Đánh giá thực trạng về dịch vụ cho vay tiêu dùng tại ANZ Việt Nam

Một phần của tài liệu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ cho vay tiêu dùng tại anz việt nam (Trang 53)

4.2.1. Các sản phẩm, dịch vụ cho vay tiêu dùng của ANZ Việt Nam

Bảng 4.4: Thống kê các sản phẩm, dịch vụ CVTD của ANZ Việt Nam

STT Tên sản phẩm Đặc điểm Thủ tục

1 Cho vay mua

nhà, thế chấp nhà

Hỗ trợ 75% giá trị bất động sản, thời hạn vay 20 năm (đối với cho vay mua nhà). Hỗ trợ 60% giá trị bất động sản, thời hạn vay 10 năm, lãi suất tính trên dư nợ giảm dần (đối với cho vay thế chấp nhà).

Đơn vay mua nhà của ANZ; Giấy tờ pháp lý cá nhân (CMND/Hộ chiếu, Giấy chứng nhận độc thân/Đăng ký kết hôn); Giấy tờ chứng minh thu nhập (cá nhân/công ty); Giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu bất động sản (sổ đỏ, sở hồng/hợp đồng).

2 Cho vay tiêu

dùng sinh hoạt

Khoản vay lên đến 500 triệu với kỳ hạn tối đa là 5 năm, lãi suất tính trên dư nợ giảm dần.

Giấy đề nghị vay vốn; Bản sao CMND/Hộ chiếu; Sổ hộ

khẩu/KT3; Sao kê lương 3 tháng gần nhất có xác nhận của ngân hàng/Sao kê lương 3 tháng gần nhất có xác nhận của đơn vị công tác; Bản sao Hợp đồng lao động; Hoá đơn

điện/nước/internet/truyền hình cáp… tại địa chỉ đang ở.

3 Cho vay mua

ô tô

Hỗ trợ 75% giá trị của mỗi chiếc xe, tiền lãi giảm dần theo số dư, thời hạn vay từ 1 - 4 năm.

Hợp đồng mua xe, Tài liệu chứng minh thu nhập cá nhân, Tài liệu pháp lý (CMND/Hộ chiếu, Hộ khẩu).

4 Cho vay du

học

Gói “Tích lũy cho tương lai”: Với tài khoản Đa lộc có số dư tối thiểu bằng

Giấy đề nghị vay vốn; Hồ sơ pháp lý (CMND/Hộ chiếu, hộ khẩu/KT3, người hôn phối và bên

40 tiền đồng Việt Nam tương đương với 2.000 USD. Gói “Đầu tư cho tương lai”: Với Chứng chỉ tiền gửi tối thiểu là 20.000 USD.

bảo lãnh (nếu có)); Hộ chiếu, Visa của du học sinh, các giấy tờ chứng minh quan hệ nhân thân (trong trường hợp người vay không phải là du học sinh); Các chứng từ chứng minh thu nhập và kế hoạch hoàn trả nợ vay; Hồ sơ tài sản thế chấp; Các chứng từ có liên quan đến khóa học.

(Nguồn: http://www.anz.com)

4.2.2. Sản phẩm dịch vụ CVTD tại ANZ so với các đối thủ cạnh tranh

Bảng 4.5: So sánh danh mục sản phẩm dịch vụ CVTD giữa ANZ Việt Nam và một số

NHTM cổ phần, ngân hàng nước ngoài trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh

Ngân hàng Sản phẩm, dịch vụ CVTD

ANZ Việt Nam Cho vay mua nhà, thế chấp nhà; cho vay tiêu dùng, cho vay mua ô tô, cho vay du học.

ACB Vay tiêu dùng sinh hoạt; vay thế chấp; vay cầm cố thẻ tiết kiệm, giấy tờ có giá; vay mu axe ô tô; vay thấu chi tài khoản; vay du học. Techcombank Vay mua, sữa nhà; vay mua ô tô; vay tiêu dùng; vay SXKD; vay

cầm cố chứng khoán; vay du học; vay cầm cố chứng từ có giá. Sacombank Vay du học, vay mua nhà, vay tiêu dùng – bảo toàn, vay mua xe,

vay cầm cố chứng từ có giá, vay chứng minh năng lực tài chính. HSBC Vay mua nhà, vay xây sửa nhà, vay du học, vay thế chấp bất động

sản, thấu chi có đảm bảo, vay tiêu dùng.

