2.2.1.Các nhân tố tự nhiên
2.2.1.1.Vị trí
Là một tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ, Bình Dương giữ vai trò quan trọng trong vùng kinh tế phía nam cùng với: TP HCM, Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu, tạo nên một khu vực kinh tế năng động nhất cả nước.
Giáp với TP. Hồ Chí Minh - một trung kinh tế, văn hóa, chính trị, khoa học kỹ thuật, đầu mối giao thông lớn nhất nước ta - Bình Dương có nhiều thuận lợi trong việc giao lưu kinh tế - xã hội trong và ngoài nước và mở rộng môi quan hệ với các tỉnh, nhất là khi dự án đường Hồ Chí Minh xuyên Á được hoàn tất.
Từ thời kỳ dưới quyền quản lý của chính quyền Ngụy (Sài Gòn cũ), do xác định được vị trí chính trị chiến lược quan trọng của tỉnh, chính quyền Ngô Đình Diệm đã đầu tư hàng tỉ đồng để dồn dân, lập khu dinh điền trồng cao su, xây dựng đường quốc lộ 13 (cũ) làm tuyến phòng thủ phía bắc Sài Gòn.
Ngày nay, hòa chung nhịp điệu phát triển kinh tế của cả nước trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Bình Dương là tỉnh có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng và thuận lợi về nhiều mặt, thu hút đầu tư để thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.
2.2.1.2.Địa chất địa hình
Cùng với qua trình phát triển địa chất vùng Đông Nam Bộ, Bình Dương có lịch sử hình thành sớm. Hoạt động địa chất tạo nên dạng địa hình tương đối bằng phảng và lượn sóng yếu (độ cao hơn vài chục mét so với đồng bằng duyên hải); nền địa chất ổn định là điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển giao thông vận tải và cơ giới hóa nông nghiệp.
Địa hình toàn tỉnh là một bán bình nguyên, thấp dần từ bắc xuống nam với ba dạng cơ bản sau:
- Vùng thung lũng bãi bồi: nằm dọc sông Sài Gòn từ Bến Cát đến Dĩ An, dọc sông Đồng Nai từ Lạc An đến Thái Hòa ở Tân Uyên, dọc theo sông Bé có phù sa mới bồi tụ, độ cao trung bình khoảng 6 -10m.
- Vùng chuyển tiếp: Địa hình tương đối bằng phẳng, độ dốc trung bình 3° -6°, độ cao trung bình l0 - 30m, thuộc các huyện: Thuận An, Dĩ An, Bến Cát, Tân Uyên và Thủ Dầu Một.
Vùng đồi thấp: Là dạng địa hình lượn sóng độ dốc trung bình từ 2° - 5°, độ cao trung bình 30 - 60m, gồm nhiều dải đồi thấp chạy liên tục phân bố chủ yếu ở Phú Giáo, và Dầu Tiếng. Rải rác có một số núi cao hơn như: núi Ông cao 251m, núi Thala cao 203m, và núi Châu Thới ở Dĩ An cao 88m.
2.2.1.3.Khí hậu
Bình Dương có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, mang tính chất cận xích đạo. Đặc điểm điển hình là không có mùa đông lạnh và có hai mùa rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau.
- Nhiệt độ trung bình năm: 26 - 27°c - Độ ẩm trung bình: 80% - 85%
- Lượng mưa trung bình: 1600 - 2100 mm/năm. - Số giờ nắng 2000 - 2700 giờ/năm.
Nhìn chung, thời tiết ở Bình Dương ít có những biến động phức tạp. Nguồn nhiệt ẩm phong phú, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới toàn
diện với cơ cấu cây trồng, vật nuôi đa dạng.
2.2.1.4.Thủy văn
Ba sông lớn chảy qua tỉnh là: sông Đồng Nai, sông Sài Gòn, sông Bé. Các sông chảy qua Bình Dương chủ yếu thuộc đoạn trung lưu và hạ lưu nên có độ dốc trung bình. Mật độ sông suối vào loại trung bình, thủy chế thay đổi theo mùa. Sự phân hóa chế độ nước theo mùa gây những trở ngại như thiếu nước trong mùa khô, ngập úng, xói mòn trong mùa mưa. Ngoài ra, Bình Dương còn có những hồ chứa nước lớn như: Dầu Tiếng, Đá Bàn, Suối Giai, Cần Nôm, Thanh An... Trong đó, Dầu Tiếng là công trình thủy lợi lớn nhất nước ta, diện tích 27 000 ha với khoảng 1,5 tỷ mP
3
Pnước.
Nguồn nước mặt và nước ngầm khá phong phú, chất lượng tốt và dễ khai thác, độ sâu trung bình từ 15 - 20m, đảm bảo nguồn nước cung cấp cho đời sống sinh hoạt và sản xuất.
