Thất nghiệp tự nhiên: trong bất cứ xã hội nào cũng vẫn tồn tại một mức thất nghiệp nhất định gọi là thất nghiệp tự nhiên, do một số người tự nguyện thất nghiệp vì không muốn nhận mức lương hiện tại.
Tỷ lệ thất nghiệp giữa các nhóm nước đang phát triển và phát triển chênh lệch rất lớn. Do ở các nước phát triển, những người bị hạ mức làm việc hoặc phải làm việc ít giờ không tính vào đội ngũ thất nghiệp chính thức.
Ở những nước đang phát triển như nước ta, ngoài con số thất nghiệp chính thức gọi là thất nghiệp hữu hình, còn có các dạng biểu hiện khác về tình trạng chưa sử dụng hết lao động hay còn gọi là thất nghiệp trá hình. Đó là tình trạng người lao động tuy có việc làm nhưng năng suất và thu nhập rất thấp.
1.3.3.Các loại hình sử dụng lao động
Các hoạt động lao động và các loại hình việc làm trong nền sản xuất xã hội rất phong phú và đa dạng. Cùng với sự phát triển của xã hội, ngày càng xuất hiện nhiều ngành lao động mới, nhiều việc làm mới. Nếu việc sử dụng lao động hợp lý và hiệu qua sẽ phát huy được các lợi thế của từng vùng lãnh thổ, nâng cao mức sống cho người dân và ngược lai.
Xét về tính chất của quan hệ sản xuất có hai khu vực sử dụng lao động phổ biến: lao động trong khu vực chính thức và không chính thức.
1.3.3.1.Sử dung lao động trong khu vực chính thức:
Trong khu vực chính thức, dựa vào tính chất của hoạt động sản xuất, nền kinh
tế thế giới hiện đại thừa nhận ba loại hình sử dụng lao động tương ứng với 3 ngành kinh tế: nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ.
1.3.3.1.1.Sử dung lao động trong ngành nông - lâm - ngự nghiệp:
Đặc điểm: Việc sử dụng lao động nông - lâm - ngư nghiệp phụ thuộc nhiều vào
tự nhiên. Năng suất lao động phụ thuộc vào diễn biến bất thường của thời tiết và mức độ công nghiệp hóa trong nông nghiệp như: cơ giới hóa, thủy lợi hóa, hóa học hóa, điện khí hóa...
hình thức tổ chức nông nghiệp phổ biến là các trang trại với quy mô lớn, chỉ chuyên môn hóa về một hoặc vài sản phẩm cây trồng, vật nuôi. Mức độ CNH ở các nước này cao nên tỷ lệ lao động nông nghiệp thấp.
Ở những nước đang phát triển như nước ta, lao động tập trung chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp. Việc làm của lao động nông nghiệp bị tính chất mùa vụ chi phối rất mạnh. Vào thời vụ gieo ứồng, thu hoạch thì đông lao động là thuận lợi lớn nhưng lúc nông nhàn thì hầu hết lao động thiếu việc làm.
Xu hướng sử dụng: Cùng với qua trình CNH, HĐH nền kinh tế nông nghiệp -
nông thôn như hiện nay, trong tương lai xu hướng sử dụng lao động nông nghiệp sẽ có những thay đổi nhất định. Tỷ lệ lao động nông nghiệp ở nước phát triển và đang phát triển đều có xu hướng giảm. Đồng thời, lao động nông nghiệp cũng cần có trình độ chuyên môn kỹ thuật để trực tiếp tham gia sản xuất bằng các máy móc và thiết bị hiện đại.
1.3.3.1.2.Sử dụng lao động trong ngành công nghiệp
Đặc điểm: Lao động công nghiệp là lao động của loại hình sản xuất tiên tiến, sử
dụng máy móc hiện đại, năng suất lao động cao. Với đặc điểm là sản xuất theo dây chuyền, chuyên môn hóa và tự động hóa ngày càng cao, quy tình công nghệ hiện đại đòi hỏi người lao động phải tuân thủ các thao tác lao động chính xác, kịp thời. Nó tạo cho người lao động có tác phong công nghiệp, có kỷ luật.
Tình hình sử dụng: Công nghiệp càng phát triển thì thị trường lao động càng được mở rộng và thu hút nhiều lao động hơn. Vì vậy, tỷ lệ lao động công nghiệp ở các nước phát triển cao hơn các nước đang phát triển. Ở các nước đang phát triển, tỷ lệ lao động công nghiệp chưa cao. Vì vậy, muốn giải quyết việc làm cho người lao động thì phải có sự tăng trưởng về kinh tế, tích lũy vốn và mở rộng sản xuất bằng con đường công nghiệp hóa.
Xu hướng sử dụng: ở các nước phát triển có xu hướng giảm lao động công
nghiệp (lao động công nghiệp chuyển sang dịch vụ), ngược lại ở các nước đang phát triển có xu hướng tăng tỷ lệ lao động công nghiệp.
1.3.3.1.3.Sử dụng lao đông trong ngành dịch vụ:
Đặc điểm: Lao động trong ngành dịch vụ mang tính xã hội hóa cao. Nhiều loại
hình dịch vụ không cần vốn lổn, thời gian chuẩn bị ngắn, mà lại có khả năng tạo nhiều việc làm. Nền kinh tế càng phát triển thì tỷ lệ lao động trong ngành dịch vụ càng cao.
Tình hình sử dụng: Ở các nước có nền kinh tế phát triển, phát triển nhiều loại
hình dịch vụ nên lao động dịch vụ luôn chiếm tỷ lệ cao nhất. Các loại hình dịch vụ phong phú, đa dạng như dịch vụ phục vụ cho công nghiệp, nông nghiệp, văn hóa xã hội...
Ngược lại, các nước có nền kinh tế đang phát triển lao động dịch vụ chiếm tỷ lệ thấp. Các loại hình dịch vụ chưa phong phú và đa dạng nên lao động dịch vụ thường chiếm tỷ lệ thấp.
Xu hướng sử dụng: Lao động dịch vụ có xu hướng gia tăng cả ở các nước đang
phát triển và phát triển. Tuy nhiên, tốc độ gia tăng ở các nước phát triển sẽ nhanh hơn các nước đang phát triển.
1.3.3.2.Sử dụng lao động trong khu vực không chính thức
Tham gia thị trường lao động ương khu vực không chính thức P24F
25
P
là chủ các cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ (không phải là doanh nghiệp), chủ hộ kinh tế, chủ các công việc tự làm có thuê mướn dưới lo lao động. Các cơ sở này cần ít vốn, trang thiết bị thô sơ, thu hút số lao động không lớn, hoạt động trên một mặt bằng chật hẹp, kém hiện đại nhưng phương thức hoạt động khá linh hoạt, đáp ứng nhanh sự biến động của thị trường.
Việc làm trong khu vực không chính thức rất đa dạng, từ sản xuất nhỏ đến dịch vụ sản xuất, dịch vụ đời sống, buôn bán hàng hóa, chuyên chở hành khách, các nghề tạp vụ ...
Ở nước ta, hoạt động kinh tế không chính thức phát triển cả ở khu vực nông thôn và thành thị. Sự phát triển mạnh của khu vực kinh tế không chính thức kể từ khi thực hiện đường lối phát triển kinh tế nhiều thành phần đến nay, đã góp phần giải quyết việc làm cho một lượng lớn lao động.