: P Cos ∅ V ớ
PHẦN VI: TÍNH TOÁN XÂY DỰNG CHO NHÀ MÁY
6.1. Địa điểm xây dựng nhà máy
Chọn địa điểm xây dựng nhà máy ở khu công nghiệp Tiên Sơn tỉnh Bắc Ninh vì ở đây có nhiều thuận lợi về giao thông đường thủy, đường bộ, về nguồn cung cấp nguyên liệu và thị trường tiêu thụ sản phẩm.
6.1.1. Đặc điểm khu đất xây dựng:
Khu đất nằm trong khu công nghiệp Tiên Sơn tỉnh Bắc Ninh, là khu vực có địa chất ổn định, mặt bằng bằng phẳng, độ dốc tự nhiên i = 1% đảm bảo không bị ngập lụt trong mùa mưa lũ. Nền đất có khả năng chịu lực cao.
Nhà máy nằm trong khu công nghiệp Tiên Sơn, nằm trên trục quốc lộ 1A, gần quốc lộ 5 đi Hải Phòng nên rất thuận lợi cho vận chuyển nguyên liệu và phân phối sản phẩm.
Các khu dân cư và đô thị đang được xây dựng và mở rộng gần nhà máy chính là thị trường tiêu thụ sản phẩm chính của nhà máy.
6.1.2. Đặc điểm khí hậu của Bắc Ninh:
-Nhiệt độ không khí trung bình 23,30C.
-Độ ẩm không khí trung bình năm là 85 - 86%. -Lượng mưa hàng năm 1600 - 1800 mm. -Hướng gió chủ đạo: Đông Nam.
6.1.3. Vệ sinh công nghiệp:
Các chất thải của nhà máy bia chủ yếu là nước bẩn và khói lò. Để hạn chế tối đa ảnh hưởng tới môi trường xung quanh, nhà máy đã tuân thủ các yêu cầu :
- Đảm bảo khoảng cách bảo vệ, vệ sinh thích hợp
- Nước thải của phân xưởng sản xuất được đưa vào hệ thống cống ngầm trong phân xưởng rồi đưa ra hệ thống xử lí nước thải được đặt ở cuối nhà máy. Nước thải được xử lý qua hệ thống xử lý nước thải của nhà máy, đảm bảo yêu cầu về vệ sinh môi trường sau đó đưa ra hệ thống thoát nước của khu công nghiệp. Các công trình đều có hệ thống thoát nước và bể cống ngầm
6.2. Thiết kế tổng mặt bằng nhà máy6.2.1. Khu vực sản xuất chính 6.2.1. Khu vực sản xuất chính
6.2.1.1. Phân xưởng nấu
Kích thước: 48 x 18 = 846 (m2)
Phân xưởng nấu chia làm phòng với các kích thước: - Phòng nghiền: 12 x 12 = 144 (m2)
- Phòng nấu: 24 x 12 = 288 (m2) - Thay đồ, vệ sinh: 6 x 5 = 30 (m2) - Kho sửa chữa nhỏ: 6 x 3 = 18 (m2) - Điều khiển: 6 x 3 = 18 (m2) - Quản đốc: 6 x 3 = 18 (m2) - Nguyên liệu phụ: 6 x 3 = 18 (m2) - Nhân rửa men: 12 x 5 = 60 (m2)
Khu vực phòng nấu có bố trí dàn thao tác cao 5,4m để kiểm tra các quá trình được dễ dàng.
6.2.1.2. Phân xưởng lên men
Kích thước: 36 x 24 = 864 (m2)
Phân xưởng lên men bao gồm hệ thống 24 tank lên men, xếp thành 4 hàng. Một phía của phân xưởng lên men là khu vực phụ trợ lên men bao gồm các thiết bị nhân rửa men, CIP.
6.2.1.3. Phân xưởng hoàn thiện
Kích thước: 42 x 18 = 756 (m2)
Phân xưởng hoàn thiện bao gồm 3 khu vực: Khu vực chứa và lọc bia sau lên men, khu vực bia chai, khu vực bia hơi.
6.2.2. Khu vực kho bãi6.2.2.1. Kho nguyên liệu 6.2.2.1. Kho nguyên liệu
Nguyên liệu chính cho sản xuất bia là 80% malt, 20% đại mạch. Các nguyên liệu này được đóng vào các bao 50kg, cứ mỗi 1m2 xếp được 2 bao, xếp các bao 10 chồng. Vậy mỗi chồng chứa được lượng nguyên liệu là:
2 x 10 x 50 = 1000 (kg)
Lượng nguyên liệu cần dùng tối đa cho một ngày là: 15800 (kg) (theo bảng cân bằng sản phẩm)
Nhà máy cần dự trữ nguyên liệu cho 1 tháng sản xuất tức là 25 ngày. Nguyên liệu được đặt trên các kệ và được vận chuyển bằng xe đẩy.
Vậy lượng nguyên liệu cần dự trữ trong 25 ngày là: 15800 x 25 = 395000 (kg)
Hệ số sử dụng kho là 70%. Vậy diện tích kho cần chứa là: 395000 : (1000 x 0,7) = 564,3 (m2)
Chọn thông số kho nguyên liệu:
- Diện tích: 576 (m2)
- Kích thước: 24 x 24 (m)
6.2.2.2. Kho thành phẩma. Kho chứa bia hơi. a. Kho chứa bia hơi.
Do bia hơi được xuất kho đưa ra thị trường ngay nên trong kho chỉ cần chứa số lượng bock của 1 ngày sản xuất.
Số bock sử dụng là: 4000 bock dung tích 20l một ngày.
Tổng số bock chứa trong kho là 4000 bock. Trong kho bock xếp cao 4 lớp, như vậy cần 1000 vị trí đặt bock. Mỗi bock loại 20 lít có đường kính 400mm. Nên diện tích khu vực xếp bock vào khoảng:
1000 x 0,4 x 0,4 = 160 (m2)