đến các địa bàn xã trong huyện

phù hợp với khả năng, điều kiện của ngân hàng. Chuyển dịch cơ cấu đầu tư hợp

lý vừa đảm bảo kế hoạch kinh doanh của chi nhánh vừa thực hiện ưu tiên phục

vụ cho lĩnh vực nông nghiệp – nông thôn. Với định hướng này đã góp phần mở

rộng địa bàn hoạt động của ngân hàng Mỹ Xuyên nói riêng và của hệ thống Ngân

hàng NN0 & PTNT nói chung, giúp hoạt động của ngân hàng đạt hiệu quả hơn

thông qua công tác cho vay và thu hồi nợ, đồng thời tăng doanh thu của ngân

hàng. Thêm vào đó, định hướng còn góp phần phát triển nền kinh tế nông nghiệp

của huyện Mỹ Xuyên.

Thứ hai, thực hiện những giải pháp trọng tâm về công tác huy động vốn trên cơ sở triển khai thực hiện những đợt huy động theo các văn bản hướng dẫn

của NHN0 Tỉnh và TW. Để thực hiện tốt định hướng này cần có chiến lược

maketing hiệu quả cho các sản phẩm tiền gửi để thu hút lượng vốn nhàn rỗi trong dân cư. Với công tác huy động vốn tốt, ngân hàng sẽ có nguồn vốn vững mạnh,

0

hàng cấp trên, đồng thời làm tăng doanh thu và công tác tín dụng sẽ đạt hiệu quả cao hơn nhờ vào nguồn vốn huy động này.

Cuối cùng, chấn chỉnh, củng cố và nâng cao chất lượng tín dụng, phát triển

các dịch vụ thu ngoài tín dụng. Xây dựng một đội ngũ CBTD kiện toàn về năng

lực và phẩm chất đạo đức để phục vụ khách hàng lâu dài. Đây cũng là một định hướng tích cực, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác tín dụng

trong dài hạn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tuy nhiên, để thực hiện tốt các định hướng trên, ngân hàng cần có các mục

tiêu rõ ràng. Mục tiêu năm 2010 cụ thể như sau: a) Đối với chỉ tiêu huy động vốn:

Tổng nguồn vốn huy động được tính đến 31/12/2009 từ nội tệ là 150.658 triệu đồng, ngoại tệ là 240.972 USD. Theo định hướng của ngân hàng tỉnh, dự

kiến vốn huy huy động năm 2010 từ nội tệ phải đạt được 188.00 triệu đồng và USD là 300.000 USD.

b) Đối với chỉ tiêu dư nợ - trích dự phòng rủi ro, thu hồi nợ xấu, thu từ

nguồn XLRR tín dụng:

Dư nợ thông thường đến 31/12/2009 tại ngân hàng là 160.093 triệu đồng, trong đó ngắn hạn là 148.074 triệu đồng và trung hạn là 12.019 triệu đồng. Dự

kiến dư nợ năm 2010 tại ngân hàng phải tăng thêm 10%, cụ thể ngắn hạn phải đạt 159.000 triệu đồng và trung hạn là 17.000 triệu đồng.

Riêng đối với trích dự phòng rủi ro năm 2010, dự phòng chung có chỉ tiêu là 1.320 triệu đồng, dự phòng cụ thể là 3.000 triệu đồng, trong đó thu hồi nợ đã XLRR là 3.740 triệu đồng và nợ xấu dưới mức 2%

c) Chỉ tiêu thu ngoài tín dụng:

Theo dịnh hướng và kế hoạch Ngân hàng tỉnh giao, năm 2010 hoạt động

thu ngoài tín dụng của ngân hàng phải tăng 25% so với năm 2009.

d) Các chỉ tiêu tài chính: Kế hoạch tài chính năm 2010 của ngân hàng phải đủ hệ số 1(v1 và v2) và phải có bảng kế hoạch tài chính đính kèm.

0

5.2. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ TÍN DỤNG NÔNG NGHIỆP VÀ TIÊU DÙNG. DỤNG NÔNG NGHIỆP VÀ TIÊU DÙNG.

5.2.1. Lãi suất.

Lãi suất cũng là một trong những nhân tố quan trọng góp phần tác động đến

hiệu quả tín dụng của ngân hàng nói chung và của lĩnh vực nông nghiệp và tiêu dùng nói riêng. Lãi suất có tác động tích cực đến công tác huy động vốn, đem lại

nguồn lợi nhuận cho ngân hàng thông qua công tác tín dụng. Ngân hàng luôn đưa

ra mức lãi suất và các chương trình khuyến mãi hấp dẫn qua từng thời kỳ cụ thể.