2.2.1.5.Thổ nhưỡng
Quy đất tự nhiên của tỉnh là 2 695 540 kmP
2
P
, chiếm 0,82% diện tích cả nước, với 6 nhóm đất chính, trong đó nhiều nhất là đất xám, tiếp đến là đất đỏ vàng, đất dốc tụ, đất phù sa...vv.
Đất xám trên nền phù sa cổ chiếm 52,4%, có ưu thế là tầng đất dày (khoảng l00cm), tơi xốp, thoáng khí, phân bố ở khắp 7 huyện thị và tập trung thành vùng rộng lớn rất thuận lợi cho việc phát triển cây công nghiệp dài ngày như: cao su, điều...; cây ngắn ngày như: mía, lạc...; cây ăn qua vùng nhiệt đới và các loại cây lương thực, thực phẩm khác. Đất phù sa phân bố dọc theo thung lũng các sông, thích hợp cho việc trồng các cây lương thực - thực phẩm.
2.2.1.6.Khoáng sản
Trên lãnh thổ tỉnh đã hình thành một số loại tài nguyên khoáng sản, đặc biệt là những khoáng sản phi kim loại có giá trị kinh tế cao.
Đá xây dựng: phân bố chủ yếu ở Thuận An và Tân Uyên. Vùng mỏ lớn nhất ở
khu vực núi Châu Thới với diện tích 80 ha, trữ lượng tới hàng chục triệu mP
3
P
. Ngoài ra, còn có các mỏ nhỏ nằm gần núi Châu Thới và các mỏ Thường Tân (Tân Uyên) và Địa Thành (Dầu Tiếng).
Cát xây dựng tập trung dọc các sông: Sài Gòn, sông Đồng Nai, sông Thị Tính, cù lao Rùa, cù lao Bình Chánh với trữ lượng 25 triệu mP
3
P
. Nhưng tình trạng khai thác cát thiếu quy hoạch trên sông Đồng Nai hiện nay đang gây những hậu qua sạt, lở nghiêm trọng ở hai bên bờ sông thuộc huyện Thuận An.
Caoline: Các mỏ caoline có trữ lượng lớn, chất lượng tốt thường phát triển ven
sông suôi như: mỏ Chánh Lưu, Suối Thôn, Vĩnh Tân... Bình Dương có 23 mỏ với tổng trữ lượng khoảng 256 triệu tấn. Phần đã xác định được là 52 triệu tấn, tập trung ở phía nam của tỉnh (nhiều nhất là hai huyện Tân Uyên và Bến Cát). Trong đó, có 15 vùng mỏ đã được khai thác dùng làm nguyên liệu cho ngành gốm sứ và chất phụ gia công nghiệp. Có những mỏ đạt từ 70% -100% thành phần caolinit như Tân Phước Khánh và Hòa Thạnh.
Đất sét: Với 23 vùng mỏ có trữ lượng khoảng 500 triệu tấn, phân bố ở hầu khắp
các tỉnh nhưng nhiều nhất và chất lượng nhất là những mỏ sét ở huyện Tân Uyên. Sét được dùng trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt những loại sét chịu lửa tốt có giá trị rất lớn với công nghiệp luyện kim. Hiện nay, gạch ngói làm từ sét ở Tân Uyên được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng.
Than bùn: Trữ lượng ước tính khoảng 3 triệu tấn, phân bố dọc theo sông Đồng
Nai, sông Sài Gòn.
So với các tỉnh khác trong vùng Đông Nam Bộ, Bình Dương có thế mạnh về khoáng sản phi kim loại. Tiềm năng đó là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các ngành công nghiệp khai khoáng, gốm sứ, hóa chất và sản xuất vật liệu xây dựng. I
2.2.1.7.Sinh vật
Các hệ sinh thái đáng chú ý là hệ sinh thái sông Sài Gòn, hệ sinh thái rừng... Trong đó quan trọng và có giá trị hơn cả là hệ sinh thái rừng. Tổng diện tích rừng toàn tỉnh là 18 000 ha (cả tự nhiên và trồng mới). Chủ yếu là rừng bạch đàn, keo lá tràm, kên kên,...Rừng phân bố nhiều ở các huyện Bến Cát, Tân Uyên. Hiện nay, các lâm trường đang khuyến khích phát triển kinh tế trang trại theo hình thức nông - lâm - ngư kết hợp, tạo vùng nguyên liệu gỗ đồng thời phủ xanh đất trống đồi trọc.
2.2.2.Các nhân tố kinh tế xã hội
2.2.2.1.Lịch sử khai thác lãnh thổ
Thời tiền sử, trên địa bàn Bình Dương đã có người dân tộc Stiêng, dân tộc Mạ
sinh sống. Khảo cổ học xác định điều đó qua các công trình khai quật di chỉ và phát hiện ra các công cụ bằng đá, sắt, đồng, dụng cụ bằng gốm... còn chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Phù Nam, Chân Lạp. Khi người Việt tới khai hoang, lập ấp các dân tộc này di cư dần lên phía Bắc (dân tộc Stiêng di cư về phía tây bắc, dân tộc Mạ di cư về phía đông bắc).
