Nhóm giải pháp cho từng dịch vụ NHBL tại Sacombank

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng tmcp sài gòn thương tín giai đoạn 2015 đến 2020 (Trang 72 - 78)

3.2.2.1. Dịch vụ huy độngvốn

Đa dạng hóa các hình thức huy động, sản phẩm huy động. Khai thác tất cả các kênh bán hàng để thu hút huy động: tiếp thị tại quầy hoặc địa điềm của khách hàng, qua điện thoại, qua các đối tác liên kết, sân chơi liên kết ưu đãi cho sản phẩm, diễn đàn hay hội thảo.

Tận dụng lợi thế mạng lưới rộng, mật độ điểm giao dịch dày để tăng cường tiếp cận với khu vực dân cư trên địa bàn do đơn vị quản lý. Đặc biệt tăng cường tiếp cận đối với các hộ kinh doanh, các DNVVN vì đây là đối tượng có nguồn thu chi thường xuyên và ít bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng kinh tế trong giai đoạn vừa rồi nhằm thu hút tiền vốn không kỳ hạn. Tăng trưởng nguồn vốn huy động không kỳ hạn có margin cao bằng việc khai thách các tiện ích của các gói SPDV như Payroll, gói Combo, gói Tài khoản học đường – Giáo dục, các tiện ích của sản phẩm tiết kiệm trực tuyến,…

61

Tăng cường triển khai tiếp thị tập trung trên diện rộng các sản phẩm huy động khác biệt của Sacombank như Tiết Kiệm Phù Đổng (sản phẩm tích lũy dành cho trẻ nhỏ từ 0 – 15 tuổi), Tiền gửi tương lai (sản phẩm tiền gửi góp đều hàng tháng/ hàng quý), Tiền gửi góp ngày nhằm thu hút nguồn vốn nhàn rỗi tích lũy từ

các cá nhân… bằng những chương trình ưu đãi hấp dẫn. Tuy những sản phẩm huy động này huy động giá trị mỗi giao dịch nhỏ nhưng nếu triển khai đồng loạt trên diện rộng thì nguồn vốn thu về sẽ đáng kể.

Tăng cường tiếp thị hệ khách hàng cao cấp có số dư huy động cao để tăng trưởng huy động hiệu quả theo phân khúc khách hàng cao cấp của Sacombank. Đồng thời, khai thác các cơ hội bán chéo sản phẩm dịch vụ cho phân khúc khách

hàng nổi bật này.

Đẩy mạnh việc nghiên cứu đối tượng khách hàng mục tiêu (lứa tuổi, thu nhập, thói quen tiêu dùng…), và sản phẩm của các đối thủ cạnh trạnh và các yếu tố chính trị - kinh tế - xã hội (tỷ lệ lạm phát, lãi suất, các quy định về phí…).

3.2.2.2. Dịch vụ tín dụng

Đẩy mạnh cho vay phân tán nhỏ lẻ là thế mạnh của Sacombank trong những năm qua thông qua các sản phẩm như cho vay tiêu dùng, cho vay CBNV, cho vay tiểu thương chợ, vay du học, vay chứng minh năng lực tài chính, cho vay sản xuất

kinh doanh các mặt hàng mùa vụ, vùng miền.

Thường xuyên triển khai các gói ưu đãi cho vay theo từng thời kỳ để tăng trưởng dư nợ mới. Thực tế cho thấy các gói ưu đãi do Sacombank triển khai đã

thành công và thu hút được khách hàng, cạnh tranh được với các NHTM khác trong từng thời kỳ như gói cho vay ưu đãi mua bất động sản, gói cho vay phục vụ Tết, gói cho vay hỗ trợ DNVVN,…

Nghiên cứu và triển khai các sản phẩm mới, mang tính đón đầu để đáp ứng yêu cầu của khách hàng mục tiêu, thúc đẩy việc mở rộng cơ sở khách hàng.

62

3.2.2.3. Dịch vụ thẻ

Tiếp tục đầu tư và hoàn thiện hệ thống công nghệ hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh thẻ nói chung trong đó có ổn định hoạt động hệ thống ATM/POS, tăng cường các tiện ích khi sử dụng thẻ.

