3.1.Những căn cứ để dự báo

Một phần của tài liệu nguồn lao động và sử dụng lao động ở tỉnh bình dương (Trang 85 - 86)

3.1.1.Mục tiêu phát triển kinh tế

Từ nay đến 2010, Bình Dương tiếp tục đẩy mạnh qua trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao hơn nữa tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ trong GDP của tỉnh. Tỉnh đặc biệt chú trọng đến việc sử dụng quy trình công nghệ cao, cả trong sản xuất công nghiệp và các ngành nghề truyền thống.

Đến nay, ngành công nghiệp giữ vai trò chủ đạo của tỉnh vẫn là công nghiệp chế biến. Lao động trong ngành công nghiệp chế biến chiếm tới 99% tổng lao động công nghiệp toàn tỉnh.

Ngoài ra, một số ngành công nghiệp được ưu tiên phát triển từ nay đến 2010 là: công nghiệp hóa chất, công nghiệp dệt và da giày, công nghiệp chế tạo máy và gia công kim loại và một số ngành nghề truyền thống như: gốm sứ, sơn mài...

Song song với việc thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp, tỉnh vẫn chú ừọng đầu tư cho nông nghiệp. Trong những năm tới, tỉnh chú trọng vào việc phát triển kinh tế nông thôn theo xu hướng kết hợp giữa trồng trọt, chăn nuôi với công nghiệp chế biến tại chỗ, để vừa nâng cao giá trị nông sản vừa tiến hành công nghiệp hóa nông thôn và giải quyết việc làm cho người lao động.

Tỉnh đã chủ trương tranh thủ ngoại lực bằng cách kêu gọi các dự án đầu tư trong và ngoài nước vào lĩnh vực nông nghiệp. Nhiều dự án đầu tư lớn có quy trình công nghệ khép kín như: Công ty sữa Foremost, Công ty Nông Lâm Đài Loan, Đài Việt, Công ty chế biến trái cây, trại Hòa Bình, trại Thành Công... với các dây chuyền chế biến thịt heo, thịt bò, nước trái cây... hiện nay đang hoạt động rất hiệu qua, là cơ sở để tỉnh tiếp tục thu hút và kêu gọi đầu tư vào lĩnh vực này.

Trong thời gian tới, tỉnh chú trọng phát triển các dịch vụ công nghiệp, du lịch, giao thông, thương mại... nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào thành phố Hồ Chí Minh và

nâng cao vai trò của ngành dịch vụ trong nền kinh tế.

3.1.2.Mục tiêu giải quyết việc làm

Những năm gần đây, khi thực trạng cung cầu lao động trong tình có những mâu thuẫn, những bất cập chưa giải quyết được thì mục tiêu giải quyết việc làm cũng được các cấp lãnh đạo tỉnh đặc biệt quan tâm song song với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Mục tiêu giải quyết việc làm trong giai đoạn 2001 -2010 là:

- Tạo ra nhiều việc làm mới và đảm bảo việc làm cho người lao động.

- Thực hiện các biện pháp hỗ trợ giúp người thất nghiệp nhanh chóng có được việc làm. Người thiếu việc làm hoặc việc làm hiệu qua thấp sẽ có được việc làm đầy đủ và có hiệu qua cao hơn, nhằm tiến tới mục tiêu việc làm đầy đủ và tự do lựa chọn.

- Giải quyết hợp lý mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với giải quyết việc làm cho người lao động, góp phần thực hiện công bằng và tiến bộ xã hội.

Đến năm 2010, cơ cấu kinh tế của tính sẽ là: Công nghiệp - Dịch vụ -nông nghiệp với tỷ trọng tương ứng: 63,2% - 28 - 8,8%và cơ cấu lao động là: 45% - 23% - 32%.

Với sự phát triển nguồn lao động như đã dự báo, mục tiêu giải quyết việc làm của tình từ nay đến 2010 như sau:

- Hàng năm giải quyết cho số lao động từ 23 000 - 24 000 lao động.

- Giảm tỷ lệ thất nghiệp từ 4,2%(2002) xuống 3%(2005) và còn 2,8% (2010). - Giữ vững tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn trên 95%. Phấn đấu đạt khoảng 96% (2005) và khoảng 97%(2010).

- Tăng tỷ lệ lao động có trình độ CMKT lên từ 35 - 40% vào năm 2010.

Một phần của tài liệu nguồn lao động và sử dụng lao động ở tỉnh bình dương (Trang 85 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)