Sau nhiều lần sát nhập rồi lại tách ra, đến ngày 01/01/1997 Bình Dương chính thức được tái thành lập và phát triển mạnh mẽ cho đến ngày nay.
Trước năm 1975, cơ cấu kinh tế của tỉnh là nông nghiệp - công nghiệp -dịch vụ,
trong đó nông nghiệp là ngành kinh tế đóng vai trò chủ đạo. Công nghiệp gần như chưa phát triển, chỉ có một vài nhà máy xí nghiệp quốc doanh hoạt động. Các ngành thủ công nghiệp như: gốm sứ, sơn mài, điêu khắc là những ngành truyền thống có lịch sử phát triển lâu đời. Những làng nghề nổi tiếng như làng sơn mài Tương Bình Hiệp (Thủ Dầu Một), làng gốm sứ Tân Phước Khánh, Lái Thiêu, Chánh Nghĩa... thu hút một lượng lao động khá lớn.
Giai đoạn 1975 - 1985, là thời kỳ khôi phục kinh tế sau chiên tranh, cơ cấu kinh
tế của tỉnh là nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ. Nông nghiệp là ngành kinh tế chính, lao động tập trung chủ yếu trong ngành nông nghiệp, năng suất lao động thấp. Sản xuất nông nghiệp mang tính chất tự cung tự cấp, chủ yếu phát triển ngành trồng trọt với cơ cấu cây trồng đơn giản như cây rau màu, cây lương thực, cây ăn trái. Công nghiệp đóng góp một phần rất nhỏ trong GDP. Các ngành nghề truyền thống cũng bắt đầu được khôi phục và phát triển.
Giai đoạn 1986 -1996, nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế chính. Bắt đầu từ 1990
- 1996, cùng với việc thực hiện chính sách mở cửa, cơ cấu kinh tế của tỉnh có sự chuyển dịch sang: công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ.
Ngoài các ngành thủ công nghiệp truyền thống, công nghiệp chế biến bắt đầu phát triển. Tuy nhiên, chất lượng sản phẩm chưa cao nên khả năng cạnh tranh trên thị
trường kém. Giai đoạn này lao động vẫn tập trung cao trong ngành nông nghiệp. Lao động trong các ngành truyền thống không cao vì các làng nghề hầu như không hoạt động do không cạnh tranh được với hàng gôm sứ của Trung Quốc, hàng nhựa gia dụng của Thái Lan và Nhật Bản. Cơ cấu lao động năm 1996, công nghiệp: 23% - nông nghiệp: 60% - dịch vụ: 17%..
Giai đoạn từ 1997 - nay, các khu công nghiệp tập trung bắt đầu đi vào hoạt động, nền kinh tế Bình Dương phát triển nhanh, tốc độ tăng trưởng cao. Cơ cấu kinh tế của tỉnh là: Công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp. Trong đó, công nghịêp thực sự trở thành ngành kinh tế trọng yếu, thu hút nhiều lao động đặc biệt là ngành công nghiệp chế biến.
Đây cũng là giai đoạn hồi sinh của các ngành nghề truyền thống như: gốm sứ, sơn mài, điêu khắc, mây tre....Việc sử dụng qui trình công nghẹ mới trong các ngành nghề truyền thống đã tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao, có khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới. Sự phát triển của các ngành nghề truyền thông thu hút một lực lượng lớn lao động, góp phần nâng cao mức sống cho người dân.
Trong sản xuất nông nghiệp đã có những chuyển biến tích cực. Đó là sự thay đổi cơ cấu cây trồng, từ cây rau, màu, cây lương thực chuyển sang cây công nghiệp, cây ăn trái, chăn nuôi gia cầm gia súc... Đặc biệt sự phạt triển của mô hình kinh tế trang trại, chủ trương phát triển nông nghiệp gắn với công nghiệp chế biến tại chỗ đã nâng cao giá trị nông sản và góp phần giải quyết việc làm cho người lao động.
2.2.2.2.Dân cư, dân tộc
Dân số: Qui mô dân số trong tỉnh biến đổi do chịu ảnh hưởng trực tiếp của gia
tăng tự nhiên và gia tăng cơ giới. Khi chính thức tái thành lập vào 01/01/1997, dân số toàn tỉnh là 679 000 người, đến 2002 tăng lên 810 200 người. Trong 5 năm, tăng thêm 131 000 người, trung bình tăng 26 200 người/năm.