Lãi suất cho vay thích hợp sẽ thu hút được nhiều khách hàng, khuyến khích

nhu cầu vay vốn sản xuất và tiêu dùng của người dân. Khách hàng khi đi vay

phần lớn đều mong muốn lãi suất mình phải trả ở một mức thấp nhất có thể. Do

sự biến đổi lãi suất trong thời gian qua đã ảnh hưởng đến quá trình thu hồi nợ của ngân hàng. Đối với hệ thống NHN0&PTNT Việt Nam nói chung và NHN0&PTNT Mỹ Xuyên nói riêng vẫn áp dụng mức lãi suất cho vay ưu đãi dành riêng cho sản xuất nông nghiệp là từ 12- 15%/năm, theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Bên cạnh đó, tùy vào những món vay và đối tượng vay cụ thể

mà khách hàng và ngân hàng có thể thỏa thuận mức lãi suất trong khuôn khổ

mức lãi suất theo quy định của nhà nước, sao cho khách hàng được hưởng lợi

ích tốt nhất, đồng thời đem lại lợi nhuận cho ngân hàng. Cụ thể, cho vay sản xuất nông nghiệp với lãi suất là 1%/ tháng đối với ngắn hạn và tối đa 1,2%/ tháng đối

với trung hạn; tiêu dùng từ 1,3%/ tháng đối với khách hàng loại A, và

1,325%/tháng đối với khách hàng chưa đủ điều kiện để xếp loại khách hàng, hoặc khách hàng có quan hệ tín dụng với NHN0 nhưng chưa được xếp loại A

theo tiêu chí xếp loại khách hàng của NHN0&PTNT Việt Nam; riêng đối với (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

khách hàng vay vốn kinh doanh, ngân hàng có thể sử dụng mức lãi suất thỏa

thuận với khách hàng có nhu cầu vay vốn.

Thêm vào đó, với lãi suất huy động vốn phù hợp sẽ làm gia tăng nguồn vốn

tại ngân hàng một cách hiệu quả. Cụ thể, lãi suất tiết kiệm không kỳ hạn trả lãi

sau đối với tiền gởi bằng VND là 3%/năm, USD là 0,10%/năm. Lãi suất tiết kiệm

có kỳ hạn được chia thành 3 hình thức thanh toán lãi là trả lãi trước, trả lãi sau và trả lãi hàng tháng đối với tiền gửi là VND, riêng tiền gởi là USD thì chỉ có 1 hình thức thanh toán lãi là trả lãi sau. Tùy theo kì hạn gửi tiền và hình thức nhận lãi

0

mà tiền gửi được hưởng mức lãi suất khác nhau, trong đó kỳ hạn tiền gửi 1 tháng

có mức lãi suất cao nhất đối với cả 3 hình thức thanh toán so với các kỳ hạn

khác, cụ thể lãi suất 10,36%/ năm đối với lãi trả trước, 10,44%/ năm đối với lãi trả hàng tháng và 10,49%/ năm đối với lãi trả sau, riêng đồng USD lãi suất được

trả sau và mức lãi cao nhất là 3%/ năm đối với kỳ hạn 24 tháng. Nhìn chung đối

với tiết kiệm có kỳ hạn, hình thức thanh toán lãi trả sau đối với VND thường cao hơn so với các hình thức thanh toán lãi khác; đối với USD lãi trả sau tăng dần

theo mức kỳ hạn tăng dần. Thêm vào đó, ngân hàng còn áp dụng hình thức huy động tiền gửi bằng VND và cả USD thông qua khung lãi suất bậc thang. Loại lãi suất này, nhìn chung được khách hàng ưu chuộng hơn vì nó đem lại lợi nhuận

cao và nhiều tiện ích cho khách hàng trong việc sử dụng vốn của họ một cách

linh hoạt hơn. Đối với VND, lãi suất cao nhất là ở bậc 4, từ 06 tháng đến dưới 09

tháng, có mức lãi suất là 9,50%/ năm. Bậc 1, dưới 01 tháng có mức lãi suất thấp

nhất 3%/năm. Riêng đối với USD, lãi suất 2,60%/năm ở bậc 5 có thời hạn từ 09 đến 12 tháng là cao nhất, dưới 3 tháng có mức lãi suất thấp nhất, 0,1%/năm. Ngoài ra để việc huy động vốn có hiệu quả hơn, đồng thời tri ân những khách

hàng quen thuộc, ngân hàng còn áp dụng mức lãi suất tiết kiệm dự thưởng vào những dịp lễ tết với mức lãi suất cực kì hấp dẫn, kèm theo những phần thưởng vô

cùng giá trị.

Với lãi suất hấp dẫn cả về huy động vốn lẫn cho vay đã giúp cho ngân hàng thành công trong việc huy động vốn, góp phần làm cho nguồn vốn ngày càng vững mạnh, giảm chi phí từ việc sử dụng vốn điều chuyển, đồng thời cũng giúp

ngân hàng mở rộng thị trường tín dụng, tăng doanh thu, đem lại nguồn lợi nhuận

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tín dụng nông nghiệp và tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn chi nhánh huyện mỹ xuyên, tỉnh sóc trăng. (Trang 72)