3.2.Dự báo nguồn lao động và sử dụng Bình Dương đến năm

Một phần của tài liệu nguồn lao động và sử dụng lao động ở tỉnh bình dương (Trang 86 - 91)

3.2.1.Dự báo về số lượng lao động

Căn cứ vào xu hướng gia tăng dân số của tỉnh ứong những năm vừa qua, với tốc độ gia tăng dân số thực tế là 2,5%/năm; trong đó, gia tăng cơ giới là 1,43%. Dự báo dân số toàn tình năm 2005 sẽ là 834 000 người, tỷ lệ thị dân chiếm khoảng 40%. Năm

2010, dân số toàn tỉnh sẽ là 1000 000 người, tỷ lệ thị dân chiếm khoảng 43%. Như vậy, dân số Bình Dương biến đổi không chỉ do gia tăng tự nhiên mà còn phụ thuộc vào gia tăng cơ giới.

Sự phát triển mạnh của công nghiệp và chính sách thu hút nhân tài đã thu hút lượng lớn lao động ngoại tỉnh. Dự báo nguồn lao động trong tình sẽ còn tiếp tục gia tăng nhanh trong khoảng 10 năm tới, trung bình khoảng l0000 người/năm.

3.2.2.Dự báo về chất lượng lao động

Hiện nay, tỉnh đã quy hoạch mạng lưới dạy nghề thời kỳ 2001 - 2010. Giai đoạn 2001 - 2005, tỉnh xây dựng Trường Kỹ Nghệ Bình Dương, Trường dạy nghề tại Thủ Dầu Một và sáu Trung tâm dạy nghề tại các huyện: Dĩ An, Tân Uyên, Bến Cát, Phú Giáo, Thuận An, Dầu Tiếng. Ngoài ra, trong tỉnh còn có một số cơ sở dạy nghề tư nhân khác.

báo năm 2005, có khoảng 3 570 - 4 000 lao động được đào tạo ngắn hạn nhằm giải quyết nhu cầu trước mắt. Đặc biệt, trong giai'đoạn từ nay đến năm 2005, tỉnh sẽ đào tạo nghề cho 83 700 người. Trong đó, đào tạo mới là 57 000 công nhân kỹ thuật và tái đào tạo 26 7000 công nhân kỹ thuật.

Với xu hướng phát triển các dự án đào tạo nghề như phân tích ở trên, chúng ta có cơ sở để dự báo rằng: Chất lượng nguồn lao động Bình Dương trong những năm tới sẽ có sự chuyển biến tích cực. Đội ngũ lao động có tay nghề, có trình độ chuyên môn kỹ thuật tại địa phương sẽ ngày một gia tăng.

Năm 2005, dự báo nhu cầu lao động có trình độ CMKT khoảng 13 000 -16 000 lao động. Trong khi khả năng đáp ứng của tỉnh khoảng 5 200 lao động, tức đạt 32,5% - 40% nhu cầu, tăng cao hơn so với hiện tại từ 22,5% - 30% (năm 2002 chỉ đáp ứng được 9% - 10%). Như vậy, đến năm 2005, tỷ lệ lao động nội tình có trình độ CMKT sẽ tăng lên khá nhanh nhưng vẫn chưa đủ nên cần có nguồn lao động ngoại tình bổ xung.

Dự báo lao động có chuyên môn kỹ thuật đến 2005 là 35% cao hơn hiện tại 19%; năm 2010 là 38%, cao hơn hiện tại 22%.

3.2.3.Dự báo sử dụng lao động đến 2010

Dự báo đến năm 2005, số lao động toàn tình là 438 000 người, chiếm 55,6% tổng dân số. Đến năm 2010, số lượng lao động là 550 000 người, chiếm 55% tổng dân số. Trong đó, lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật chiếm 22,5% (2005) và 35%

(2010).

Dự báo sử dụng lao động theo ngành

Trong thời gian tới, dự báo cơ cấu kinh tế của tình tiếp tục dịch chuyển theo hướng giảm dần tỷ trọng của nhóm ngành nông - lâm - ngư, tăng tỷ trọng của nhóm ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ. Dự báo cơ cấu kinh tế của tỉnh năm 2010 như sau: công nghiệp: 63,2%, dịch vụ: 28%, nông nghiệp: 8,8%.

Căn cứ vào mục tiêu phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2002 - 2010, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế như trên và những dự báo về nguồn lao động Bình Dương, xu hướng sử dụng lao động theo ngành sẽ có những thay đổi đáng kể.

Từ nay đến 2005, dự báo lao động công nghiệp có xu hướng tăng, chiếm khoảng 45% tổng lao động (2005). Đến giai đoạn 2005 - 2010, với chủ trương sử dụng quy trình công nghệ cao trong sản xuất công nghiệp, nhu cầu lao động phổ thông sẽ giảm nhanh. Vì vậy, dự báo lao động công nghiệp trong giai đoạn này có xu hướng giảm và còn khoảng 38,5% vào năm 2010. Lao động dịch vụ sẽ tăng nhanh từ 23% (2005) lên 36% (2010). Lao động nông nghiệp giảm từ 32% (2005) còn 25,5% (2010).

Như vậy, dự báo cơ cấu lao động Bình Dương sẽ thay đổi theo hướng của một nền kinh tế phát triển.

3.2.4.Dự báo khả năng giải quyết việc đến 2005

Dự báo tổng cung lao động năm 2Ò05 chỉ là 28 000 lao động. Trong khi tổng cầu lao động là 34 000 lao động. Cụ thể trong các ngành như sau: Công nghiệp - xây dựng: 20 000 lao động, dịch vụ: 8 000 lao động, nông nghiệp: 6000 lao động.

Như vậy, nguồn lao động nội tỉnh chỉ có thể đáp ứng được 82% chỗ làm việc. Trong đó, nhu cầu lao động trong ngành công nghiệp cao nhất chiếm 58% tổng nhu cầu, dịch vụ chiếm 24% và nông nghiệp thấp nhất chiếm 18%. Điều đó cho thấy khả năng phát triển của ngành công nghiệp và tình trạng thiếu hụt lao động của tỉnh trong hiện tại và tương lai.

Tuy nhiên, khi so sánh số lượng giữa tổng cung và cầu lao động trên địa bàn tỉnh năm 2005 ta thấy tồn tại mâu thuẫn: cung lao động nhỏ hơn cầu mà tình trạng thất nghiệp vẫn xảy ra (dự báo thất nghiệp năm 2005 là 3%). Lý do cung lao động về chất lượng chưa đáp ứng được yêu cầu tuyển dụng dẫn đến tình trạng "việc đi tìm người

mà người vẫn thất nghiệp". Vì vậy; thất nghiệp ở Bình Dương chủ yếu là tình trạng thất nghiệp thất nghiệp cơ cấu.

Một phần của tài liệu nguồn lao động và sử dụng lao động ở tỉnh bình dương (Trang 86 - 91)