Tăng cường các biện pháp giám sát đối với người được hưởng

Một phần của tài liệu Án treo và thực tiễn áp dụng tại địa bàn tỉnh Hải Dương (Trang 92 - 95)

6. Kết cấu của luận văn

3.3.4. Tăng cường các biện pháp giám sát đối với người được hưởng

Một trong những nguyên nhân khiến việc giám sát, giáo dục người được hưởng án treo còn nhiều hạn chế, thực hiện chưa tốt là do thái độ bất hợp tác của người được hưởng án treo. Một số người được hưởng án treo cố tình trốn tránh việc thực hiện các nghĩa vụ của mình, một số ít vẫn có hành vi vi phạm pháp luật và phạm tội mới trong thời gian thử thách. Nguyên nhân là do một số người được hưởng án treo không hề biết những nghĩa vụ và quyền lợi của mình trong thời gian thử thách. Để khắc phục hiện tượng này đồng thời chống tình trạng tái phạm cần phải tăng cường hơn nữa việc tuyên truyền giáo dục pháp luật cho người được hưởng án treo.

Khi Tòa án quyết định cho người phạm tội hưởng án treo thì cần giải thích rõ cho người phạm tội hiểu được thời gian thử thách là gì, nghĩa vụ và quyền lợi của họ trong thời gian thử thách và đặc biệt lưu ý họ về hậu quả nếu phạm tội trong thời gian thử thách.

Khi người được hưởng án treo được giao cho đơn vị quân đội hoặc Ủy ban nhân dân giám sát, giáo dục thì người trực tiếp giám sát, giáo dục cần tuyên

truyền, phổ biến cho người phạm tội rõ về những nghĩa vụ và quyền của họ trong thời gian thử thách theo quy định của Luật thi hành án hình sự năm 2010.

Ủy ban nhân dân xã, đơn vị quân đội thực hiện việc giám sát, giáo dục người được hưởng án treo cũng cần đảm bảo các quyền lợi hợp pháp của họ trong thời gian thử thách. Ví dụ người được hưởng án treo có quyền được đi khỏi nơi cư trú (nếu không bị hình phạt bổ sung là quản chế) nhưng phải báo cáo với Ủy ban nhân dân nơi cư trú. Mặt khác, đơn vị quân đội, Ủy ban nhân dân xã thực hiện việc giám sát, giáo dục phải đảm bảo quyền xin rút ngắn thời gian thử thách của người được hưởng án treo khi họ có đủ điều kiện. Khi hết thời gian thử thách của án treo và người được hưởng án treo có yêu cầu thì phải cấp giấy chứng nhận hết thời gian thử thách của họ.

3.3.5. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến cho nhân dân về án treo Các cơ quan Công an, Tòa án, Viện kiểm sát, Sở Tư pháp cần phối hợp thực hiện tốt hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho quần chúng nhân dân trong đó có việc tuyên truyền, phổ biến Luật thi hành án hình sự năm 2010 của Chính phủ quy định về việc thi hành hình phạt tù cho hưởng án treo, phải coi đây là một mặt quan trọng trong phòng chống tội phạm.

Đồng thời cần có những biện pháp tuyên truyền cụ thể để người dân hiểu được ý nghĩa, tác dụng của án treo, hiểu được trách nhiệm của toàn xã hội đối với việc cải tạo, giáo dục người được hưởng án treo nhằm phát huy hiệu quả cao nhất của việc áp dụng án treo. Ðể việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho nhân dân đạt kết quả cao, trước hết các cơ quan cần củng cố, kiện toàn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Phối hợp chính quyền các cấp xây dựng các chương trình giáo dục pháp luật thông qua đội ngũ báo cáo viên pháp luật của các huyện, xã. Thành lập và nâng cao hiệu quả hoạt động của các câu lạc bộ pháp luật, trong đó tập trung kiện toàn lại các câu lạc bộ hiện có, đổi mới hình thức sinh hoạt câu lạc bộ gắn với việc tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật. Ði cùng với đó là đổi

mới nội dung, hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật. Triển khai các văn bản pháp luật bằng nhiều hình thức, trong đó đẩy mạnh hình thức tuyên truyền miệng, giới thiệu văn bản luật theo hướng tăng cường trao đổi, đối thoại, giải đáp những thắc mắc từ phía người được tuyên truyền nhằm nâng cao tính chủ động tìm hiểu và tiếp cận kiến thức pháp luật của cán bộ và nhân dân. Phối hợp tốt công tác tuyên truyền pháp luật lồng ghép vào các buổi sinh hoạt hàng tháng của các đoàn thể. Tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhất là trên hệ thống truyền thanh ở các xã, phường, thôn, tổ dân phố. Xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật ở các nhà văn hóa.

Tòa án phối hợp chặt chẽ với địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua các phiên tòa xét xử lưu động nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trong nhân dân.

Như vậy, để nâng cao hiệu quả của chế định án treo trong thực tế thì cần phải có sự quan tâm phối hợp một cách đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực như việc ban hành hệ thống văn bản pháp luật được thống nhất, đầy đủ, rõ ràng, dễ hiểu, mặt khác việc vận dụng các quy định của pháp luật về chế định án treo phải thống nhất trên phạm vi toàn quốc, làm sao cho tất cả các Thẩm phán, các Kiểm sát viên, các Điều tra viên và những người làm công tác quản lý, giám sát giáo dục người phạm tội phải có sự phối kết hợp một cách chặt chẽ hiệu quả, đồng thời trong quá trình tác nghiệp những người này đều hiểu và vận dụng một cách đúng đắn, chính xác pháp luật từ đó việc thu thập và đánh giá đúng về con người phạm tội về nhân thân của họ cũng như dư luận xã hội tình hình trật tự trị an sẽ góp phần cho việc phán quyết cuối cùng có cho người bị kết án được cải tạo ngoài xã hội được chính xác hay không sẽ có tác dụng giáo dục cao mang một ý nghĩa hết sức sâu sắc và nhân văn, từ đó sẽ đem lại một niềm tin không chỉ đối với người phạm tội, gia đình họ mà còn có tác dụng đối với cả xã hội, như vậy mục đích của hình phạt nói chung và của chế định án treo nói riêng mới đạt được hiệu quả nhất.

Một phần của tài liệu Án treo và thực tiễn áp dụng tại địa bàn tỉnh Hải Dương (Trang 92 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)