Citibank Vay tín dụng linh hoạt, vay trả góp linh hoạt, vay du học, vay thế chấp.

Standard Chartered Bank

Vay tiêu dùng; vay mua nhà, thế chấp nhà.

(Nguồn: Website 48T48Tanz.com48T48T, 48T48Tacb.com.vn48T48T, 48T48Ttechcombank.com.vn48T48T, 48T48Tsacombank.com.vn48T48T,

48T48T

4.2.3. Tình hình cho vay tiêu dùng

Bảng 4.6: Tốc độ tăng trưởng khách hàng vay tiêu dùng

Đơn vị tính: Nghìn khách hàng Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Chênh lệch 2012/2013 Chênh lệch 2013/2014 Số khách hàng (%) Số khách hàng (%) Số lượng khách hàng 210.467 253.845 332.682 43.378 20,61 78.837 31,06

(Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD của ANZ)

Biểu đồ 4.1: Tốc độ tăng trưởng khách hàng vay tiêu dùng Đơn vị tính: Nghìn khách hàng

(Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD của ANZ Việt Nam)

Có thể thấy tốc độ tăng trưởng của khách hàng vay tiêu dùng tại ngân hàng ANZ Việt Nam có sự tăng trưởng vượt bậc. Năm 2013 số lượng khách hàng đến vay tiêu dùng tăng 20,61% so với năm 2012 (tương ứng tăng 43.378 nghìn khách hàng); đến năm 2014 số lượng khách hàng vay tiêu dùng tăng lên 31,06% (tương ứng tăng 78.837 nghìn khách hàng) so với năm 2013. Điều này chứng tỏ nhu cầu tiêu dùng của khách hàng ngày càng nhiều. 0 100000 200000 300000 400000 2012 2013 2014 210467 253845 332682 Nghìn khách hàng Năm Khách hàng vay tiêu dùng

42 13871429 14627478 15475245 27375166 21468516 24718451 0 5000000 10000000 15000000 20000000 25000000 30000000 2012 2013 2014 Triệu đồng Năm Dư nợ CVTD Tổng dư nợ

Bảng 4.7: Dư nợ cho vay tiêu dùng so với tổng dư nợ

Đơn vị tính: Triệu VNĐ

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Dư nợ CVTD 13.871.429 14.627.478 15.475.245

Tổng dư nợ 27.375.166 21.468.516 24.718.451

(Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD của ANZ Việt Nam)

Biểu đồ 4.2: Dư nợ cho vay tiêu dùng so với tổng dư nợ

Đơn vị tính: Triệu VNĐ

(Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD của ANZ Việt Nam)

Theo kết quả bảng 4.2 trên, so sánh giữa tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng tại ngân hàng ANZ Việt Nam và dư nợ của hoạt động CVTD ta thấy có sự chênh lệch rõ rệt. Tỷ lệ CVTD tại ANZ Việt Nam chiếm tỉ trọng khá lớn trong tổng dư nợ của ngân hàng, chiếm trên 50% tổng dư nợ.

Dư nợ CVTD của ngân hàng tăng lên đáng kể, năm 2014 dư nợ CVTD đạt 15.475.245 triệu đồng và chiếm 5,80% so với năm 2013, năm 2013 dư nợ CVTD chỉ chiếm 5,45% so với năm 2012. Lợi nhuận thu được từ hoạt động CVTD đã góp phần lớn vào lợi nhuận của ngân hàng.

0 5000000 10000000 15000000 20000000 2012 2013 2014 8136245 8578682 9364167 5335184 6048796 6511078 Triệu đồng Năm Cho vay có TSĐB Cho vay không có TSĐB Bảng 4.8: Dư nợCVTD theo hình thức đảm bảo Đơn vị tính: Triệu VNĐ Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Chênh lệch 2012/2013 Chênh lệch 2013/2014 Số tiền (%) Số tiền (%) Cho vay có TSĐB 5.335.184 6.048.796 6.511.078 713.612 13,38 462.282 7,64

Cho vay không

có TSĐB 8.136.245 8.578.682 9.364.167 442.437 5,44 785.485 9,16

(Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD của ANZ Việt Nam) Biểu đồ 4.3: Dư nợCVTD theo hình thức đảm bảo

Đơn vị tính: Triệu VNĐ

(Nguồn:Báo cáo kết quả HĐKD của ANZ Việt Nam)

Phần lớn trong dư nợ CVTD của ngân hàng ANZ Việt Nam là cho vay không cần tài sản đảm bảo (TSĐB), chủ yếu là cho vay theo lương vì ngân hàng tập trung vào nhóm khách hàng trung lưu, có thu nhập ổn định và khả năng trả nợ tốt. Dư nợ CVTD không có TSĐB năm 2013 tăng 5,44% (tương ứng tăng 442.437 triệu đồng) so với năm 2012, sang năm 2014 tăng 9,16% (tương ứng tăng 785.485 triệu đồng) so với năm 2013.

