2.1.KHÁI QUÁT TỈNH BÌNH DƯƠNG

Một phần của tài liệu nguồn lao động và sử dụng lao động ở tỉnh bình dương (Trang 32 - 33)

Bình Dương là tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ, được tách ra khỏi tỉnh Sông Bé từ ngày 1/1/1997. Phía Bắc giáp tỉnh Bình Phước, phía Nam giáp TP. Hồ Chí Minh, phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai, phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh.

Tọa độ địa lý: 11°52'B - 12°2'B 106°3'Đ - 106°9'Đ

Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là: 269554 kmP

2

P

, dân số khoảng 810 000 người, lao động 446 6000 người (2002). Trung tâm tỉnh là Thị xã Thủ Dầu Một với 6 huyện: Thuận An, Dĩ An, Tân Uyên, Phú Giáo, Bến Cát và Dầu Tiếng.

Có thể khẳng định Bình Dương là tỉnh có nhiều lợi thế để xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, là tỉnh hội đủ ba yếu tố: "thiên thời - địa lợi - nhân hòa".

Lợi thế về vị trí địa lý có ý nghĩa quan trọng trong việc giao lưu với các tỉnh, các vùng trong nước và quốc tế. Lợi thế về nền địa chất ổn định, nguồn lao động, khoáng sản phi kim loại, các loại nông sản, vật liệu xây dựng... là cơ sở để tỉnh xây dựng và phát triển các khu công nghiệp tập trung.

Dựa vào những lợi thế sẩn có, các cáp lãnh đạo tỉnh đã kịp'thời điều chỉnh hướng phát triển cơ cấu kinh tế là: Công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp; trong đó, công nghiệp là ngành giữ vai trò chủ đạo. Nền kinh tế Bình Dương đã không ngừng phát triển và luôn đạt tốc độ tăng trưởng cao. Năm 2002, cơ cấu kinh tế của tỉnh: công nghiệp: 60,6% - dịch vụ: 25,9% - nông nghiệp: 13,5%. Cơ cấu lao động: công nghiệp: 44,1% - dịch vụ: 20,7% - nông nghiệp: 35,2%.

Từ năm 1997 đến nay, tỉnh đã thực hiện những chủ trương, chính sách rất phù hợp và đạt hiệu qua như: chủ trương xây dựng các khu công nghiệp tập trung, các trung tâm đào tạo công nhân kỹ thuật, các khu đô thị mới, tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, thực hiện chính sách trải thảm đỏ mời gọi đầu tư và chính sách thu hút nhân tài... Các chủ trương, chính sách này được xem là những yếu tố "nhân hoà" giúp

Bình Dương ngày càng phát triển,

2.2.CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NGUỒN LAO ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG Ở BÌNH DƯƠNG

Một phần của tài liệu nguồn lao động và sử dụng lao động ở tỉnh bình dương (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)