Cạnh tranh giữa WiMAX và 3G LTE

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ích lợi của mạng toàn IP đối với mạng thông tin di động (Trang 82 - 84)

WiMAX là một khao khát gia nhập vào thị tr−ờng thông tin di động của cộng đồng công nghệ thông tin. WiMAX là thuật ngữ đ−ợc bắt đầu nhắc đến từ những

năm 2000, với mục đích ban đầu chỉ h−ớng đến thị tr−ờng Internet băng rộng ở các vùng hẻo lánh. Tiếp theo, WiMAX h−ớng đến cung cấp giải pháp Internet băng rộng di động. Kể từ đó, nó đ−ợc xem nh− là một đối thủ cạnh tranh của mạng thông tin di động 3G và bây giờ là 3G LTE. Nếu đặt WiMAX vào vị trí cạnh tranh với mạng thông tin di động, biết rằng mạng thông tin di động ngày nay có khoảng hơn 2,6 tỉ thuê bao trên thế giới, rõ ràng WiMAX gặp nhiều khó khăn để tìm kiếm thị phần của mình.

Lợi điểm của WiMAX so với 3G LTE là WiMAX đã sẵn sàng để đ−ợc triển khai dịch vụ rộng khắp : thiết bị mạng WiMAX đã hoàn thiện, thiết bị đầu cuối WiMAX sẽ có mặt trong năm tới trong khi đó 3G LTE phải đợi thêm vài năm nữa. WiMAX vừa cung cấp giải pháp cố định vừa cung cấp giải pháp di động băng rộng với chi phí triển khai thấp hơn so với triển khai một mạng 3G/3G LTE hoàn toàn mới. Do vậy, WiMAX thực sự gây đ−ợc chú ý của các n−ớc đang phát triển mà ở đó mạng 3G ch−a có, mạng Internet tốc độ cao bằng cáp xDSL ch−a rộng khắp.

So với WiMAX, 3G LTE đã có một công nghệ đi tr−ớc là 2G, 3G với số l−ợng thuê bao đã có sẵn. Đây là một lợi thế lớn để triển khai 3G LTE. Đặc biệt các thiết bị di động 3G LTE sẽ t−ơng thích với các mạng thông tin di động thế hệ tr−ớc, do vậy ng−ời dùng sẽ có thể chuyển giao dễ dàng giữa mạng 3G LTE với các mạng 2G GSM/GPRS/EDGE và 3G UMTS đã tồn tại. Điều này cho phép những nhà cung cấp mạng 3G LTE có thể triển khai mạng dần dần cũng giống hệt khi họ nâng cấp mạng 2G lên 3G.

Trong khi đó WiMAX phải triển khai mạng từ con số không. Do WiMAX không t−ơng thích với các chuẩn di động không dây tr−ớc đó nên việc thiết bị đầu cuối WiMAX có đ−ợc tích hợp với chip 2G/3G hay không vẫn còn là một câu hỏi mở. Nó hoàn toàn không phải là một câu hỏi về kỹ thuật mà là một vấn đề mang tính chiến l−ợc. Nó tùy thuộc vào tác nhân nào sẽ triển khai mạng WiMAX trong t−ơng lai : nhà cung cấp mạng thông tin di động 2G/3G hiện tại hay một nhà cung cấp mạng WiMAX hoàn toàn mới. Nếu là một nhà cung cấp mạng 2G/3G thì chắc chắn họ sẽ triển khai 3G LTE nếu nh− WiMAX không mang lại lợi ích nào đặt biệt

v−ợt trội so với 3G LTE. Nếu nhà cung cấp chỉ có mạng 2G/2.5G, họ cũng có thể chọn lựa WiMAX nh− một sự nhảy cóc lên “gần” 4G thay vì đi lên 3G/3.5G rồi 3G LTE.

Nh− đã phân tích ở trên, việc triển khai 3G LTE từ mạng 3G, 3.5G có sẵn là một con đ−ờng dễ dàng. Làm nh− vậy các nhà cung cấp mạng có thể triển khai 3G LTE dần dần không cần thiết phải đảm bảo một vùng phủ rộng kín. Bên cạnh nhà cung cấp mạng vẫn tận dụng đ−ợc mạng lõi 3G đã có, tận dụng hệ thống quản lý thuê bao và tính c−ớc có sẵn. Từ này đến khi 3G LTE hoàn thiện và đ−ợc vào sử dụng, 3.5G có đủ khả năng để đáp ứng nhu cầu dịch vụ băng rộng tr−ớc khi WiMAX thực sự chiếm đ−ợc một thị phần quan trọng. Và thực tế có thể nhận thấy là các nhà cung cấp mạng 3G/3.5G họ không hề vội vàng trong việc tiến đến 3G LTE. Về khía cạnh kinh tế họ sẽ không triển khai 3G LTE tr−ớc khi thu lại đ−ợc vốn và lãi từ việc nâng cấp lên 3G.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ích lợi của mạng toàn IP đối với mạng thông tin di động (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)