Bên cạnh đó cho vay có TSĐB cũng quan trọng, chủ yếu là khách hàng chủ doanh nghiệp. Tại nhiều ngân hàng, đặc biệt trong giai đoạn thị trường khó khăn hiện nay, thường xem xét cấp tín dụng dựa trên tài sản thế chấp của doanh nghiệp, thay vì dựa vào khả năng trả nợ của họ. Nhưng với ngân hàng ANZ Việt Nam, điều đầu tiên và tối thiểu

44 14,32 % 21,52 % 45,72 % 11,10 % 7,34 % Năm 2014

Cho vay mua ô tô

Cho vay mua nhà, thế chấp nhà Cho vay tiêu dùng sinh hoạt Cho vay du học

Cho vay khác

trong việc xem xét cấp tín dụng cho khách hàng là nhìn vào khả năng của họ, chứ không đơn thuần nhìn vào tài sản thế chấp. Dư nợ CVTD có TSĐB năm 2014 đạt 6.511.078 triệu đồng, tăng 7,64% so với năm 2013, năm 2013 tăng 13,38% so năm 2012.

Bảng 4.9: Cơ cấu CVTD theo mục đích sử dụng vốn

Đơn vị tính: Triệu VNĐ

Sản phẩm Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Cho vay mua ô

tô 2.078.375 14.98% 2.161.828 14.78% 2.215.365 14.32%

Cho vay mua

nhà, thế chấp nhà 2.965.928 21.38% 3.148.678 21.53% 3.330.973 21.52% CVTD sinh hoạt 5.529.126 39.86% 6.144.625 42.01% 7.074.572 45.72% Cho vay du học 1.871.235 13.49% 1.845.212 12.61% 1.718.235 11.10%

Cho vay khác 1.426.765 10.29% 1.357.135 9.28% 1.136.100 7.34%

(Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD của ANZ Việt Nam) Biểu đồ 4.4: Cơ cấu CVTD theo mục đích sử dụng vốn

(Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD của ANZ Việt Nam)

Cơ cấu CVTD phân theo mục đích sử dụng vốn của ngân hàng là không đồng đều, chủ yếu tập trung vào CVTD sinh hoạt. Những năm về trước thì CVTD sinh hoạt ít được các ngân hàng quan tâm. Nhưng với kinh nghiệm nhiều năm, ngân hàng ANZ Việt Nam

14,98 % 21,38 % 39,86 % 13,49 % 10,29 % Năm 2012

Cho vay mua ô tô

Cho vay mua nhà, thế chấp nhà Cho vay tiêu dùng sinh hoạt Cho vay du học Cho vay khác 14,78 % 21,53 % 42,01 % 12,61 % 9,28% Năm 2013

Cho vay mua ô tô

Cho vay mua nhà, thế chấp nhà

Cho vay tiêu dùng sinh hoạt Cho vay du học

đã phải luôn tìm kiếm một điểm riêng giữa các ngân hàng mới có thể thu hút khách hàng cá nhân, đó chính là đánh vào tâm lý nhu cầu chi tiêu của họ. Do đó có thể thấy được tỷ trọng CVTD sinh hoạt tăng dần qua các năm. CVTD sinh hoạt năm 2012 đạt 5.529.126 triệu đồng, chiếm 39.86% tổng dư nợ CVTD. Năm 2013 CVTD sinh hoạt chiếm 42.01% tổng dư nợ CVTD, sang năm 2014 tỷ trọng tăng lên là 45.72%.