Gia tăng dân số: Mặc dù tỷ lệ gia tăng tự nhiên đã giảm từ 1,7% (1997) xuống còn 1,4% (2001), và còn 1,1% (2002). Nhưng do tỷ lệ gia tăng cơ học cao nên dân số trong tỉnh vẫn không ngừng gia tăng, trung bình khoảng 2,4% - 2,5%/năm. Dự báo dân số của tỉnh từ nay đến năm 2010 sẽ tăng thêm khoảng 208 000 người, trung bình mỗi năm tăng 26 000 người.
Kết cấu dân số: Nếu xét về kết cấu theo nhóm tuổi năm 2001, ta thấy dân số
Thành phần dân tộc: Cơ cấu thành phần dân tộc ương tỉnh khá đơn giản, người kinh chiếm đa số 96,7%, người Việt gốc Hoa chiếm 3%, dân tộc ít người chiếm tỷ lệ rất nhỏ chỉ khoảng 0,3% tập trung ở các huyện Phú Giáo, Dầu Tiếng.
Phân bố dân cư: Sự phân bố dân cư không đều giữa các huyện, thị ương tỉnh.
Mật độ dân số cao ở phía nam tỉnh như Thủ dầu Một, Dĩ An; Thuận An, đây là những huyện, thị tập trung nhiều khu công nghiệp và có tốc độ phát triển kinh tế nhanh. Chỉ riêng thị xã Thủ Dầu Một và hai huyện Dĩ An, Thuận An đã chiếm tới 49,4% dân số, với khoảng 8,6% diện tích toàn tỉnh.
Với tốc độ phát triển của các khu công nghiệp tập trung như hiện nay, nhiều thị trấn, thị xã mới sẽ hình thành ở phía Nam tỉnh. Ngược lại, ở phía bắc dân cư thưa thớt và phân bố không đều. Chỉ một số thị trấn Phước Khánh, Phước Vĩnh, Dầu Tiếng, dân cư tập trung đông hơn, còn những xã vùng sâu, vùng xa sẽ thưa hơn, chỉ dưới 100 người/kmP
2
P
.
với qua trình công nghiệp hoa nên tỷ lệ thị dân trong tỉnh tăng nhanh, từ 22,9% (1997) lên 30,3% (2002).
Năm 1997, tỷ lệ thị dân chiếm 22,9%, cao hơn mức trung bình cả nước (20%), nhưng còn thấp hơn mức trung bình của vùng kinh tế trọng điểm phía nam (55%). Đến năm 2002, tỷ lệ thị dân của toàn tỉnh chiếm 29,3% cao hơn cả nước (24,6%) là 4,7%. Do qua trình đô thị hóa diễn ra cùng đồng thời với qua trình CNH tương đối nhanh nên tỷ lệ thị dân của Bình Dương cao và tăng nhanh hơn so với cả nước.
Cơ cấu lao động theo lãnh thổ
Ở các huyện thị phát triền công nghiệp mạnh thì tỷ lệ thị dân cao và ngược lại. Tỷ lệ thị dân cao nhất tập trung ở thị xã Thủ Dầu Một chiếm 63,5% tổng dân số toàn thị xã và chiếm 42% tỷ lệ thị dân toàn tỉnh.
Tỷ lệ thị dân ở Dĩ An chiếm 36,6%, Thuận An chiếm 22,5%, thấp nhất ở Bến Cát tỷ lệ thị dân so với tổng số dân toàn huyện chỉ chiếm 9%, thấp hơn thị xã Thủ Dầu Một 7 lần.
2.2.2.3.Cơ sở hạ tầng kỹ thuật
Từ 1997 đến nay, tỉnh đã liên tục tăng cường, đầu tư vào việc xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, phát triển đô thị và các khu công nghiệp tập trung. Mạng lưới giao thông vận tải, điện, nước, thông tin liên lạc không ngừng được nâng cấp và mở rộng ở khắp nơi.
Về giao thông:
Đường bộ: Mạng lưới đường bộ của tỉnh gồm 1008 tuyến đường, với tổng chiều
dài: 4 203 686 km, đường ô tô đến được 100% số xã trong tỉnh. Trục giao thông huyết mạch quan trọng nhất của tỉnh là Quốc lộ 13 dài 61 552 km chạy qua nhiều khu công nghiệp, hiện nay đã và đang được nâng cấp, mở rộng lên 8 làn xe.
Tuyến đường bộ quan trọng thứ hai là: Quốc lộ 1A chạy qua tỉnh dài 3,7 km, là trục giao thông chính, đang được mở rộng lên 6-12 làn xe theo quy hoạch của nhà
nước. Ngoài ra, một số tuyến đường tỉnh quan trọng khác như: đường tỉnh 714, đường tỉnh 742, đường tỉnh 744, đường tỉnh 745, đường tỉnh 746...
Từ nay đến năm 2020, một số tuyến đường đã quy hoạch sẽ được mở thêm tạo