Triển khai rộng rãi các dịch vụ thanh toán điện tửvà các giao dịch điện tử, tự động. Đẩy mạnh đầu tư và nghiên cứu, ứng dụng rộng rãi các công cụ thanh toán mới theo chuẩn Quốc tế. Đồng thời, cũng cần mở rộng, đa dạng hơn nữa các tiện ích đi kèm với việc sử dụng thẻ cho khách hàng như: cung cấp hạn mức thấu chi, chuyển khoản, thanh toán hóa đơn các loại thông qua việc liên kết với các nhà cung ứng dịch vụ…

Thường xuyên triển khai các chương trình khuyến mãi phù hợp với nhu cầu khách hàng, gia tăng tỷ lệ thẻ được kích hoạt để tăng thu dịch vụ từ thẻ thông qua các chương trình ưu đãi cho chủ thẻ có phát sinh giao dịch đầu tiên.

Thường xuyên tìm kiếm và liên kết với các đối tác trong các lĩnh vực ăn uống, mua sắm, du lịch, sức khỏe… để triển khai những chương trình ưu đãi khi khách hàng sử dụng thẻ của Sacombank tại những điểm liên kết này như chiết khấu, giảm giá, cộng điểm thưởng…; thu hút đối tượng khách hàng trẻ tuổi và trung niên.

Nâng cao chất lượng của Trung tâm dịch vụ khách hàng 24/24 để tư vấn và

giải đáp các thắc mắc của khách hàng, là đầu mối tiếp nhận và hỗ trợ khách hàng trong quá trình sử dụng thẻ Sacombank.

3.2.2.4. Dịch vụ ngân hàng điện tử

Với dịch vụ ngân hàng điện tử mang yếu tố công nghệ cao như Mobile

Banking, Internet Banking, Mlus… hướng đến khách hàng mục tiêu là khách hàng trẻ tuổi, những người ưa thích sự tiện lợi và am hiểu về công nghệ. Tuy nhiên nếu khách hàng chưa được trải nghiệm dịch vụ sẽ chưa nhận thấy những tiện lợi, sự hữu dụng của các dịch vụ này. Chính vì vậy, để khắc phục tâm lý e ngại của khách hàng khi sử dụng những dịch vụ ngân hàng điện tử hiện đại này, Sacombank có thể lắp đặt máy tính, máy tính bảng hoặc điện thoại di động có kết nối Internet tại các điểm giao dịch để khách hàng có cơ hội trải nghiệm dịch vụ ngay tại ngân hàng, cảm

63

nhận tiện ích dịch vụ mang lại và đăng ký sử dụng dịch vụ. Đồng thời, Sacombank cũng không ngừng nghiên cứu bổ sung và cải tiến các tính năng mới nhằm gia tăng các tiện ích trên các kênh dịch vụ ngân hàng điện tử để thu hút khách hàng.

Đẩy mạnh việc phát triển loại hình ngân hàng qua máy tính, qua điện thoại Smartphone tại nhà, tích hợp chung tài khoản ATM với tài khoản cá nhân, tiền gửi tiết kiệm, giúp khách hàng và ngân hàng tiết kiệm được thời gian giao dịch.

Ngoài ra, Sacombank cũng cần phải không ngừng nâng cao chất lượng của dịch vụ ngân hàng điện tử trong việc duy trì hệ thống vận hành ổn định và an toàn trên các kênh giao dịch điện tử. Ngày nay các sự vụ liên quan đến gian lận ngân hàng có yếu tố công nghệ ngày càng tinh vi nhưng sử dụng thẻ giả, ăn cắp thông tin

khách hàng,… Do đó việc tạo sự an tâm từ khách hàng khi sử dụng dịch vụ Sacombank là rất quan trọng nếu muốn phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

64

KẾT LUẬN



Phát triển dịch vụ NHBL đã và đang được nhiều NHTM quan tâm và được coi là một trong những xu hướng phát triển tất yếu để chiếm lĩnh thị phần trong tương lai của các ngân hàng. Mở rộng qui mô và nâng cao chất lượng dịch vụ NHBL không những giúp các ngân hàng hình thành được nền tảng khách hàng đông đảo mà còn mang lại hiệu quả kinh doanh cao hơn nhờ mang lại doanh thu cũng như phân tán được rủi ro trong hoạt động kinh doanh.

Về mặt lý luận, với việc vận dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học, lý luận kết hợp với thực tế, luận văn đã khái quát một cách có hệ thống khái niệm, vai trò, đặc điểm, và các chỉ tiêu đánh giá mức độ phát triển của dịch vụ NHBL; đồng thời phân tích tác động của các nhân tố chủ quan và khách quan đối với sự phát triển dịch vụ NHBL.