Bên cạnh đó thì cho vay mua nhà, thế chấp nhà; cho vay mua ô tô qua các năm đều tăng nhưng tăng không nhiều, chiếm tỷ trọng không cao và lần lượt xếp thứ hai, thứ ba sau sản phẩm CVTD sinh hoạt. Cụ thể, đối với cho vay mua nhà, sửa chữa nhà thì năm 2012 đạt 2.965.928 triệu đồng với tỷ trọng 21.38% so với tổng dư nợ CVTD; năm 2013 thì đạt 3.148.678 triệu đồng chiếm 21.53% tổng dư nợ CVTD, sang năm 2014 đạt 3.330.973 triệu đồng chiếm 21.52% tổng dư nợ CVTD. Đối với sản phẩm cho vay mua ô tô thì năm 2012 đạt 2.078.375 triệu đồng với tỷ trọng 14.98% so với tổng dư nợ CVTD; năm 2013 thì đạt 2.161.828 triệu đồng chiếm 14.78% tổng dư nợ CVTD, sang năm 2014 đạt 2.215.365 triệu đồng chiếm 14.32% tổng dư nợ CVTD.

Còn đối với cho vay du học, cho vay khác thì tỷ trọng qua các năm đều giảm so với dư nợ CVTD. Cụ thể về cho vay du học thì năm 2012 có tỷ trọng 13.49% so với dư nợ CVTD, năm 2013 tỷ trọng là 12.61%1, và sang năm 2014 tỷ trọng giảm 11.10%. Về cho vay khác 2012 tỷ trọng là 10.29%so với dư nợ CVTD, năm 2013 có tỷ trọng 9.28% so với dư nợ CVTD, và năm 2014 tỷ trọng giảm 7.34%.

Bảng 4.10: Cơ cấu nợ xấu CVTD tại ANZ Việt Nam

Đơn vị tính: Triệu VNĐ

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Dư nợ CVTD 13.871.429 14.627.478 15.475.245 Nợ xấu CVTD 101.557 102.484 101.242 Tỷ lệ nợ xấu CVTD 0.73% 0.70% 0,65% Tỷ lệ nợ xấu CVTD so với tổng dư nợ tín dụng 0,37% 0,48% 0,34%

46 100500 101000 101500 102000 102500 2012 2013 2014 101557 102484 101242 Triệu đồng Năm Nợ xấu Biểu đồ 4.5: Tình hình nợ xấu CVTD qua các năm Đơn vị tính: Triệu VNĐ

(Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD của ANZ Việt Nam)

Nợ xấu CVTD của ngân hàng được kiểm soát khá chặt chẽ, tỉ lệ nợ xấu CVTD qua các năm dưới 0,73% trên tổng dư nợ CVTD và dưới 0,48% tổng dư nợ cho vay của ngân hàng ANZ Việt Nam nằm trong ngưỡng an toàn (qui định tỷ lệ nợ xấu so với tổng dư nợ dưới 5%) và tỉ lệ này ngày càng giảm. Cụ thể, tỷ lệ nợ xấu CVTD năm 2012 là 0.73%, năm 2013 là 0.70%, sang năm 2014 tỷ lệ giảm còn 0,65%. Ngân hàng đã tích cực xử lý thu hồi nợ xấu, cũng như sử dụng quỹ dự phòng rủi ro để xử lý các khoản nợ không có khả năng thu hồi.

Bảng 4.11: Lãi từ hoạt động CVTD

Đơn vị tính: Triệu VNĐ

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Lãi từ hoạt động cho vay tín dụng 13.245.375 12.973.467 12.752.615

Lãi từ hoạt động CVTD 2.486.349 2.700.681 3.077.363

Tỷ trọng lãi từ hoạt động CVTD so với hoạt động tín dụng

18,77% 20,82% 24,13%

(Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD của ANZ Việt Nam)

Lãi thu được từ hoạt động CVTD ngày càng tăng mặc dù tổng lãi từ hoạt động cho vay của ANZ Việt Nam ngày càng giảm. Và vì thế tỷ trọng lãi từ hoạt động CVTD so với lãi từ hoạt động tín dụng cũng ngày càng tăng. Năm 2012 lãi từ hoạt động CVTD chiếm 18,77% tổng lãi cho vay; đến năm 2013 là 20,82% và lên tới 24,13% trong năm 2014.

Như vậy, hoạt động CVTD của ANZ Việt Nam ngày càng đem lại nhiều lợi nhuận hơn chứng tỏ hoạt động CVTD ngày càng được chú trọng, mở rộng hơn.

