Đánh giá kết quả phát triển dịch vụ NHBL tại Sacombank gia

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng tmcp sài gòn thương tín giai đoạn 2015 đến 2020 (Trang 57 - 59)

đoạn 2011 – 2014 2.3.1.1. Thành tựu

Một là, xây dựng được mạng lưới kênh phân phối rộng khắp 60/63 tỉnh thành của Việt Nam. Số lượng máy ATM, POS cũng được đầu tư lắp đặt mới để đáp ứng kịp thời nhu cầu ngày càng tăng nhanh của khách hàng, gia tăng sự tiện lợi cho khách hàng. Bình quân tại mỗi điểm giao dịch của Sacombank có từ 1-2 máy ATM,

46

Hai là, ngày càng hoàn thiện danh mục sản phẩm dịch vụ NHBL. Số lượng sản phẩm ngày càng gia tăng, nhiều sản phẩm mới được nghiên cứu, điều chỉnh và triển khai, gia tăng tiện ích cho khách hàng để thu hút nguồn huy động dân cư ổn định, dài hạn nhằm phục vụ cho vay phân tán, đáp ứng yêu cầu của thị trường.

Ba là, hoạt động quảng bá thương hiệu ngày càng phát huy hiệu quả. Các

thông tin liên quan đến Sacombank thường xuyên được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng; thương hiệu và hình ảnh Sacombank được thể hiện ngày càng chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, thông qua hoạt động truyền thông, những đóng góp tích cực của Sacombank đối với hoạt động ngành và cộng đồng cũng được các cơ quan ban ngành, các định chế tài chính ghi nhận qua các giải thưởng trong nước và quốc tế. Điều này làm gia tăng niềm tin của khách hàng đối với thương hiệu Sacombank, góp phần giữ vững hệ khách hàng hiện tại và thu hút khách hàng mới.

Bốn là, xây dựng nền tảng công nghệ vững chắc làm nền tảng cho việc phát triển dịch vụ NHBL.Bởi ý thức được tầm quan trọng của công nghệ trong phát triển dịch vụ NHBL,Sacombank không ngừng đầu tư cải tiến, đổi mới công nghệ. Tháng

04/2004 Sacombank đã ký kết hợp đồng triển khai hệ thống Corebanking T-24 với công ty TEMENOS (Thụy Sĩ), khởi đầu cho quá trình hiện đại hóa công nghệ ngân

hàng trong tiến trình phát triển và hội nhập.

Năm là, công tác đào tạo nguồn nhân lực phục vụ công tác bán hàng bước đầu triển khai đã góp phần thay đổi nhận thức của đại bộ phận nhân viên

Sacombank.Trong tổng số hơn mười ngàn nhân viên của Sacombank thì lực lượng bán hàng (bao gồm các chuyên viên khách hàng và chuyên viên tư vấn) chiếm tỷ trọng khoảng 10%. Tuy nhiên lực lượng này đóng vai trò rất quan trọng, trực tiếp

kinh doanh mang lại lợi nhuận cho ngân hàng. Chính vì vậy từ năm 2011,

Sacombank đã triển khai nhiều chương trình và dự án hỗ trợ cho công tác đào tạo đội ngũ bán hàng năng động và chuyên nghiệp.

2.3.1.1.1. Dịch vụhuy động vốn

Nhờ các chương trình thúc đẩy kinh doanh nhắm đến các đối tượng khách hàng đa dạng, tình hình huy động vốn của Sacombank trong năm 2014tiếp tục tăng

47

trưởng khả quan: nguồn vốn tổ chức kinh tế và dân cư đạt 162.534 tỷ đồng, tăng 23,7% so với năm 2013. Tiền gửi VNĐ tăng mạnh với tốc độ tăng 24,1%, không

chỉ bù đắp cho nguồn vốn vàngbị giảm mà còn tạo nên sức bật của nguồn vốn, phù hợp với yêu cầu quản lý của NHNN trong lĩnh vực tiền tệ. Đặc biệt, tiền gửi của khách hàng cá nhân đã tạo được điểm nhấn khi tăng đáng kể về cả tốc độ (tăng

24,3%) chiếm tỷ trọng 84,2% so với năm 2013, đáp ứng được các định hướng lớn của Sacombank. Xu thế dịch chuyển kỳ hạn của nguồn vốn ngày càng phù hợp với sử dụng vốn, tỷ trọng nguồn vốn trung dài hạn tăng 8,4% giúp Sacombank nâng cao hơn nữa các chỉ số an toàn vốn. Đồng thời, sự phát triển khá nhanh tiền gửi lãi suất thấp(tăng 5.738tỷ đồng, tăng 35,6%), đã góp phần tăng biên độ lãi và thu dịch vụ.

Số lượng khách hàng tiền gửi đạt gần 2,9 triệu người, tăng 665 ngàn người (tăng 29,3%) so với đầu năm, trong đó khách hàng cá nhân tăng 660.000 người, chiếm tỷ trọng 97,3% tổng lượng khách hàng giao dịch, khách hàng doanh nghiệp tăng 5.500, chiếm tỷ trọng 2,7%.

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng tmcp sài gòn thương tín giai đoạn 2015 đến 2020 (Trang 57 - 59)