Về thực tế, qua phân tích đánh giá môi trường kinh doanh bán lẻ trên thị trường các NHTM Việt Nam cũng như kết quả hoạt động kinh doanh dịch vụ NHBL của Sacombank trong giai đoạn 2011 - 2014, luận văn đã nêu ra những thành tựu đạt được cũng như những hạn chế còn tồn tại và đưa ra nguyên nhân, cùng với những định hướng của Sacombank về hoạt động kinh doanh NHBL, luận văn đã đề xuất các giải pháp chung cho hoạt động phát triển dịch vụ NHBL và nhóm giải pháp cụ thể cho từng loại hình dịch vụ NHBL chủ yếu của Sacombank với mục đích thúc đẩy hoạt động kinh doanh mảngbán lẻ tại Sacombank. Trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu để thực hiện đề tài “Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại NHTM Sài Gòn Thương Tíngiai đoạn 2015 - 2020”, tôi đã rút ra một số kết luận sau:

Dịch vụ NHBL là các hoạt động giao dịch ngân hàng nhắm đến khách hàng là cá nhân, hộ gia đình, các DNVVN.Phát triển trên nền tảng công nghiệp cao, mạng lưới chi nhánh và kênh phân phối rộng khắp với sự hỗ trợ đắc lực của hoạt động Marketing, dịch vụ NHBL cung cấp một danh mục sản phẩm đa dạng với nhiều tiện ích. Tuy giá trị các giao dịch nhỏ nhưng với lượng khách hàng lớn, mức độ giao dịch

65

thường xuyên, dịch vụ NHBL mang lại một nguuồn thu nhập ổn định, bền vững, giúp nâng cao năng lực cạnh tranh, giảm thiểu rủi ro cho các ngân hàng, đồng thời cũng góp phần phát triển nền kinh tế, cải thiện đời sống xã hội của người dân.

Hoạt động NHBL tại Sacombank thời gian vừa qua bước đầu đã đạt được một số kết quả nhất định như: danh mục sản với đa dạng với nhiều tiện ích dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại; mạng lưới chi nhánh và kênh phân phối liên tục được mở rộng trong và ngoài nước; công tác Marketing phát triển sản phẩm, quản trị nhân sự đã được chú trọng đầu tư. Tuy vậy, hoạt động NHBL tại Sacombank vẫn còn một số hạn chế như: đối tượng khách hàng bán lẻ chưa được phân định một cách đầy đủ và rõ ràng để thuận lợi cho công tác phát triển hệ khách hàng; công tác

triển khai bán lẻ chưa thực sự hiệu quả; công tác nghiên cứu triển khai sản phẩm NHBL chưa thực sự tạo được sự khác biệt; hệ thống công nghệ chưa hoàn thiện, kênh phân phối hiện đại như Internet Banking, Mplus chỉ mới khởi đầu ở giai đoạn ưu đãi miễn phí sử dụng để khách hàng trải nghiệm sử dụng; phân phối và tiếp thị sản phẩm còn hạn chế, chưa tạo ra được một đội ngũ chuyên viên có kiến thức tổng hợp và kinh nghiệm về dịch vụ NHBL để tư vấn cho khách hàng, nên tỉ lệ khách

hàng cá nhân tiếp cận và sử dụng dịch vụ ngân hàng chưa cao; công tác chăm sóc khách hàng chưa được thực hiện thường xuyên, chủ yếu là chăm sóc tại quầy khi khách hàng trực tiếp đến giao dịch. Đối tượng của dịch vụ NHBL là chủ yếu là khách hàng cá nhân nên số lượng khách hàng tương đối lớn, vì vậy khó khăn cho công tác chăm sóc nếu như không có công cụ để hỗ trợ việc theo dõi, quản lý hệ

khách hàng do mỗi cán bộ nhân viên quản lý.

Với mục tiêu trở thành Ngân hàng bán lẻ hàng đầu khu vực Đông Dương, Sacombank cần phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, từng bước vững chắc thực hiện nhiệm vụ phát triển dịch vụ NHBL; tuy nhiên cũng cần có bước đột phát để tạo đà phát triển nhanh trên cơ sở thị phần đã có, phát triển và mở rộng thị trường mới.

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng tmcp sài gòn thương tín giai đoạn 2015 đến 2020 (Trang 72 - 78)