4.2.4. Đánh giá về dịch vụ cho vay tiêu dùng tại ANZ Việt Nam

 58T58TKết quả

58T58T

Với kinh nghiệm hơn 15 năm hoạt động tại Việt Nam và kiến thức chuyên sâu về thị trường Việt Nam, ngân hàng ANZ 58T58TViệt Nam58T58T đã có những bước tiến vượt bậc về hoạt động bán lẻ, trong đó đặc biệt có CVTD. Chính mảng vay tiêu dùng này đã góp phần nào vào lợi nhuận của ngân hàng, được thể hiện:

• 58T58TTình hình dư nợ CVTD của ngân hàng tăng trưởng qua các năm nhanh và đều.

Có được kết quả này là nhờ vào thương hiệu. Nó khiến cho ngân hàng dễ tiếp cận khách hàng cá nhân và đạt mức tăng trưởng cao trong những năm qua tại thị trường Việt Nam.

• Dư nợ cho vay có TSĐB trong thời gian qua tăng mạnh vì ngân hàng có bộ phận chuyên trách về cho vay cá nhân58T58T. Bên cạnh đó, cho vay không có TSĐB cũng không ngừng phát triển vì phần lớn là ngân hàng cho vay theo lương.

• 58T58TCơ cấu dư nợ CVTD theo mục đích vẫn đang được ngân hàng ANZ 58T58TViệt Nam58T58T

tiếp tục nhắm đến nhu cầu tiêu dùng sinh hoạt vì khi thu nhập khách hàng càng cao thì nhu cầu chi tiêu càng nhiều.

• Tín dụng tín chấp có rủi ro cao hơn so với cho vay thế chấp. Vì thế, ngân hàng có đội ngũ nhân viên tín dụng đủ giỏi, nhìn thấy những rủi ro trước mắt để đưa ra cảnh báo trước khi quyết định trao vốn cho khách hàng.

Ngân hàng cũng đang tăng cường mở rộng và phát triển các kênh phân phối bán lẻ gồm hệ thống chi nhánh và phòng giao dịch (hiện có 9 chi nhánh và phòng giao dịch).

Hạn chế

• Mạng lưới giao dịch của ngân hàng còn hạn hẹp vì chưa trải dài ra các tỉnh, bị giới hạn về việc mở thêm chi nhánh so với các ngân hàng Việt Nam.

• Danh mục sản phẩm, dịch vụ CVTD của ngân ANZ Việt Nam chưa đa dạng nhiều so với các NHTM trên địa bàn.

• Mặc dù tỷ lệ nợ xấu CVTD của ngân hàng ANZ Việt Nam đã giảm trong giai đoạn 2012-2014 song tốc độ giảm có xu hướng chậm lại do năm 2013 nợ xấu CVTD có tăng, đến năm 2014 thì nợ xấu CVTD lại giảm. Nếu ngân hàng không có biện pháp để

48

giảm tốc độ tăng đột ngột của nợ xấu CVTD, đồng thời tăng dư nợ CVTD thì sẽ gây tổn thất vốn cho ngân hàng trong thời gian tới.

4.3. Thảo luận kết quả nghiên cứu 4.3.1. Mô tả mẫu 4.3.1. Mô tả mẫu

4.3.1.1. Thống kê mô tả thông tin mẫu nghiên cứu

Frequencies - đây là công cụ thường được dùng tóm lược thông tin về phạm vi và cấp độ của biến tại một thời điểm. Trong câu hỏi có một sự lựa chọn (như: độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, thu nhập, thời gian sử dụng sản phẩm ANZ Việt Nam) thì ta dùng Frequencies như thông thường. Trong câu hỏi nhiều trả lời (như câu hỏi: ngân hàng mà khách hàng có nhu cầu về sản phẩm dịch vụ CVTD, khách hàng ưa thích sử dụng sản phẩm tại ngân hàng nói chung, sản phẩm ANZ Việt Nam) sẽ bao gồm nhiều biến chứa đựng các trả lời có thể có, những biến này được gọi là biến sơ cấp. Để xử lý chúng ta phải gộp các biến sơ cấp thành một biến gộp chứa các biến sơ cấp, ta sẽ dùng tên biến này thay thế cho tất cả các biến sơ cấp trong phân tích thống kê và dùng lệnh Multiple Response/Define Variable sets… nhập giá trị 1 vào ô Counted value (nếu 1 là có chọn).

Tổng số bảng câu hỏi phát ra là 265 bảng, thu về là 245 bảng trong đó có 5 bảng không hợp lệ và bị loại khỏi do thiếu thông tin, kết quả là có 240 mẫu hợp lệ được dùng

Một phần của tài liệu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ cho vay tiêu dùng tại anz việt nam (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)