3.3.Các giải pháp phát triển và sử dụng nguồn lao động

Một phần của tài liệu nguồn lao động và sử dụng lao động ở tỉnh bình dương (Trang 91 - 94)

Trong những năm tới, để sử dụng nguồn lao động thật hiệu qua, bên cạnh giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh cần đặc biệt chú trọng đến giải pháp phát triển chất lượng nguồn lao động, thông tin thị trường lao động...

3.3.1.Giải pháp phát triển kinh tế xã hội

• UTrong công nghiệp

Định hướng chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo vùng kinh tế - Vùng kinh tế phía Bắc. (Gồm các huyện Tân Uyên, Phú Giáo; Dầu Tiếng, Bến Cát), dự kiến tốc độ tăng trưởng bình quân 13 -15%/năm, giá tri sản xuất công nghiệp chiếm tỷ trọng 18 - 20%.

1-Chú trọng đầu tư đồng bộ cơ sở hạ tầng kỹ thuật, khuyến khích các nhà máy chế biến nông sản đầu tư vào các vùng nông thôn, phát huy lợi thế lao động, đất đai và vùng nguyên liệu.

2-Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp là nội dung cơ bản của qúa trình công nghiệp hóa. Trước mắt, phát triển những ngành ít vốn, thu hút nhiều lao động, tạo ra những sản phẩm có giá tri mang tính truyền thống của địa phương. Phát triển và sắp xếp lại ngành chế biến nông sản, khai thác khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng và cơ khí sửa chữa nông cụ tại các vùng nông thôn. Di dời một số cơ sở sản xuất phía Nam lên phía Bắc cho gần vùng nguyên liệu, giải quyết việc làm ở khu vực nông thôn và giảm sức ép ở thị xã, thị trấn.

3-Ưu tiên đổi mới công nghệ một số ngành như: chế biến cao su, chế biến hạt điều, chế biến trái cây, khai thác khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng.

4- Áp dụng mô hình sản xuất công - nông nghiệp kết hợp tại vùng nông thôn, gắn sản xuất nông sản với công nghiệp chế biến tại chỗ.

- Vùng kinh tế phía Nam: Là vùng kinh tế động lực (Gồm Thủ Dầu Một, Thuận An, Dĩ An, nam Tân Uyên, nam Bến Cát).

Phấn đấu đưa vùng thành trung tâm công nghiệp của tỉnh, chiếm 80% giá tri sản xuất công nghiệp toàn tỉnh.

1- Phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn của địa phương như: Chế biến nông - lâm sản chế tạo máy, hóa chất, điện tử tin học...

2-Phát triển các ngành công nghiệp hướng về xuất khẩu thay thế hàng nhập khẩu; các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng chất lượng cao, lợi nhuận lớn; các sản phẩm có thế mạnh cạnh tranh ở thị trường trong và ngoài nước.

3-Tập trung vào các khu công nghiệp Sóng Thần I, Sóng Thần II, Tân Đông Hiệp, Đồng An, Việt Hương, Việt Nam - Singapore, các cụm công nghiệp với quy mô vừa và nhỏ như: Bình Chuẩn, Thái Hòa, An Phú...

4-Phát triển công nghiệp đi đôi với phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, dịch vụ, khu dân cư và bảo vệ môi trường sinh thái.

• Trong nông nghiệp

1-Tạo điều kiện thuận lợi cho những nhà đầu tư ở địa bàn nông thôn phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn.

2-Tăng cường thu hút các dự án đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp.

3-Phát huy có hiệu qua tiềm năng nông nghiệp của tỉnh, nhằm phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn và giải quyết việc làm cho nguồn lao động tại chỗ, đặc biệt đối với những huyện có thế mạnh trồng cây công nghiệp, cây ăn trái... ở phía Bắc của tỉnh.

3.3.2.Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn lao động

Trước mắt, tỉnh cần tiếp tục thực hiện chính sách "Thu hút nhân tài", nhằm đáp ứng nhu cầu lao động có trình độ CMKT còn thiếu. Thực hiện chính sách đãi ngộ đối với các nhà quản lý giỏi, các cán bộ, chuyên gia đầu ngành, công nhân kỹ thuật có trình độ tay nghề cao.

Cần chú trọng phát triển nguồn nhân lực bằng cách tiến hành đào tạo và tái đào tạo lực lượng lao động với nhiều hình thức phù hợp, đáp ứng nhu cầu lao động trong tỉnh. Thực hiện chủ trương đào tạo gắn với nhu cầu việc làm, đào tạo tại chỗ ở các

Trường Kỹ thuật, các trung tâm dạy nghề, các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp ... Về lâu dài, tỉnh cần tăng cường công tác giáo dục, đào tạo nghề nhằm nâng cao chất lượng nguồn lao động, mà trước hết phải nâng cao .tình độ của đội ngũ giáo viên dạy nghề. cần lập "quỹ phát triển tỉnh" nhằm khuyến khích phong trào học tập, nâng cao trình độ trong cộng đồng dân cư. Cần có chính sách khuyến khích tài năng trẻ đi vào nghiên và ứng dụng những thành tựu công nghệ mới.

Cần xây dựng các làng khoa học hay viện khoa học nhằm phát triển công nghệ cao. cần tăng cường liên kết với các viện nghiên cứu trung ương trong và tỉnh để kịp thời nắm bắt các thông tin về khoa học kỹ thuật.

3.3.3.Giải pháp thông tin thị trường lao động

Giải quyết việc làm là một chương trình lớn mang tính chất, tổng thể. Vì vậy, cần tuyên truyền với người lao động về mục tiêu, phương hướng, giải pháp và các hoạt động cụ thể để thực hiện.

Tỉnh cần đặc biệt chú trọng đến mục tiêu, phương hướng và đào tạo nghề, giới thiệu việc làm, trong đó phải nêu rõ: các lĩnh vực, ngành nghề và chính sách khuyến khích để tạo việc làm ở mỗi địa phương.

Sở Lao động Thương Binh - Xã hội cần điều tra, nắm rõ nguồn lao động, tình hình giải quyết việc làm ở từng thời điểm trên phạm vi toàn tỉnh. Theo dõi tình hình biến động thị trường lao động, xem xét mối tương quan giữa cung - cầu lao động. Định hướng cung cầu lao động trong tương lai, để đề ra giải pháp thích hợp nhằm từng bước hạ thấp tỷ lệ thất nghiệp và tình trạng thiếu việc làm. Xây dựng hệ thống thông tin thị trường lao động, cung cấp đầy đủ những diễn biến của thị trường lao động.

Cung cấp đầy đủ các thông tin về tình hình lao động, việc làm và thất nghiệp ở khu vực thành thị theo quý; về tình hình lao động, việc làm và sử dụng thời gian lao động ở nông thôn theo năm.

Tổ chức, điều tra khảo sát thực trạng cung - cầu lao động làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách và điều chỉnh kế hoạch đào tạo phù hợp với yêu cầu sử dụng lao động.

Hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc Bộ luật Lao động; kiểm tra, đánh giá tình hình và kết qua hoạt động của các trung tâm dịch vụ việc làm, các cơ sở dạy nghề để kịp thời điều chỉnh.

Tăng cường các hình thức tiếp cận thị trường lao động bằng cách tuyển lao động thông qua các cơ quan nhà nước, các trung tâm giới thiệu việc làm. Tổ chức các ngày hội việc làm nhằm tạo mối liên hệ giữa các trung tâm đào tạo với người lao động và các doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu nguồn lao động và sử dụng lao động ở tỉnh bình dương (Trang 91 - 94)